Nên giữ gìn vệ sinh họng răng miệng như thế nào

Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe chung mà còn đến chất lượng cuộc sống. Muốn khỏe đẹp bạn cần phải biết cách duy trì tốt sức khỏe răng miệng. Thực tế, không phải ai cũng dành thời gian để tìm hiểu chính xác công việc này.

Đối với đa số người Việt, vấn đề răng miệng chỉ được quan tâm khi cần điều trị. Tuy nhiên, phòng ngừa bệnh mới là cách tốt nhất. Hãy để YouMed giúp bạn có một kiến thức thật đầy đủ nhất cho công việc đơn giản mà vô cùng hữu ích này nhé!

Tại sao vệ sinh răng miệng hằng ngày lại quan trọng?

  • Đây là công việc đơn giản, dễ thực hiện và chiếm thời gian chủ yếu trong chăm sóc răng miệng.

Theo thống kê của ADA (Hiệp hội nha khoa Mỹ), bạn có thể dành khoảng 2 giờ mỗi năm tại phòng khám. Tuy nhiên, thời gian bạn dành cho việc vệ sinh răng miệng hằng ngày có thể đến 30 giờ . Do đó, vệ sinh răng miệng chính là yếu tố quyết định bạn có hàm răng chắc khỏe không.

  • Đó là cách giúp bạn phòng tránh những bệnh lý răng miệng tốt nhất.

Đa số các bệnh sâu răng, nha chu đều có sự góp phần của yếu tố môi trường miệng. Răng tích tụ nhiều mảng bám là cơ hội cho sâu răng phát triển. Tương tự niêm mạc miệng và nướu nếu không chắc khỏe, sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Đây là yếu tố nguy cơ cho các bênh lý nha chu.

  • Ngoài ra, vệ sinh răng miệng giúp tiết kiệm chi phí.

Biết cách vệ sinh răng miệng đúng càng sớm, bạn sẽ tốn ít tiền hơn. Thực tế điều này là đúng. Việc điều trị và phục hồi răng có chi phí cao hơn dùng để phòng bệnh. Tuy nhiên đó là điều mà không phải ai cũng nghĩ đến. Nhất là ở Việt Nam khi điều kiện kinh tế cho việc chăm sóc sức khỏe thường xuyên còn nhiều hạn chế. Với tốc độ phát triển của thông tin đại chúng hiện nay, mọi người đã dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin. Đây chính là cơ hội để bạn có thể biết được những phương pháp đúng và đơn giản.

Tìm hiểu thêm: 21 vấn đề về bệnh răng miệng thường gặp

-->-->

Mỗi người là một thực thể sống vô cùng đa dạng. Đối với từng trường hợp bạn sẽ có phương pháp riêng tốt nhất. Để dễ dàng trao đổi thông tin với bệnh nhân, ADA đã đưa ra 3 vấn đề cần khuyến cáo:

  • Khuyến cáo chung dành cho hầu hết mọi người.
  • Khuyến cáo cho từng cá nhân riêng, đặc biệt các bệnh nhân có nguy cơ cao sâu răng (hoặc bệnh nha chu).
  • Lời khuyên về cách sống để nâng cao sức khỏe răng miệng.

Đây đều là những khuyến cáo được phát triển dựa trên các đánh giá có bằng chứng khoa học. Mục tiêu của chúng ta là cần nắm vững các khuyến cáo này và thực hiện thật đúng. Điều này cần sự phối hợp giữa cả nha sĩ và bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cụ thể và đánh giá kết quả qua những lần thăm khám.

1. Khuyến cáo chung cho tất cả mọi người để phòng ngừa sâu răng và viêm nướu

  • Đánh răng hai lần một ngày bằng kem đánh răng có fluoride

Chải răng là công việc vô cùng quan trọng. Răng chiếm 30% môi trường trong miệng và là nguồn gốc bệnh lý nếu không được vệ sinh đúng. Theo đánh giá các tài liệu khoa học, bằng chứng cho thấy: quan điểm đánh răng hai lần mỗi ngày, khi so sánh với tần số thấp hơn, là tối ưu để giảm nguy cơ sâu răng, tụt nướu hoặc viêm nha chu.

Điều quan trọng là tần suất đánh răng này được đánh giá khi sử dụng kem đánh răng có Fluor. Các bằng chứng khác cho thấy rằng 5.000 ppm fluor (có sẵn trong kem đánh răng) dẫn đến ngăn ngừa các tổn thương sâu răng tốt hơn.

Nên giữ gìn vệ sinh họng răng miệng như thế nào
Chải răng thường xuyên hai lần/ngày giúp giảm thiểu sâu răng và viêm nướu.

Thời gian đánh răng cũng vô cùng quan trọng. Hai phút là thời gian cần thiết để đạt được hiệu quả chải răng. Hai phút trên toàn bộ miệng cũng có thể được biểu thị bằng ba mươi giây trên góc tư hoặc khoảng bốn giây mỗi răng. 

-->

  • Làm sạch kẽ răng hằng ngày

Chỉ nha khoa là công cụ phổ biến khi nghĩ đến việc làm sạch vùng kẽ. Đa số mọi người phản hồi chưa tốt về hiệu quả và cách sử dụng nó. Lý do là việc dùng chỉ nha khoa khá khó thực hiện để thành thói quen. Tuy nhiên vấn đề là bệnh nhân chưa được cung cấp đầy đủ về cách sử dụng. Có nhiều thông tin về các dụng cụ có thể thay thế nó như: tăm nước, bàn chải kẽ… chưa đầy đủ.

Không có một phương pháp nào là tốt nhất. Thay vào đó, phương pháp tốt nhất cho bất kỳ bệnh nhân là phương pháp thực hiện được thường xuyên.

Nên giữ gìn vệ sinh họng răng miệng như thế nào
Nên làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa sau khi đánh răng
  • Chế độ ăn lành mạnh: hạn chế ăn vặt và lượng đường tiêu thụ

Mặc dù chế độ ăn lành mạnh là rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên một số tài liệu nghiên cứu cho thấy rất ít tác dụng của các vi chất đối với nguy cơ sâu răng hoặc bệnh nha chu. Có nhiều kết luận về tác dụng của hàm lượng dinh dưỡng đa lượng trong chế độ ăn uống cho thấy: có mối liên quan giữa lượng đường và sâu răng.

  • Thăm khám thường xuyên để phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng

Thăm khám nha sĩ là cách để dự phòng và phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý. Việc thăm khám được khuyên với tần suất 3 – 6 tháng/lần.

2. Khuyến cáo cá nhân để phòng ngừa sâu răng và viêm nướu

  • Đối với bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh lý nha chu cao: đề nghị sử dụng các thuốc súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa kháng sinh.
  • Bệnh nhân nguy cơ sâu răng cao: đề nghị sử dụng nước súc miệng có chưa Fluor.
  • Người khó khăn trong vệ sinh kẽ răng: đề nghị sử dụng dụng cụ thuận tiện phù hợp nhất
  • Bệnh nhân cần tăng cường loại bỏ mảng bám: sử dụng bàn chải điện

3. Lời khuyên về lối sống

  • Không khuyến khích mọi người tự ý điều trị chỉnh nha tại nhà.
  • Nên sử dụng nước được Fluor hóa.
  • Ngưng sử dụng chất gây nghiện (thuốc lá, thuốc lào…).
  • Khuyên bệnh nhân tránh đeo khuyên miệng.

Các phương pháp vệ sinh răng miệng:

Chải răng, chải lưỡi

Chải răng: Đây là phương pháp vệ sinh quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất là bạn phải chải răng đúng cách. Hiện có rất nhiều phương pháp chải răng khác nhau tùy theo độ tuổi, tình trạng toàn thân, bệnh lý miệng. Phương pháp chải được hướng dẫn phổ biến nhất hiện nay là phương pháp Bass cải tiến.

Thời gian thực hiện mỗi lần chải tối thiểu 2 phút. Chải răng nên thực hiện sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Chải tối thiểu 2 lần mỗi ngày, sáng sau thức dậy và tối trước đi ngủ.

Nên giữ gìn vệ sinh họng răng miệng như thế nào

Phương pháp chải răng đúng:

  • Đặt lông bàn chải dọc theo đường viền nướu nghiêng một góc 45 độ. Lông bàn chải tiếp xúc cả bề mặt răng và đường viền nướu.
  • Chải nhẹ nhàng các mặt ngoài của mỗi 2 – 3 răng bằng động tác rung xoay ra sau và ra trước. Lông bàn chải phải tiếp xúc với đường viền nướu khi làm các động tác này. Di chuyển bàn chải đến đoạn 2 – 3 răng kế tiếp và lặp lại động tác.
  • Giữ bàn chải tiếp xúc với đường viền nướu góc 45 độ. Chải nhẹ nhàng ra sau, tới trước và xoay dọc theo mặt trong các răng.
  • Đặt lông bàn chải hướng về mặt nhai các răng, kéo tới lui nhẹ nhàng.
  • Đặt lông bàn chải thẳng đứng ở mặt trong các răng trước. Vuốt lông bàn chải lên xuống nhiều lần bằng cách sử dụng một nửa lông ở đầu bàn chải.

Chải lưỡi: Sử dụng bàn chải chải nhẹ nhàng từ sau ra trước để lấy đi các vi khuẩn sinh mùi.

Các biện pháp cơ học vệ sinh răng miệng bổ túc

Là dụng cụ dùng để lấy đi mảng bám và mảnh vụn thức ăn ở vùng kẽ răng,  xung quanh implant và phục hồi. Đồng thời cũng có tác dụng đánh bóng bề mặt răng, xoa nắn gai nướu. Việc sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp làm giảm viêm nướu, giảm chảy máu. Trong một số thủ thuật nha khoa, có thể dùng chỉ đưa chất đánh bóng hoặc tác nhân hóa trị liệu vào vùng kẽ.

Chỉ tơ nha khoa gồm: loại có sáp, loại không sáp, biến thể (loại chỉ/dải băng có màu, có mùi).

Phương pháp cuộn chỉ:

Phương pháp này dùng trong trường hợp người lớn, thiếu niên khéo léo.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Lấy đoạn chỉ 50 cm, quấn chỉ vào hai ngón tay giữa.
  • Bước 2: Cầm giữ chỉ bằng ngón trỏ và cái, sau đó đưa nhẹ nhàng vào giữa kẽ răng. Uốn cong chỉ thích hợp quanh mặt bên răng kéo đến dưới nướu.
  • Bước 3: Kéo chỉ theo chiều lên xuống để làm sạch mặt bên (ngón tay áp sát bề mặt răng). Đổi vị trí cho mặt kế cận.
Nên giữ gìn vệ sinh họng răng miệng như thế nào
Hình ảnh minh họa: Cách sử dụng chỉ nha khoa.

Phương pháp thòng lọng:

Dùng cho trẻ nhỏ , người trưởng thành không khéo léo hoặc hạn chế về thể chất như viêm khớp, thiếu phối hợp cơ.

Cách sử dụng: Lấy hai đầu đoạn chỉ thắt nút 2 – 3 lần tạo thòng lọng. Dùng ngón trỏ và cái giữ chỉ rồi thao tác tương tự như phương pháp trên.

Nên giữ gìn vệ sinh họng răng miệng như thế nào

Bàn chải kẽ răng

Bàn chải có lông nhỏ, xoắn ốc. Bàn chải có dạng hình trụ hoặc hình chêm. Có các loại:  mềm, trung bình, cứng. Trục để gắn lông bàn chải có thể làm bằng nhựa hoặc thép.

Nên giữ gìn vệ sinh họng răng miệng như thế nào

Chỉ định:

  • Làm sạch vùng kẽ răng, quanh vùng chẽ, cung chỉnh nha, phục hình cố định.
  • Xoa nắn nướu.
  • Áp hóa chất trị liệu.
  • Dùng ở vùng gian kẽ bị mất gai nướu.

Cách sử dụng:

  • Đo vùng kẽ răng để chọn lựa bàn chải phù hợp.
  • Đặt bàn chải kẽ răng tại điểm bắt đầu khoảng cách kẽ răng. Nghiêng đầu bàn chải vào vùng kẽ và đẩy nhẹ đến tận giữa răng
Nên giữ gìn vệ sinh họng răng miệng như thế nào
Hình 1: Không dùng lực lên bàn chải, giữ bàn chải vuông góc với vùng kẽ.
Nên giữ gìn vệ sinh họng răng miệng như thế nào
Hình 2: Đẩy bàn chải nhẹ nhàng qua hết vùng kẽ và rút ngược lại.
Nên giữ gìn vệ sinh họng răng miệng như thế nào
Hình 3: Mỗi vùng kẽ chỉ đẩy qua 1 lần. Không lặp lại thao tác nhiều lần tránh gây tụt nướu vùng kẽ.

Lưu ý:

Không sử dụng lực mạnh khi thao tác tránh gây tổn thương nướu.

Các thao tác nhẹ nhàng, hiệu quả, bàn chải phù hợp sẽ đem lại kết quả tốt.

Nên thăm khám nha sĩ để đánh giá vùng kẽ nên sử dụng chỉ nha khoa hay bàn chải kẽ. Nếu sử dụng bàn chải kẽ cần đo chính xác kích thước để đạt hiệu quả cao nhất.

Việc thực hành nên được hướng dẫn và theo dõi đánh giá bởi chuyên gia/ nha sĩ.

Việc chải răng bình thường chỉ đem lại hiệu quả làm sạch 58%. Chải răng kết hợp dùng bàn chải kẽ hiệu quả làm sạch đến 98%.

80% môi trường miệng là mô mềm gồm: lưỡi, nướu, niêm mạc miệng. Do đó việc vệ sinh lưỡi và các mô mềm khác cũng vô cùng quan trọng. Vệ sinh lưỡi giúp tránh được các bệnh lý miệng, giảm lượng vi khuẩn tạo mùi hôi. Có thể vệ sinh lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ làm sạch lưỡi.

Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực và đạt hiệu quả cao trong vệ sinh răng miệng. Thiết bị này không yêu cầu sự khéo léo của người sử dụng. Với áp lực nước cao, có thể loại bỏ mảng bám ở cả vùng kẽ răng. Công cụ này thường được khuyến khích sử dụng ở bệnh nhân mang mắc cài, có phục hình. Do tính thuận tiện và hiệu quả cao, tăm nước được rất nhiều bệnh nhân ưa thích. Hiện nay tăm nước có những dạng cầm tay khá thuận tiện cho việc mang theo.

Tuy nhiên do chi phí mua và thay thế khá cao nên không phải mọi người đều có thể trang bị được.

Biện pháp hóa học bổ trợ vệ sinh răng miệng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau. Hiệu quả của chúng nhằm:

  • Giảm mảng bám.
  • Ngăn ngừa viêm nướu.
  • Giảm đau, giảm hôi miệng.
  • Một số thuốc súc miệng có chất kháng khuẩn: điều trị nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm thanh quản.

Các nước súc miệng chứa tinh dầu (ví dụ: Listerine) có thể súc hằng ngày sau chải răng. Tuy nhiên với một số nước súc miệng có thành phần diệt khuẩn (ví dụ: chlorhexidine..) cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Vệ sinh răng miệng là công việc vô cùng quen thuộc hằng ngày. Công việc này tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa và hiệu quả lớn đối với sức khỏe răng miệng. Mọi người hãy dành sự quan tâm đúng và đầy đủ cho công việc này để có một sức khỏe tốt, tiết kiệm chi phí và thời gian. Một hàm răng khỏe mạnh sẽ đem lại cho chúng ta cuộc sống vui vẻ và chất lượng hơn!