Một số nguyên nhân gây ra lũ lụt

Có thể nói thế giới thật nhỏ bé, yếu đuối, mong manh trước sự trỗi dậy của “ mẹ thiên nhiên”. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ lụt ập tới gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế thậm chí là mạng sống của con người, động vật. Đó như lời cảnh cáo của mẹ thiên nhiên yêu cầu con người cần có sự chung sống hòa bình, biết giữ gìn bảo vệ môi trường, thiên nhiên trái đất.

Lũ là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết với tốc độ cao mang tính chất bất ngờ, có khả năng cuốn trôi các vật cản trên đường nó đi qua như nhà cửa, vật nuôi, tài sản, con người...Còn lũ là hiện tượng một vùng đất bị ngập nước trong một khoảng thời gian nhất định, do nước không có chỗ thoát hoặc do nước lũ quá nhiều khiến vỡ đê. Vì vậy, lũ lụt được hiểu đơn giản là hiện tượng mực nước dòng chảy trên sông, hồ quá lớn vượt mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, tràn đê, vỡ đê. Mưa lớn và kéo dài ( do bão lớn) là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngoài ra ở vùng đồng bằng cụ thể là cửa sông tiếp giáp với biển triều cường hay do sự tác động của con người như chặt- tàn phá khai tác tài nguyên  rừng bừa bãi cũng là một nguyên nhân gây ra lũ quét trên vùng núi và xói mòn đất.

    

Một số nguyên nhân gây ra lũ lụt

                                

  Trích ảnh: Nguồn Internet

 Mới đây, tổ chức Christian Aid đã tính toán thiệt hại do thảm họa thiên nhiên gây ra năm 2021 đã khiến ít nhất 1.075 người thiệt mạng, 1.3 triệu người phải sơ tán gây tổn hại khoảng 170 tỷ USD, cao hơn 20 tỷ USD so với năm 2020 trong đó trận lũ đầu tháng 9 tại New York làm thiệt hại 65 tỷ USD, thứ hai là trận lũ lớn ở Châu Âu vào tháng 7 ảnh hưởng tới Đức, Bỉ và các quốc gia lân cận gây tổn thất 43 tỷ USD... Hay trận hồng thủy ở miền Nam Trung Quốc gây ra bởi những cơn mưa dai dẳng kéo dài 30 ngày...

Trích ảnh: Nguồn Internet

Còn tại Việt Nam chúng ta, thì phải kể đến khúc ruột miền Trung nơi quanh năm vật vã với sự khắc nghiệt của thời tiết, liên tiếp hứng chịu những cơn bão, những trận lũ lụt tàn khốc. Đồng bằng ở miền Trung rất hẹp do dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển. Đa số các sông đều ngắn, có độ dốc lớn và lưu vực thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống nhanh. Bên cạnh đó  các cửa sông hay bị bồi lấp khiến việc thoát lũ gặp cản trở. Sông ngòi thì không có hệ thống đê ngăn lũ, không có các hồ chứa nước ở thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng gây ra ngập úng cho các khu đông dân cư ở hai bên sông. Sau các trận lũ lụt nhiều gia đình con mất cha mất mẹ, bố mẹ mất con cái, biết bao cảnh người rơi vào sự cô đơn, lạc lõng, rồi bao nhiêu tích góp trong sự lam lũ mồ hôi nước mắt ấy cũng cuốn trôi theo dòng lũ vô tình, trở thành những người tay trắng nợ nần bủa vây. Nước mắt khóc chưa kịp khô thì lại phải đón nhận những cơn lũ càn quét khác. Ruộng đồng, hoa màu bị nước lũ nhấn chìm không còn sự sống. Nơi nơi là sự cô lập, kinh tế thì trì trệ. Tang thương chùm tang thương.

     

                                          

Trích ảnh: nguồn báo dân tộc và phát triển                              

Ngoài những hậu quả mà lũ gây ra về người, cơ sở hạ tầng, kinh tế địa phương đất nước giảm sút, thì lũ lụt còn để lại hậu quả về ô nhiễm nguồn nước trầm trọng trực tiếp dẫn đến các bệnh truyền nhiễm lây lan, thiếu nước sạch để sinh hoạt ,sản xuất.

Trích ảnh:  nguồn VietnamPlus

Nhờ vào nghiệp vụ chuyên môn, nỗ lực không ngừng học hỏi hợp tác trao đổi với các tổ chức thế giới, cùng các thiết bị tân tiến, sự kết nối thông tin giữa các trạm quan trắc được tăng cường, mà ngành khí tượng thủy văn nước ta đã thu thập đầy đủ và chính xác hơn các số liệu phục vụ cho việc cảnh báo, dự báo những biến động hiểm họa thiên tai do thời tiết gây ra. Đồng thời kết hợp cùng các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai, các phương tiện truyền thông đại chúng được nâng cấp, mà các bản tin dự báo đã đưa đến các vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai một cách kịp thời chi tiết, để địa phương đó có những biện pháp ứng phó chuẩn bị như: sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, gia cố- xây dựng đê điều,di chuyển tàu thuyền về nơi an toàn, chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cứu nạn- thuốc chữa bệnh, chuẩn bị lương thực- thực phẩm , bảo vệ- chuẩn bị nguồn nước sinh hoạt... Bên cạnh đó người dân sống trong khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt nên có phao cứu sinh và những ngôi nhà tự sáng chế theo dạng phao nổi đặt phía dưới để nước lũ dâng tới đâu thì phao nâng đẩy ngôi nhà cao hơn mặt nước nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản.

Từ những hình ảnh về các trận lũ lụt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã cho em thấy rõ những hậu quả nặng nề mà nó gây ra thật đầy đau thương và mất mát. Qua đây, em muốn gửi tới toàn thể nhân loại trên thế giới: “chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường trái đất thật xanh- sạch, đừng vì những lợi ích nhất thời trước mắt mà tàn phá – khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi để tự tay bóp chết nguồn sống của bản thân- gia đình”. Và em xin gửi lời cảm ơn trân thành tới những nhân viên của khí tượng thủy văn luôn thầm lặng quan sát cảnh báo tới người dân kịp thời.

Trương Ngọc Đan Chi

Hàng năm ở nước ta, các tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ lại phải hứng chịu những trận lũ lụt lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Vậy bạn có biết lũ lụt là gì, chúng bắt nguồn từ đâu và được hình thành như thế nào? Hãy cùng Kiến Thức 24h tìm hiểu một số thông tin về lũ lụt trong bài này.
 


 

Lũ lụt là hiện tượng gì?

Lũ lụt thực chất là một từ ghép, được tạo thành bởi hai từ đơn chỉ hai loại hiện tượng khác nhau là lũ và lụt. Có rất nhiều người trong số chúng ta vẫn còn hiểu sai nghĩa của lũ, lụt, lũ lụt và do đó dùng sai các từ này. Thực ra chỉ khi nào cả lũ và lụt cùng xảy ra một lúc thì đó mới được gọi là hiện tượng lũ lụt. Còn nếu như những hiện tượng này xảy ra riêng rẽ thì chúng ta sẽ gọi riêng chúng là lũ và lụt.

► : Là hiện tượng nước chảy với tốc độ dòng chảy lớn, nước chảy xiết, có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối, ruộng vườn,….Do lượng nước ít và tốc độ chảy cao nên thời gian lũ xảy ra rất nhanh và có tính bất ngờ. Lũ thường xảy ra ở trên các vùng núi cao do địa hình đồi dốc khiến nước chảy nhanh xuống khu vực thấp hơn.
 


 

► Lụt: là hiện tượng nước ngập trên một vùng đất trong thời gian dài. Hiện tượng này xảy ra do một lượng nước lớn không có chỗ thoát đi hay thoát không kịp nên đọng lại tại các vùng trũng, từ đó tạo ra ngập lụt ở các khu vực này. Do đặc tính cơ bản của nước là chảy từ cao xuống thấp nên lụt thường xảy ra ở các vùng trũng của khu vực trung du và đồng bằng.
 


 

► Lũ lụt: là hiện tượng xảy ra khi có cả hai yếu tố lũ và lụt. Nếu một dòng lũ với khối lượng nước khổng lồ chảy xuống, gây ngập lụt cho khu vực mà chúng đi qua trong thời gian dài hoặc ở vùng đồng bằng bị ngập lụt mà dòng nước chảy rất xiết thì chúng ta có thể gọi các tình trạng này là lũ lụt.

Như vậy đặc điểm chính để phân biệt lũ và lụt là tốc độ dòng chảy và thời gian ngập. Với lũ, tốc độ dòng chảy rất nhanh, mạnh nhưng thời gian ngập lại ngắn. Với lụt, tốc độ dòng chảy rất chậm, yếu nhưng thời gian ngập lại khá lâu,

Ngoài lũ thông thường, các chuyên gia còn phân loại thêm hai dạng lũ khác là lũ ống và lũ quét. Nhiều người vẫn thường nhầm tưởng hai hiện tượng này là một nhưng thực chất chúng lại có sự khác nhau khá rõ rệt.

► Lũ ống: Là hiện tượng khi nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp và gặp nơi có địa hình khép kín, chỉ thông với bên ngoài bằng các hang, khe hoặc suối nhỏ, hẹp có dạng hình ống (nguồn gốc cho tên gọi lũ ống). Lúc này khi nước đổ về nhiều, do đường thoát nước bị co hẹp lại, dòng nước sẽ tụ lại ở miệng ống và không thoát kịp. Trong khi ở phần trên, nước ngập và dâng lên rất nhanh thì ở phần dưới, dòng nước thoát ra với sức mạnh khủng khiếp tàn phá mọi thứ trên đường đi của chúng.
 


 

► Lũ quét: Là hiện tượng xảy ra khi một khối nước khổng lồ chảy nhanh từ cao xuống thấp, quét sạch mọi thứ trên đường đi của chúng. Sức mạnh của lũ quét được hình thành nhờ vào khối lượng nước, độ dốc của địa hình và số lượng vật cản (ở những vùng đồi núi có cây cối bị chặt phá, lũ quét sẽ hình thành dễ dàng với sức mạnh khủng khiếp hơn rất nhiều). Đặc điểm chính để phân biệt lũ quét với lũ thông thường là thời gian duy trì (thời gian xảy ra một trận lũ quét ít hơn 6 giờ đồng hồ).
 


 

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng lũ lụt:

- Do mưa lớn kéo dài: Những cơn mưa lớn trong thời gian dài sẽ trút xuống một lượng nước khổng lồ. Nếu ở trên các khu vực đồi núi chúng sẽ có thể tạo ra lũ. Còn ở khu vực đồng bằng chúng sẽ gây ngập lụt.

- Do các cơn bão mạnh: Những cơn bão thường đi kèm với mưa lớn và do đó cũng là nguyên nhân gây ra lũ, lụt. Bên cạnh đó các cơn bão thường có tỷ lệ tạo ra lũ quét cao hơn so với mưa.

- Thủy triều: Khi hiện tượng triều cường (thủy triều dâng tới điểm cao nhất) xảy ra, nước có thể tràn qua các con đê, đập và từ đó tạo ra ngập lụt.

- Sóng thần: Những cơn sóng thần ập vào đất liền sẽ gây ra tình trạng lụt cho các khu vực ven biển.

- Các thảm họa khác: Vỡ đê, động đất hay núi lửa phun trào,…cũng là một số nguyên nhân có thể gây ra ngập lụt.

- Do con người: Chặt phá rừng là nguyên nhân dẫn tới lũ lụt, lũ quét. Xả lũ đê, đập, hồ thủy điện; kênh đào và đường ống dẫn nước bị vỡ; xây dựng nhà cửa thiếu quy hoạch là nguyên nhân dẫn tới ngập lụt ở các thành phố.
 


 

Ở nước ta lũ lụt thường xảy ra vào khi nào?

Ở nước ta, lũ lụt xảy ra chủ yếu tại hai khu vực là vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Trung Bộ. Nguyên nhân chính gây ra lũ lụt là do các trận mưa lớn. Thời gian xảy ra lũ lụt cụ thể như sau:

► Tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, lũ thường xảy ra tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.

► Ở khu vực miền Trung kéo dài từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, lũ thường xảy ra trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.

Tên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bạn đọc giải đáp những băn khoăn và trả lời cho câu hỏi: Lũ lụt là gì? Tại sao xảy ra hiện tượng lũ lụt? Dù đã có sự chuẩn bị đề phòng nhưng mỗi năm, những trận lũ quét, lũ ống ở nước ta vẫn gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng và của cải. Do đó làm thế nào để đối phó hiệu quả với lũ lụt vẫn đang là một bài toán khó khăn đối với cả chính quyền và người dân nước ta.