Mùa dịch có nên nhảy việc

Trong thời buổi dịch Covid hoành hành, các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí nhân công và ít tuyển thêm vị trí mới, vậy nên “nhảy việc” mùa dịch thật sự khó. Tuy nhiên, cánh cửa nhảy việc hẹp nhưng vẫn mở ra cho những người can đảm và có sự chuẩn bị đầy đủ.

Mùa dịch có nên nhảy việc

1. Xác định nguyên nhân, mục đích trước khi nhảy việc 

Nhằm tránh quyết định nhảy việc được đưa ra trong tình huống không sáng suốt, chúng ta cần làm rõ nguyên nhân và mục đích muốn đạt được. 

Ví dụ: Lý do là mức lương được trả quá thấp so với công sức và muốn tìm nơi có lương cao hơn.

Vậy cần so sánh với mức lương ở vị trí tương đương tại các công ty khác trong ngành ra sao? Trong trường hợp cả ngành đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên buộc phải giảm lương. Để lương cao hơn có thể nhảy việc sang ngành khác nhưng bạn có dám thử thách bản thân trong lĩnh vực mới hay không?

2. Tìm hiểu kỹ thủ tục cần thực hiện khi nghỉ việc

Bạn cần tìm hiểu thủ tục sau sau đây khi xin đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: 

  • Mẫu thư xin nghỉ việc 
  • Thời gian thông báo nghỉ việc (thường ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng)
  • Thủ tục liên quan đến thuế và bảo hiểm xã hội
  • Thủ tục bàn giao công việc, tài sản liên quan 

3. Hãy để cho mình có một khoảng thời gian chuẩn bị 

Trước khi đề đơn xin nghỉ việc đến sếp, bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ: 

  • Cập nhật lại CV (tham khảo cách viết CV tại đây)
  • Thăm dò thị trường tuyển dụng (tìm hiểu xu hướng tuyển dụng năm 2021 tại đây)
  • Thông tin quan trọng cần lưu trữ để sau sử dụng (email, thông tin khách hàng,..)…

Điều này tốn không ít thời gian, vậy nên hãy cho bản thân có thời gian chuẩn bị chu đáo mọi thứ rồi mới xin nghỉ.

4. Hãy xin nghỉ sau khi tìm được công việc mới ưng ý. 

Để tránh trường hợp công việc cũ đã nghỉ mà công việc mới chưa kiếm được dẫn đến cuộc sống bấp bênh vì không có thu nhập, bạn hãy xin nghỉ sau khi tìm được công việc mới ưng ý. Mạnh dạn đề nghị với bên nhà tuyển dụng mới về thời gian đi làm là tháng sau, đừng sợ, trong con mắt của những nhà tuyển dụng giỏi, bạn càng có sức hút với họ nếu họ biết đang được một công ty khác thuê.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây mang lại cho bạn sự chuẩn bị chu đáo để tự tin nhảy việc mùa dịch. Chúc bạn tìm được công việc ưng ý và thành công trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Mùa dịch có nên nhảy việc
Mùa dịch có nên nhảy việc

Trong khi một số công ty đã vượt qua cuộc khủng hoảng bằng sự sáng tạo, đoàn kết và lòng thấu cảm thì vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng kỳ vọng của người lao động khiến họ muốn nhảy việc. Cụ thể, tăng giờ làm, nợ lương hoặc thậm chí là sa thải đã không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, đây là khó khăn chung mà ai cũng phải đối mặt nên đôi khi nhảy việc cũng không phải là cách giải quyết. Vậy làm thế nào để có quyết định đúng đắn nhất?

Có nên nhảy việc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 không?

Nên hay không nên nhảy việc trong bối cảnh đại dịch Covid-19

1. Nắm bắt tình hình thực tế

Trước khi đưa ra quyết định, hãy dành thời gian suy nghĩ về môi trường làm việc, tình hình thực tế gần đây; một phần để bạn hiểu được quan điểm của cấp trên và công ty, một phần để bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.

  • Liệu việc giao tiếp, trao đổi thông tin giữa hai phía có ít đi, trở nên thiếu hiệu quả?
  • Công ty của bạn có đang sa thải nhân viên?
  • Liệu phía công ty có linh hoạt trong việc thay đổi nhiệm vụ, giờ làm để thích ứng với tình trạng giãn cách xã hội?
  • Bạn có bị cắt giảm hoặc nợ lương mà không hề được báo trước không?
  • Liệu họ đã thực hiện tốt các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn và sức khỏe của nhân viên cũng như khách hàng hay chưa?
  • Những điều khiến bạn không hài lòng gần đây có thể do những nguyên nhân nào?
  • Bạn có lỗi sai gì trong vấn đề này hay không? Bạn có thể làm gì để khắc phục thay vì nghỉ việc trong thời điểm nhạy cảm này không?

Bằng cách tìm cho mình câu trả lời chính xác và khách quan nhất, bạn mới có thể xác định vấn đề mà công ty đang gặp phải. Ngoài ra, đó chính là những tiêu chí để bạn tìm kiếm ở vị trí mới nếu quyết định nhảy việc.

2. Tìm hiểu tình hình công ty muốn ứng tuyển

Cách nhanh nhất để tìm hiểu về một tổ chức là truy cập mục "Giới thiệu" ("About Us") và "Tuyển dụng" ("Careers") trên website chính thức của họ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những gì họ đưa ra ở đây đều nhằm mục đích đánh bóng hình ảnh để lôi kéo ứng viên tiềm năng về công ty mình. Do đó, bạn nên chủ động tìm kiếm thêm các phản hồi khách quan từ những nhân viên cũ và hiện đang làm việc. Bằng cách này, bạn có thể đánh giá chính xác mức độ phù hợp của bản thân với văn hóa doanh nghiệp của họ, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
Ngoài ra, hãy thử tìm kiếm tên công ty trên Google để xem có tin tức gì liên quan đến đợt tuyển dụng hay sa thải hàng loạt thời gian gần đây không. Nắm được tình hình nhân sự của doanh nghiệp là một cách hay để quyết định có nên tiếp tục ứng tuyển vào vị trí này.

Cần làm gì khi có ý định nhảy việc thời đại dịch Covid?

3. Thăm dò nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Hầu hết các buổi phỏng vấn xin việc sẽ được thực hiện thông qua cuộc gọi video trực tuyến do áp dụng lệnh giãn cách xã hội. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đánh giá được phần nào văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc tiềm năng bằng cách đặt ra những câu hỏi "đắt giá" cho nhà tuyển dụng. Hãy tập trung khai thác thông tin về cách họ đối xử với nhân viên suốt giai đoạn bùng phát dịch và các biện pháp ứng phó trong thời gian tới. Cụ thể là những chính sách ưu tiên, linh hoạt thay đổi giờ làm việc, điều chỉnh mức lương, v.v. Bởi lẽ bạn sẽ không muốn tạm biệt một công ty đã đối xử tệ với nhân viên chỉ để gia nhập một doanh nghiệp cũng không khá hơn là mấy. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng câu trả lời từ phía nhà tuyển dụng chỉ mang tính tham khảo bởi họ có thể chỉ muốn làm nổi bật những điểm tích cực để lôi kéo ứng viên cũng như giữ gìn danh tiếng của công ty mình.

Tóm lại, câu trả lời cho nỗi băn khoăn có nên nhảy việc thời đại dịch hay không còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của công ty hiện tại và môi trường làm việc mới. Hãy dành thời gian cân nhắc thật kỹ để có cho mình quyết định sáng suốt nhất bạn nhé!

Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội và tổng thể nền kinh tế. Trong đó, người lao động bị ảnh hưởng rất nhiều. Bất chấp thực tế là có nhiều người không may bị mất việc, thất nghiệp thì những người khác - người vẫn đang có công việc lại vì nhiều nguyên nhân mà muốn chuyển việc, nhảy việc.

Nhảy việc mùa dịch có ưu nhược điểm gì?

I. Thị trường lao động mùa dịch như thế nào?

Tỷ lệ thất nghiệp tính đến hết tháng 9/2021 đã lên tới 2,67%, ghi nhận hàng triệu người mất việc, bị giãn việc. Có thể nói, thị trường lao động mùa dịch khá ảm đạm, một số lĩnh vực thiếu nhân sự nhưng khó tuyển, trong khi rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác - đặc biệt như khối du lịch, dịch vụ ăn uống, giải trí thì không thể duy trì công việc bình thường.

Thực trạng như vậy tạo khó khăn cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Không khó để thấy nhiều người tìm việc làm đã rất nhiều tháng nhưng không có việc làm như ý trong khi doanh nghiệp khó lấp đầy một số vị trí trống dù nhiều hồ sơ ứng tuyển nhưng chưa thực sự phù hợp. Dĩ nhiên, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế bắt đầu phục hồi thì xu hướng thị trường có thể triển vọng hơn.

II. Có nên nhảy việc mùa dịch không? Cần cân nhắc gì?

Với thị trường lao động, việc làm như vậy thì nhảy việc có thể là một quyết định nhiều rủi ro - đương nhiên rủi ro càng cao thì đôi khi cơ hội cũng càng lớn. Với câu hỏi có nên nhảy việc mùa dịch hay không, đáp án phụ thuộc vào bản thân bạn nhưng hãy nghĩ thật kỹ. Nên hay không nên đôi khi không chỉ do ý muốn cá nhân của bạn mà còn do các điều kiện khách quan.

Những điều bạn nên cân nhắc khi muốn nhảy việc mùa dịch sẽ là:

1. Lý do thực tế khiến bạn muốn nhảy việc

Như đã đề cập, lý do nhảy việc mang tính cá nhân, bạn có thể trao đổi với quản lý, công ty hiện tại của mình về một vài nguyên nhân nào đó làm bạn muốn xin nghỉ hoặc phải xin nghỉ. Tuy nhiên, hơn ai hết thì chính bạn phải tự rõ ràng là vì đâu bạn muốn chuyển việc. Một số lý do phổ biến nhất có thể là:

  • Môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn,
  • Xung đột, tranh chấp với sếp hay đồng nghiệp, cảm thấy bị gây khó dễ hay bị cô lập.
  • Khoảng cách đi làm quá xa gây mệt mỏi.
  • Vấn đề sức khỏe hay điều kiện gia đình thay đổi (chuyển nhà).
  • Cảm thấy công việc hiện tại không có tương lai, không có khả năng thăng tiến.

Khi suy nghĩ, xem xét các yếu tố này bạn cũng đồng thời nên đánh giá xem mức độ nghiêm trọng. Với các vấn đề bất khả kháng như sức khỏe hay gia đình thì có thể không cần cân nhắc thêm nhưng trường hợp vì mất lòng ai đó ở công ty thì có thể không thực sự cần thiết để bạn phải nhảy việc mùa dịch (nếu không quá nghiêm trọng). Cảm xúc cá nhân đôi khi có thể chỉ là nhất thời và quyết định bốc đồng khiến bạn buộc phải đối diện với hậu quả nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như thất nghiệp, thiếu chi phí sinh hoạt.

Những lý do khiến người lao động quyết định nghỉ việc

2. Bạn muốn chuyển sang vị trí nào, có nhiều cơ hội việc làm không?

Bên cạnh đó, giả sử sau khi phân tích bạn thấy rằng mình rất muốn nhảy việc, không gì có thể giữ chân bạn thêm nữa thì bạn phải tiếp tục trả lời câu hỏi rằng khi chuyển đi, bạn sẽ ứng tuyển vị trí nào - như hiện tại hay vai trò cấp cao hơn hoặc thậm chí là chuyển nghề? Đáp án cho câu hỏi này rất quan trọng đối với con đường sự nghiệp, triển vọng nghề nghiệp của bạn.

Cùng với đó, bạn cũng nên bắt đầu tìm việc, ít nhất là tìm kiếm để có thông tin xem vị trí đó hiện có đang tuyển nhiều không - đôi khi mùa dịch lại tuyển nhiều hơn cả bình thường và ngược lại. Các yếu tố như nhà tuyển dụng có ở gần khu vực bạn sinh sống không, mức lương có cao hơn hiện tại không, điều kiện phúc lợi khác như thế nào... đều đáng để bạn so sánh và củng cố quyết định của mình.

3. Thế mạnh của bạn là gì để thuyết phục được nhà tuyển dụng mới?

Nói cách khác, bạn tự tin vào điều gì ở bản thân? Kinh nghiệm, kỹ năng hay trình độ, mạng quan hệ? Bạn có bao nhiêu phần trăm tự tin là mình sẽ sớm nhảy việc thành công - nghĩa là tìm được việc làm mới lý tưởng hơn việc làm cũ? Nếu như ngay cả chính bạn cũng chẳng biết liệu mình có gì tốt, có gì xuất sắc hơn các ứng viên khác thì có lẽ bạn đừng nên nhảy việc mùa dịch. Không cạnh tranh được với các "đối thủ" của mình, bạn sẽ chỉ tự khiến mình khó khăn hơn mà thôi.

4. Lường trước các tình huống sau khi nhảy việc mùa dịch

Không thể phủ nhận một thực tế là nhảy việc mùa dịch có nhiều rủi ro hơn hẳn lúc bình thường. Bạn cần có nhiều kế hoạch và chuẩn bị sẵn một số giải pháp cho mình. Một số tình huống có thể xảy ra với bạn khi quyết định nghỉ việc và tìm cơ hội mới sẽ là:

  • Có được công việc mới như ý, lương cao hơn, nhiều cơ hội thăng tiến hơn và môi trường tích cực hơn hẳn công ty cũ.
  • Có việc làm mới nhưng môi trường căng thẳng hơn và bạn phải cực kỳ vất vả để thích nghi, tránh bị đào thải.
  • Chấp nhận công việc mới chẳng có gì tốt hơn công việc cũ, thậm chí là tệ hơn.
  • Không thể tìm được việc làm, thất nghiệp từ 2 - 6 tháng.

Với những tình huống như vậy, bạn sẽ phản ứng như thế nào, liệu bạn có còn sẵn sàng nhảy việc mùa dịch hay không? Chính bạn phải cân nhắc và đánh giá sao cho rõ ràng cả cái lợi, cái hại để cuối cùng không phải nuối tiếc là "biết vậy thì mình không nhảy việc".

III. Những ai nên nhảy việc mùa dịch?

Bạn có thể nghỉ việc, nhảy việc mùa dịch nếu như đã sẵn sàng, trong đó đảm bảo được một số tiêu chí như là:

  • Đã có chỗ làm mới tốt hơn nhờ được mời về làm việc hoặc do bạn bè, người thân giới thiệu công việc.
  • Có tiền tiết kiệm, quỹ khẩn cấp đủ cho từ 3 - 6 tháng sinh hoạt (nghĩa là trong thời gian đó bạn có thể không có việc làm nhưng vẫn đủ ăn ở, chi tiêu bình thường).
  • Tâm lý dám mạo hiểu và tin vào năng lực của mình - điều này rất quan trọng để bạn không bị ngay lập tức rơi vào trạng thái khủng hoảng, stress vì nhảy việc thất bại, không như ý.
  • Chuẩn bị trước tâm lý là nhìn chung thì môi trường nào cũng sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định, không thể là hoàn hảo. Điều quan trọng nhất là khả năng thích nghi của bạn, yêu quý công việc mình làm và chăm chỉ, cống hiến cho công ty, làm việc với hiệu suất tốt nhất.

Một trường hợp cuối cùng là khi bạn đã hoàn toàn "tuyệt vọng" ở nơi làm việc hiện tại, cảm thấy mình không thể nào chịu đựng thêm giây phút nào nữa, công việc ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, cuộc sống của bạn. Như vậy thì dù biết là sẽ còn nhiều khó khăn phía trước bạn vẫn có thể nhảy việc mùa dịch. Hơn tất cả, bạn hoàn toàn có thể cho bản thân được nghỉ ngơi khi đã cảm thấy quá sức.

Nhảy việc phù hợp với những đối tượng nào?

IV. Lưu ý khi nhảy việc mùa dịch

Qua những phân tích như trên, có lẽ bạn cũng đã phần nào hiểu được những ưu, nhược điểm khi nhảy việc mùa dịch rồi đúng không nào. Có nhiều điều bạn phải xem xét và suy nghĩ, tránh vội vàng, bốc đồng mà ra quyết định sai lầm.

Thực tế là trong chúng ta, không có một ai biết chắc chắn tương lai của mình sẽ như thế nào, liệu tốt hơn hay khó khăn hơn, đặc biệt là giữa thời điểm có quá nhiều biến động kinh tế, xã hội. Dù vậy, một khi đã có quyết tâm, bạn hãy kiên định và đừng hối hận, cố gắng hết sức để đạt được thành tích tốt hơn.

Trường hợp còn có thể cố gắng ở công ty hiện tại, tốt nhất là bình tĩnh suy xét và thử nỗ lực thêm một lần cuối. Bạn làm hết sức, chuyên nghiệp nhất, đạt kết quả tốt nhất xem liệu có thay đổi được gì hay không. Trao đổi thẳng thắn với quản lý có thể là lựa chọn tốt. Thông thường, có cố gắng cũng sẽ gặt hái được kết quả tương xứng. Nếu bạn vẫn không nhận được những gì mình cần, mình kỳ vọng thì có thể ra đi, và sau này, ở bất kỳ tình huống nào bạn cũng sẽ không phải nuối tiếc.

Các vấn đề khác như bàn giao công việc, các chế độ bảo hiểm... cũng cần được xử lý theo quy định để có thể "nhảy việc an toàn".

Trên đây là một số lưu ý khi nhảy việc mùa dịch, mong rằng qua những chia sẻ của JobOKO bạn đã phần nào có cơ sở để trả lời câu hỏi có nên nhảy việc mùa dịch hay không, nên xem xét trên các khía cạnh nào. Chúc bạn tỉnh táo, mạnh mẽ và kiên định để không bỏ lỡ cơ hội tốt cũng như không tự làm mình khó khăn thêm vì quyết định nhảy việc không phù hợp.

MỤC LỤC:
I. Thị trường lao động mùa dịch như thế nào?
II. Có nên nhảy việc mùa dịch không? Cần cân nhắc gì?
III. Những ai nên nhảy việc mùa dịch?
IV. Lưu ý khi nhảy việc mùa dịch

Đọc thêm: Nhảy việc thời đại dịch, nên hay không nên?

Đọc thêm: Nhảy việc - Được và mất gì?