Một phân tử ADN ban đầu tự nhân đôi 4 lần thì thứ được bao nhiêu ADN con

Thảo luận cho bài: Xác đinh số phân tử ADN và sỗ chuỗi polinucleotit được tạo ra trong quá trình nhân đôi

Bài viết cùng chuyên mục

  • Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

  • Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

  • Đề cương chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị

  • Điều hòa hoạt động gen

  • Tính số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi

  • Tính số đoạn mồi và đoạn Okazaki xuất hiện trong nhân đôi

  • Xác định số liên kết hidro và liên kết hóa trị được hình thành và bị phá hủy trong nhân đôi

  • Các dạng toán thường gặp trong bài toán có liên quan đến đột biến gen

Show

Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:


Câu 14861 Vận dụng

Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:


Đáp án đúng: d


Phương pháp giải

Mỗi phân tử ADN qua 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con.

ADN và bản chất của gen --- Xem chi tiết

...

Một phân tử ADN trong 1 lần nhân đôi xác định được có 4 đơn vị tái bản với tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Nếu trong quá trình nhân đôi tổng hợp 3654 đoạn ARN mồi thì phân tử ADN nhân đôi bao nhiêu lần?


Câu 49307 Vận dụng

Một phân tử ADN trong 1 lần nhân đôi xác định được có 4 đơn vị tái bản với tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Nếu trong quá trình nhân đôi tổng hợp 3654 đoạn ARN mồi thì phân tử ADN nhân đôi bao nhiêu lần?


Đáp án đúng: a


Phương pháp giải

  • Tính số đoạn mồi cần cho 1 phân tử ADN nhân đôi
  • Số lần nhân đôi

Phương pháp giải các dạng bài tập về quá trình nhân đôi ADN --- Xem chi tiết

...

Bài tập nhân đôi ADN có đáp án chi tiết

Một phân tử ADN ban đầu tự nhân đôi 4 lần thì thứ được bao nhiêu ADN con

PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC DẠNG BÀI TẬP NHÂN ĐÔI ADN

Bài 1. Một phân tử ADN nhân đôi 5 lần. Hãy xác định: a. Số phân tử ADN được tạo ra. b. Trong số các phân tử ADN được tạo ra, có bao nhiêu phân tử mang 1 mạch của ADN ban đầu? c. Số phân tử ADN được cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.

Lời giải chi tiết:

Công thức giải nhanh:

Một phân tử ADN tiến hành nhân đôi k lần thì:

-Số phân tử ADN được tạo ra = 2k.

-Số phân tử ADN có cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường = số phân tử ADN được tạo ra-2 = 2k- 2.

-Số nuclêôtit mỗi loại cần cung cấp = số nuclêôtit loại đó´(2k-l)

Amt= Tmt= Aạdn´(2k-1);Gmt=Xmt=Gadn´(2k- 1).

Chứng minh:

a)Số phân tử ADN có cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường = 2k- 2.

Vì quá trình nhân đôiADNdiễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên 2 mạch của ADN ban đầu luôn đi vào 2 ADN con. Do đó, luôn có 2 phân tử ADN có chứa một mạch cũ và một mạch mới.

→Số phân tử ADN hoàn toàn mới = 2k- 2.

b)Số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp =Aadn´(2k- 1).

-Nhân đôi k lần thì tạo ra 2kADN. Do đó, tổng số nuclêôtit loại A của các ADN = 2k´A.

-Ban đầu chỉ có 1 ADN cho nên số nuclêôtit loại A mà ban đầu có là A.

→Số nuclêôtit môi trường cung cấp = tổng số nuclêôtit được tạo ra - số nuclêôtit ban đầu = 2k´A-A=A´(2k- 1).

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

  1. Phân tử ADN nhân đôi 5 lần thí sẽ tạo ra số phân tử ADN = 25= 32.
  2. Vì quátrìnhnhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên trong số các phân tử ADN con luôn có 2 phân tử ADN mang một mạch của ADN ban đầu = 2.
  3. Số phân tử ADN được cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường:

2k- 2 = 25- 2 = = 32-2 = 30.

Bài tập vận dụng:

Một phân tử ADN có tổng số 20000 nuclêôtit và có 20% số nuclêôtit loại A. Phân tử ADN này nhân đôi 4 lần. Hãy xác định:

  1. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.
  2. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
  3. Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.

Lời giải chi tiết:

  1. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.

A= T = 20%´20000 = 4000; G = X = 30%´20000 = 6000.

  1. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi.

Amt= Tmt= AADN´(2k- 1) = 4000´(24- 1) = 60000.

Gmt=Xmt=GADN´(2k- 1) = 6000´(24- 1) = 90000.

  1. Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.

= 2k- 2 = 24-2 = 14 (phân tử).

Bài 2. Một phân tử ADN nhân đôi 3 lần đã cần môi trường cung cấp 28000 nuclêôtit loại A và 42000 nuclêôtit loại G. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen.

Lời giải chi tiết:

Công thức giải nhanh:

- Một gen nhân đôi k lần đã cần môi trường cung cấp x nuclêôtit loại A thì số nuclêôtit loại A của gen là =$\frac{\operatorname{x}}{{{2}^{k}}-1}$.

- Một gen nhân đôi k lần đã cần môi trường cung cấp y nuclêôtit loại G thì số nuclêôtit loại G của gen là =$\frac{\operatorname{y}}{{{2}^{k}}-1}$.

Chứng minh:

ADN nhân đôi k lần thì số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp = AADN´(2k– 1)

→Số nuclêôtit loại A của ADN = $\frac{\operatorname{x}}{{{2}^{k}}-1}$.

Tương tự, số nuclêôtit loại G = $\frac{\operatorname{y}}{{{2}^{k}}-1}$.

Vận dụng:

Ở bài này, x = 28000; y = 42000; và k = 3.

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

Số nuclêôtit loại A của ADN = $\frac{\operatorname{x}}{{{2}^{k}}-1}=\frac{28000}{{{2}^{3}}-1}=\frac{28000}{7}=4000$.

Số nuclêôtit loại G của ADN = $\frac{42000}{{{2}^{3}}-1}=\frac{42000}{7}=6000$.

Bài tập vận dụng:

Một gen nhân đôi 4 lần đã cần môi trường cung cấp 9000 nuclêôtit loại A và 13500 nuclêôtit loại X. Hãy xác định tổng số liên kết hiđrô của gen.

Cách tính:

Ở bài này, x = 9000, y = 13500 và k = 4.

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

Số nuclêôtit loại A củagen = $\frac{9000}{{{2}^{4}}-1}=\frac{9000}{15}=600$.

Số nuclêôtit loại G củagen = $\frac{13500}{{{2}^{4}}-1}=\frac{13500}{15}=900$.

→Tổng liên kết hiđrô củagen= 2A + 3G = 2´600 + 3´900 = 3900.

Bài 3. Một phân tử ADN có N15, tiến hành nhân đôi 5 lần trong môi trường chỉ có N14. Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ N14?

Lời giải chi tiết:

Công thức giải nhanh:

Có a phân tử ADN được đánh dấu N15tiến hành nhân đôi k lần trong môi trưừng chỉ có N14thì số phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ N14là = a´(2k- 2).

Chứng minh:

-Vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên ban đầu có a phân tử ADN thì sẽ có số mạch ADN chứa N15= 2a→Số phân tử ADN có chứa mạch cũ (chứa N15) = 2a.

-Sau khi nhân đôi k lần thì sẽ tạo ra số phân tử ADN = a.2kphân tử.

→Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ N14(từ nguyên liệu môi trường) = tổng số ADN - số phân tử ADN có N15= a.2k- 2a =aX (2k- 2).

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

Số phân tử ADN chỉ có N14= l´(25- 2) = 30.

Bài tập vận dụng:

Bài tập1: Có 5 phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tử N15, tiến hành nhân đôi 2 lần trong môi trường chỉ có N14. Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ N14?

Cách tính:

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có: số ADN chỉ có N14= 5´(22- 2) = 15.

Bài tập 2:Có 10 phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tử N14, tiến hành nhân đôi 5 lân trong môi trường chỉ có N15. Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ được câu tạo từN15?

Cách tính: Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

Số phân tử ADN chỉ có N15= 10´(25- 2) = 300.

Bài 4. Một phân tử ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit có N15nhân đôi 3 lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15và tiếp tục tiến hành nhân đôi 5 lần. Hãy xác định:

a)Có bao nhiêu phân tử ADN có N14?

b)Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ có N15?

Lời giải chi tiết:

Công thức giải nhanh:

Mộtphân tử ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit có N15nhân đôi m lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15và tiếp tục tiến hành nhân đôi n lần thì số phân tử ADN có N14= 2m+1- 2. Số phân tử ADN chỉ có N15= tổng số phân tử ADN con - tổng số phân tử ADN có N14= 2m+n- (2m+1- 2) = 2m+n+ 2 - 2m+1.

Chứng minh:

a)Số phân tử ADN có N14= 2m+1- 2.

-Ở m lần nhân đôi trong môi trường có N14, số phân tử ADN được tạo ra là 2m.

-Trong tổng số 2mphân tử ADN này, có 2 mạch phân tử có N15và số mạch

phân tửADN cóN14= 2´2m-2 = 2m+l- 2.

b)Số phân tử chỉ chứa N15= 2m+n+2 – 2m+1.

-Ở n lần nhân đôi tiếp theo trong môi trường có N15, số phân tử ADN được tạo ra là 2m´2n= 2m+nphân tử.

-Tổng số ADN chỉ có N15= 2m+n– (2m+1– 2) = 2m+n+2 – 2m+1.

Áp dụng công thức giải nhanh ta có:

a)Số phân tử ADN có N14=2m+l– 2= 23+1– 2 = 14 phân tử.

b)Số phân tử ADN chỉ có:

N15= 2m+n+ 2 – 2m+1= 23+5+ 2 – 23+1= 28+ 2 – 24= 242

Bài tập vận dụng:

Một phân tử ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit có N15nhân đôi 2 lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15và tiếp tục tiến hành nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:

a)Có bao nhiêu phân tử ADN có N14?

b)Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ có N15?

Cách tính:

Áp dụng công thức giải nhanh ta có:

a)Số phân tử ADN có N14= 2m+1- 2 = 22+l- 2 = 6 phân tử.

b)Số phân tử ADN chỉ có: N15= 2m+n+ 2 – 2m+1= 22+3+ 2 – 22+1= 25+ 2 - 23= 26.

Bài 5. Có 10 phân tử ADN được cấu tạo từ N15tiến hành nhân đôi 2 lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15và tiếp tục tiến hành nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:

a)Số phân tử ADN có N14là bao nhiêu?

b)Số phân tử ADN chỉ có N15là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết:

Công thức giải nhanh:

Có a phân tử ADN được cấu tạo từ N15tiến hành nhân đôi m lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15và tiếp tục tiến hành nhân đôi n lần thì số phân tử ADN có N14= a´(2m+1- 2); Số phân tử chỉ có N15= a´(2m+n+ 2 – 2m+1).

Chứng minh:

a)Số phân tử ADN có N14= a´(2m+1- 2).

-Ở m lần nhân đôi trong môi trường có N14, số phân tử ADN được tạo ra là a´2m.

-Trong tổng số a´2mphân tử ADN này, có số mạch phân tử ADN chứa N15là 2a; Số mạch phân tử ADN có N14= 2a´2m- 2a = a(2m+1- 2).

b)Số phân tử chỉ chứa N15= a´(2m+n+ 2 - 2m+1).

-Ở n lần nhân đôi tiếp theo trong môi trường có N15, số phân tử ADN được tạo ra là

a´2m´2n= a´2m+nphân tử.

-Tống số ADN chỉ được cấu tạo từ:

N15= a´2m+n- a´(2m+1– 2) = a´(2m+n+2 – 2m+1).

Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:

a)Số phân tửADNcó N14= a´(2m+1- 2) =10´(22+1- 2) = 60 phân tử.

b)Số phân tử có N15= a´(2m+n+ 2 – 2m+l) = 10´(22+3+ 2 - 22+l) = 260 phân tử.

Bài tập vận dụng:

Có 5 phân tử ADN được cấu tạo từ N15tiến hành nhân đôi 3 lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15và tiếp tục tiến hành nhân đôi 5 lần. Hãy xác định:

a)Số phân từ ADN có N14là bao nhiêu?

b)Số phân tử ADN chỉ có N15là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết:

Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:

a)Số phân tử ADN có N14= a´(2m+1— 2) = 5´(23+l- 2) = 70 phân tử.

b)Số phân tử có N15= a´(2m+n+ 2 -2m+l) = 5´(23+5+ 2 - 23+l) = 1210 phân tử.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Lý thuyết Sinh Học Lớp 12

CHƯƠNG 1 CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

  • A.1. GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN

    • A.2. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

      • A.3. ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ

        • A.4. QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ

          • A.5. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN

            • A.6. ĐỘT BIẾN GEN

              • A.7. NHIỄM SẮC THỂ

                • A.8. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

                  • A.9. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

                    CHƯƠNG 2 TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

                    • B.1. QUY LUẬT DI TRUYỀN MENDEN

                      • B.2. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN

                        • B.3. QUY LUẬT DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GEN

                          • B.4. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH

                            • B.5. QUY LUẬT DI TRUYỀN NGOÀI NST

                              • B.6. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN CỦA KIỂU GEN

                                CHƯƠNG 3 DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

                                • C.1. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

                                  CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

                                  • D.1. TẠO GIỐNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

                                    • D.2. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN BIẾN DỊ TỔ HỢP

                                      • D.3. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN

                                        • D.4. TẠO GIỐNG BẰNG CỘNG NGHỆ GEN

                                          • D.5. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

                                            CHƯƠNG 5 DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

                                            • E.1. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

                                              CHƯƠNG 6: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

                                              • F.1. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

                                                CHƯƠNG 7 SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG

                                                • G.1. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG

                                                  CHƯƠNG 8 CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

                                                  • H.1. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

                                                    • H.2. QUẦN THỂ SINH VẬT

                                                      • H.3. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

                                                        CHƯƠNG 9 QUẦN XÃ SINH VẬT

                                                        • I.1. QUẦN XÃ SINH VẬT

                                                          • I.2. DIỄN THẾ SINH THÁI

                                                            CHƯƠNG 10 HỆ SINH THÁI SINH QUYỀN

                                                            • J.1. HỆ SINH THÁI

                                                              • J.2. CHU TRÌNH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN

                                                                LuyenTap247.com

                                                                Học mọi lúc mọi nơi với Luyện Tập 247

                                                                © 2021 All Rights Reserved.

                                                                Tổng ôn Lý Thuyết

                                                                Câu hỏi ôn tập

                                                                Luyện Tập 247 Back to Top

                                                                I. Quá trình tự nhân đôi ADN

                                                                1. Thời điểm và vị trí

                                                                – Thời điểm: Xảy ra pha S của chu kỳ trung gian của chu kì tế bào (ADN trong nhân của sinh vật nhân thực) hoặc ngoài tế bào chất (ADN ngoài nhân) để chuẩn bị cho phân chia tế bào.

                                                                – Vị trí: Trong nhân tế bào đối với sinh vật nhân thực và vùng nhân tế bào đối với sinh vật nhân sơ.

                                                                2. Thành phần tham gia

                                                                - ADN khuôn (ADN mẹ)

                                                                -Các nu tự do A, T, G, X

                                                                -Năng lượng: ATP

                                                                -Hệ enzim:

                                                                #

                                                                Enzim tham gia

                                                                Chức năng

                                                                1 Tháo xoắn – Dãn xoắn và tách hai mạch kép của AND để lộ hai mạch đơn
                                                                2 ARN polimeraza – Tổng hợp đoạn mồi ARN bổ sung với mạch khuôn
                                                                3 ADN polimeraza – Gắn các nucleotit tự do ngoài môi trường vào liên kết với các nucleotit trong mạch khuôn để tổng hợp mạch mới hoàn chỉnh theo chiều 5’ – 3’
                                                                4 Ligaza – Nối các đoạn Okazaki thành mạch mới hoàn chỉnh

                                                                3. Nguyên tắc nhân đôi

                                                                -Nguyên tắc bổ sung: một nucleotit trên mạch khuôn của gen liên kết bổ sung với một nucleotit trong môi trường nội bào bằng liên kết hidro (A-T bằng 2 liên kết; G-X bằng 3 liên kết).

                                                                - Nguyên tắc bán bảo tồn: phân tử ADN con có một mạch mới từ nguyên liệu môi trường nội bào và một mạch cũ là của ADN mẹ).

                                                                4. Các bước của cơ chế tự sao

                                                                - Tháo xoắn phân tử ADN

                                                                Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.

                                                                - Tổng hợp mạch ADN mới

                                                                ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ → 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).

                                                                Do ADN chỉ gắn được nucleotit vào mạch mới khi có đầu 3’OH nên:

                                                                + Trên mạch mã gốc (3’ → 5’) mạch mới được tổng liên tục.

                                                                + Trên mạch bổ sung (5’ → 3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối.

                                                                - Hai phân tử ADN mới được tạo thành

                                                                Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).

                                                                Kết quả: từ 1 ADN mẹ ban đầu qua quá trình nhân đôi tạo 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ.

                                                                5. Kết quả

                                                                – Từ 1 phân tử ADN mẹ ban đầu → tự sao 1 lần → 2 ADN con.

                                                                – 2 ADN con giống hệ nhau và giống ADN mẹ ban đầu.

                                                                – ADN con có 1 mạch đơn mới với 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ.

                                                                Lưu ý:

                                                                – Có sự khác biệt trong cơ chế nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ

                                                                + Hệ gen: Sinh vật nhân thực có hệ gen lớn và phức tạp hơn → Có nhiều điểm tái bản khác nhau (nhiều đơn vị tái bản). Ởsinh vật nhân sơchỉ chỉ xảy ra tạimột điểm (đơn vị tái bản).

                                                                + Tốc độ: Sinh vật nhân sơ có tốc độ nhân đôi lớn hơn

                                                                + Hệ enzym: Sinh vật nhân thực phức tạp hơn

                                                                6. Những đặc điểm quan trọng cần chú ý với quá trình nhân đôi AND

                                                                - Về cơ bản, sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực gần giống với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, chỉ khác biệt ở một số điểm cơ bản sau:

                                                                + Sự nhân đôi ADN diễn ra đồng thời ở nhiều đơn vị nhân đôi trên cùng một phân tử ADN.

                                                                + Hệ enzim tham gia phức tạp hơn.

                                                                - Trong quá trình nhân đôi, trên mỗi phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn. Nếu tính trên cả phân tử thì mạch nào cũng được tổng hợp gián đoạn (đầu này gián đoạn, đầu kia liên tục).

                                                                - Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Do đó từ 1 phân tử, sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra được 2kADN, trong đó có hai phân tử chứa một mạch ADN của mẹ đầu tiên.