Mua máy film ở đâu

Xin chào! ồ mình biết bạn đấy, chục năm trước mình cũng như bạn bây giờ, chưa mua máy film. còn đi làm ở công ty cũ. Còn đi sớm về hôm mà đồng lương vẫn không khi đủ. Chợt có một ngày, mình đọc được 1 bài viết như bạn đang xem lúc này.

Bài viết này dành cho những bạn chưa biết chụp film, chưa biết một tý gì về film, bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp những kiến thức đầu tiên cơ bản nhất để bắt đầu hiểu đặc trưng máy film. Mục đích chính nữa là trong bài viết cũng sẽ có nhiều từ ngữ, keyword, link để bạn có thể tự tìm hiểu thêm trên Google, chị Google mới là người các bạn đến với chiếc máy ưng ý.

_ Bạn cần có: Máy ảnh chụp film + Cuộn film + biết phải làm gì ( biết đo sáng để chụp + biết lab làm gì với film)

Đầu tiên cần khẳng định, cuộn film còn sản xuất, máy ảnh film, ảnh film, và cả film dùng để quay điện ảnh vẫn liên tục được sửa dụng rộng rãi trên thế giới (135 và 7mm), chất lượng rất tốt. Chuẩn Imax sửa dụng film cuộn để chiếu (tất nhiên là bản copy):


film Dunkirk quay bằng film,

film Interstellar quay bằng film

Film vision 500T của Kodak giới thiệu sản phẩm năm 2012:

Ảnh chụp bằng film ở Croplab và các lab khác hàng đầu thế giới:
//croplab.vn/blog/bai-viet
//carmencitafilmlab.com/blog/
//www.richardphotolab.com/blog/category/all

Máy ảnh chụp film (film camera):

_ Mua được trên Ebay, tại Việt Nam có thể tìm Group Facebook với từ khóa #chợ #mua #bán #máy #film #phim và còn nhiều Group khác nữa V.v…Lưu ý mọi người thường bán trao tay dưới danh nghĩa cá nhân, nhiều máy không còn mới các bạn lưu ý tham khảo kỹ, mua bán thật thà, thận trọng, giá ở VN hay Ebay có thể so sánh để tham khảo lẫn nhau.
Mua máy thì nên tìm hiểu, đọc hướng dẫn, hỏi người bán, biết cách sửa dụng lắp film, đo sáng, máy dùng pin gì v.v… Hầu hết các máy dù có rất cũ cùng đều có clip hướng dẫn trên Youtube “how to use nikon fm” hoặc “Hướng dẫn sửa dụng” file PDF, Google “nikon fm2 user manual” là ra.

_ Phải dùng được, dùng tốt.

_ Bdy máy ảnh film chức năng là buồng tối và hệ cơ tốc, còn lens và film mới là thứ ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng ảnh, nên dành nhiều tiền mua lens xịn, mới. Nhưng không phải vì vậy mà coi thường, 1 body máy tốt là quan trọng, bạn sẽ k thích 1 cái máy hay hỏng hóc, body nó quyết định tốc độ màn trập đúng, màn trập ổn định ít hư hỏng kẹt, lên film đều đặn không bị chồng film đứt film, cảm giác cầm tốt, và quan trọng là bạn có thích body đó hay không cũng ảnh hưởng việc trải nghiệm chụp ảnh liệu có vui vẻ, vậy ảnh mới đẹp.

_ Máy ảnh film chưa chắc đã cổ, đừng quan niệm chơi film là chơi máy cổ. Khác nhau. có nhiều máy rất hiện đại ( Nikon F5 F6, Canon 1N, Maxxum 7, Petax 645N, Contax 645 …), còn sản xuất (Nikon F6 …)

Mới chơi các bạn nên chọn máy dùng tốt, ổn định, dễ dùng, bền bỉ, chú ý có máy film không phải cổ, mà là “cũ”. “Cũ” quá thì bỏ đi đừng để bị lừa gà.

Máy film được phân loại theo khổ film sửa dụng: 135 (cuộn film 35mm) _ 120 (film máy medium) _  film large format
(Ngoài ra còn nhiều khổ film khác rất ít thông dụng hơn, film aps, v.v… đề cập sau, bạn tự tìm hiểu nếu quan tâm)

Ở đây mình giới thiệu đến các bạn 2 loại máy dùng film 135 và film 120, cơ bản dễ tiếp cận, phổ biến nhất.

  1. Các bạn mới bắt đầu thường quan tâm nhiều đến máy dùng film 135:
     _ Khổ film thông dụng dễ mua, giá film rẻ hơn (~ 70k – 250K 1 cuộn)

_ Máy nhiều chủng loại:

a; Point n Shoot (PNS) film camera: hầu hết tự động, nhỏ gọn, ngắm là bấm, dễ chụp, hay có flash kèm.
giá từ 300k 500k 800k là có ( cứ tìm Canon, Nikon, Olympus, Ricoh, Pentax + PNS film camera).

Xịn hơn thì 2 3 triệu đồng (Olympus Mju zoom các tiêu cự, Yashica T3, Olympus Mju II lens fix 35mm là máy rất tốt. …),


Cho đến những máy rất rất tốt, đỉnh cao giá mắc 6tr 10tr trở lên (Fuji TIARA, Konica Hexar AF, Nikon 35/28Ti cho đến mười mấy, 20 30 triệu Minolta TC-1, Ricoh Gr1v, Contax T2 T3, v.v….)

b; SLR Film Cameras (single lens reflex Film Cameras) : Máy ảnh có gương lật, view ngắm qua lens, mắt thấy sao thì ảnh ra như vậy, lấy nét thường là nét cắt hoặc hoa dâu rõ mờ, là loại máy rất phổ biến, nhìn Vintage, có cả những máy từ full cơ không cần pin, đến có pin, đến những máy có tự động và những máy rất hiện đại.
Giá kéo từ khoảng 2 3 triệu đồng, tốt thì 4 5tr, 8 9tr và đắt đến viên đá vô cực. Dưới đây mình liệt kê một số máy theo dạng phổ biến, giá cao dần, hiện đại dần, phân theo từng hãng máy ảnh, các bạn cứ search tìm hiểu.


Milnota srt 101 – 102 – XG7 – X700 – X370 – maxxum 3xi – Maxxum 7(hay cũng là Alpha 7, Dynax 7 rất hiện đại xài được cả lens ZEISS) ,
Pentax spomatic – k1000 – me – MX
(tốt)
Nikon Fm – Fm2 – Fe – F
( Nikon F là dòng chuyên nghiệp rất bền chắc) – F2 – F3 – F4 – F100 – F5 – F6 Nikon F5 F6 rất hiện đại, Af nhanh, sửa dụng được Lens Nano hiện đại chất lượng ảnh rất rất tốt.
Canon Ftb – A1 – AE1 – AE1 Programe
(có tự động, nhưng hệ lens FD dễ bị mù kính do thoái hóa keo) – F1 – EOS 5 – EOS 3 – EOS 1n (Eos 1n là một trong số những máy film chụp liên tục nhanh nhất, đo sáng chính xác, rất hiện đại)
Olympus OM1
(full cơ đáng dùng, tầm 3tr5 4tr) – OM2 – OM2n – OM4

 c; Rangefinder film camera: view ngắm thẳng trực tiếp không thông qua lens, bố cục view hơi hơi lệch so với ảnh, càng gần (40 60cm) thì càng lệch. Bù lại bao quát không gian view ngắm tốt, chụp Street gọn nhẹ, k có gương lật nên ít rung hơn, lấy nét thường là điểm vàng.

Những máy mình giới thiệu dưới đây phụ thuộc sở thích cá nhân của mình là lens phải khá tốt trong phân khúc, cho ảnh đẹp, cơ tốc bền bỉ, không “điện” quá để hay hỏng vặt.

Canon QL17 -QL19 – P – 7 (Canon 7 là máy được đánh giá khá cao)
Olympus XA (XA2 – XA4 … trong đó XA với lens 35mm khá tốt) – 35 RD – 35 SP (full cơ bền bỉ, có pin đo sáng) – Olympus Pen F Halfframe
Milnota 7S II 
tầm 3tr5 rất hợp lý,nhỏ gọn, chất lượng lens tốt ảnh rất đẹp, lấy nét dễ dàng – Minolta CLE ( tuyệt vời nếu có 1000$)
Rollei 35T (lens Tessar) – 35S (lens Sonnar) có bản Singapor tầm 3 4tr, Đức ~6tr. Lens rất đẹp, nhưng lấy nét Zone focus

Nikon S2 – S3 – SP giá bắt đầu cao tầm 9 10tr trở lên, dùng hay, rất tốt, lens đẹp
Leica M2 – M3 – M4 – M5 – M6 : đỉnh, máy như ca sĩ, đẹp, hát hay nhưng giá chơi được thì chát
Voigtlander bessa R2m – R4m – R3a là rangefinder film camera cũng hơi chua.
Contax G1 ( hệ Lens Carl Zeiss rất rất tốt, ảnh đẹp như hoa hậu) – G2 (lấy nét ngon hơn G1, ít bị out)
Kodak retina IIIc (xài hơi phức tạp, mới chơi khó làm quen) – Kodak retina IIIC ( gọi là ba-cê-lớn, điểm vàng lớn hơn ba-cê-nhỏ, to và sáng như Leica, xài ngon hơn nhiều, giá đắt hơn.)
hay đặc biệt có HASSELBLAD XPAN chụp khổ panorama

2) Máy dùng film 120 _ hay còn gọi là Medium Camera

 _ Chất lượng ảnh máy Medium với lens tốt phải nói vượt trội so với máy 135mm, nó là cả một sự khác biệt. Khác biệt đó có được do nhiều yếu tố, bản film lớn hơn ( rộng ~60mm) cho phép phóng lớn hơn, chuyển màu mượt mà, hạt cũng khó thấy hơn, kiểm soát tốt hơn độ sâu của trường, và hệ thống ống kính cũng cho chất lượng tốt hơn v.v….

_ Film 120 tầm 160k – 300k 1 cuộn, chụp được từ 6 7 tấm, 9, 10, 12, 15 16 tấm trên 1 cuộn film 120 (tùy khổ của máy sửa dụng). Film 220 cũng giống film 120 (cùng khổ film rộng 6cm) nhưng dài gấp đôi, chụp được gấp đôi số kiểu, không phải máy nào, back nào cũng dùng được.

Ảnh khổ 6×45 (kích thước 6cm x 4.5cm), 6×6, 6×7, 6×8 hay 6×9 v.v.. là phụ thuộc vào máy của bạn.

_ Máy phổ biến có giá trị để bắt đầu cao, tầm 4tr đến 25tr, khá nhiều sự lựa chọn. Để sửa dụng; mọi người thường khuyến cáo các bạn có kinh nghiệm chụp ảnh, kinh nghiệm với film rồi thì hãy chơi nếu không chụp ra xấu lại mau chán, hoặc tốn tiền. Cũng đúng, nhưng mặt khác mình cũng nghĩ có khả năng và yêu thích thì cứ nên tìm hiểu rồi sửa dụng thôi, chẳng vì lý do gì mà hạn chế mình lại.

_ Máy Medium cũng được chia làm nhiều loại đã dạng không kém máy 135:

a. Phổ biến và hay thấy là Medium Format Square Twin-Lens Reflexes (TLR) hay còn gọi là máy song kính

_ Nhìn hình bạn cũng biết vì sao nó tên như vậy rồi. Hệ thấu kính ở trên dùng để ngắm bố cục còn hệ thấu kính ở dưới mới có tạc dụng tạo ảnh trên film. _ Khấu độ thường mở được đến f3.5 hoặc f2.8. (mình k biết có máy nào khẩu lớn hơn nữa)

_ Ngắm bố cục bằng tư thế nhìn từ trên xuống focusing screen , lợi thế là cầm máy cũng chắc chắn hơn, sửa dụng chụp streetlife thì người được chụp ít có “cảm giác bị chụp”.


Ở đây phải kể đến Vivian Maier, một người chụp rất nhiều ảnh xuất sắc với chiếc máy như thế này, ngoài ra cuộc đời người phụ nữ này với nhiếp ảnh cũng là một câu chuyện dài.

Với giá cả tương đối 4tr5 – 7 8tr bạn có thể tìm được:
Mamiyaflex C220 – C330/C330f
Minolta Autocord có nhiều đời I – II – III – đời CDS I – II – III rất đáng sửa dụng, lens đời sau rất tốt, mỗi tội hay gãy cần lấy nét.
Yashica-Mat 124 – Mat 124G – Yashica D – Yashica 635
hoặc Rolleicord dùng tốt luôn, mua đời mới 1 chút

  • Rolleicord III (1950-1953)
  • Rolleicord IV (1953-1954)
  • Rolleicord V (1954-1957)
  • Rolleicord Va (1957-1961) quanh giá 4tr5 5tr
  • Rolleicord Vb (1962-1976) thì đắt hơn tý 5tr5

Hoặc là lên Rolleiflex luôn để trở thành thanh niên ngàn đô: ; Rolleiflex 3.5E3 ; Rolleiflex 2.8F

b. Medium cũng có dòng có gương lật (Medium Format SLRs)

_ Dòng này cấu tạo tương tự máy 135 slr thôi, đặc điểm là chỉ có 1 ống kính. _ Chất lượng rất tốt, khẩu độ có thể mở lớn hơn dòng TLR kể trên, mở đến f2.4 hoặc f1.9

_ Phù hợp sửa dụng chụp Studio, chân dung, hoặc ngoại cảnh đều rất tuyệt vời. Chụp Street thì hơi khó khăn vì máy to nặng, tư thế cầm k thuận lợi và tiếng màn trập thường to.

ảnh chụp từ Rollei SL66

Dòng nay có nhiều đại diện uy chấn năm châu:
_ Pentax 6×7 – Pentax 67 – Pentax 67 II : đi kèm lens SMC Pentax 67 105mm F2.4 vang danh thiên hạ, đời Super-Multi-Coated Takumar 6×7 105mm F2.4 cũng khá ổn, giá ngàn đô

_ Contax 645: Con này rất tốt, hiện đại, tự động đầy đủ, xài Lens Zeiss AF ầm ầm, ảnh đỉnh của đỉnh, rất nhiều nhiếp ảnh gia chụp cưới trên thế giới sửa dụng. Giá 1 body kèm lens 80mm tầm 80 90 củ khoai lang.
_ Rollei SL66: giá ngàn đô, máy nhỏ gọn
_ Hasselblad 500C, 500C/M, 500 CW: máy rất nhỏ gọn, hồi xưa các anh Nasa đem lên mặt trăng chụp chị Hằng đón chào trung thu, nhiều phụ kiện đi kèm. Anh trai mình là nhiếp ảnh gia nổi tiếng Sails Chong cũng sửa dụng máy này.

_ Pentax 645 – Pentax 645n: hiện đại khỏi bàn, AF được luôn
_ Mamiya RZ67: lens 110 f2.8 rất đẹp
_ Fuji GX68: 

Rẻ hơn thì có
_ Mamiya 645 _ Mamiya 645 1000s: 1 bộ kèm lens 80mm f2.8 khá rẻ tẩm 4tr5 5tr, nhưng lens 80mm f1.9 (tầm 6tr5) mới đẹp rất đáng chơi.
_ Norita 66: là một hãng máy ảnh Nhật Bản, không có nhiều sản phẩm lắm nhưng máy và ống kính chất lượng khá tốt, VN ít bán nhưng giá nước ngoài khá cao.
_ Bronica S2A and EC: dùng ống kính của Nikkor (lens Ni kông cho máy 120 đấy)
_ Kiev 60 – 66 – 88 
máy ảnh Liên Xô thiết kế giống Pentax 67 và SL66 nhưng rất lượng khá ổn trong tầm giá
_ Mamiya RB67 : máy tốt nhưng mình thích RZ hơn

C. Và tất nhiên 120 cũng có dòng Rangefinder

_ Rất được nhiều người ưa chuộng vì gọn gàng hơn, linh hoạt hơn.
_ Đắt tiền, ở đây mình chỉ nêu tên điểm mặt những máy mình biết đến, và có tham khảo đánh giá.

_ Đầu danh sách phải kể đến MAKINA 67 dùng lens Nikkor. 

MAKINA 670 – MAKINA W67

_ MAMIYA 6 – MAMIYA 7 – MAMIYA 7II

_ Fuji GA 645zi – Fuji GA 645 professional w – Fuji GS 645 professional
_ Fuji GW670II – Fuji GW69III Pro

Hy vọng những cái tên mình nêu trên này sẽ giúp các bạn bớt bỡ ngỡ (hoặc trở nên vô cùng bỡ ngỡ) khi tìm mua cho mình 1 chiếc máy ưng ý!

Video liên quan

Chủ đề