Nền kinh tế tri thức là gì

Khái niệm “nền kinh tế tri thức” được nhắc đến nhiều trong các năm qua dưới những cách diễn đạt khác nhau, nhưng quan điểm thông thường cho rằng nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó “sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức” trở thành yếu tố quyết định. Vậy cụ thể Kinh tế tri thức là gì? Ví dụ kinh tế tri thức? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin.

Kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế dựa trên tri thức, khoa học là chính, phản ánh sự phát triển ở trình độ cao của lực lượng sản xuất. Trong mô hình này, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.

Đây là xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri thức, chất xám phát huy tối đa khả năng sinh lợi và mang lại hiệu quả lớn trong các ngành như: nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Đặc trưng của nền kinh tế tri thức

Thứ nhất: Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn vốn cơ bản có vai trò quyết định của sản xuất

Nếu trong nền văn minh nông nghiệp, sức mạnh cơ bắp là nguồn vốn sản xuất; trong nền văn minh công nghiệp, tiền bạc đóng vai trò thống trị thì trong nền văn minh trí tuệ, tri thức là nguồn vốn cơ bản và động lực thúc đẩy quá trình sản xuất.

Nói một cách đơn giản thì ai có được nhiều tri thức, người đó nắm quyền chủ động trong sản xuất và thu được nhiều lợi nhuận. Theo Alvin Toffler, tri thức có thể thay thế vật chất, giao thông vận tải, nguồn năng lượng và tiết kiệm thời gian. Tri thức là nguồn tài nguyên vô hạn và cuối cùng của công nghệ, là yếu tố then chốt của sự tăng trưởng kinh tế.

Ưu thế của tri thức là không bị hao mòn, mất đi mà còn được tăng lên trong quá trình sử dụng. Các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng tri thức càng cao thì càng quý giá.

Thứ hai: Sản xuất công nghệ là hình thức sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất

Kinh tế tri thức là nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đang diễn ra chủ yếu tại các quốc gia phát triển như G20. Đây là cuộc cách mạng số với các công nghệ tiên tiến như: Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tế ảo (AR), phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số.

Trong nền kinh tế tri thức, không còn ranh giới giữa khoa học và sản xuất, giữa phòng thí nghiệm và nhà xưởng, con người vừa nghiên cứu vừa sản xuất gọi là công nhân tri thức.

Sự phát triển nở rộ của các doanh nghiệp công nghệ đã kéo theo sự hình thành của các khu công nghệ cao (High-Tech Park), Thung lũng Silicon (Silicon Valley). Ở đây tập trung các trường đại học nổi tiếng như: Đại học Stanford, Đại học San Jose, Đại học Santa Clara và các tập đoàn công nghệ lớn như: Facebook, Google, eBay, Apple Computer, Intel, Cisco Systems…

Sự xuất hiện của “Bitcoin” (tiền ảo) và “Blockchain” (chuỗi khối liên kết) trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đã thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế tri thức. Từ đó, giúp hạn chế rủi ro trong thay đổi dữ liệu và tình trạng “Double spending” (chi tiêu gian lận – hai lần), nâng cao tính bảo mật của thông tin và giao dịch trực tuyến.

Thứ ba: Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất

Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Do đó, việc làm trong sản xuất và phân phối hàng hóa đang có xu hướng chuyển dịch thành công việc văn phòng. Số lượng công nhân, nông dân sẽ giảm đi nhiều, thay vào đó là sự gia tăng của nhân viên văn phòng, công nhân tri thức.

Học tập trở thành nhu cầu tất yếu đối với mọi người trong xã hội, góp phần tăng tính cạnh tranh trong thị trường lao động và con người phải luôn học hỏi nếu không muốn bị thất nghiệp.

Đầu tư cho giáo dục trở thành nhu cầu bức thiết để xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên, kết quả đầu tư có thể bị “mất trắng” do quá trình “lão hóa tri thức” quá nhanh, một số tri thức biến thành vô giá trị đối với quy trình sản xuất mới. Hoặc tình trạng “chảy máu chất xám” sang quốc gia, doanh nghiệp khác do chiến lược “săn đầu người”.

Thứ tư: Kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa

Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, đưa thế giới trở thành ngôi nhà chung của con người.

Ví dụ về kinh tế tri thức

– Ví dụ về kinh tế tri thức: Muốn lập trình được trí tuệ nhân tạo thì phải biết các ngôn ngữ lập trình như Python, SQL…đòi hỏi nhiều chất xám, thời gian hơn các công cụ văn phòng như Word, Excel, PowerPoint.

– Ví dụ về kinh tế tri thức: Sự cải tiến liên tục của các chương trình phần mềm máy tính, hệ thống mạng kết nối như hệ thống điều hành taxi của Grab, Uber, mạng xã hội Facebook, Google, Youtube…

– Thông qua định nghĩa kinh tế tri thức là gì, chúng ta có thể cho ví dụ cụ thể về các doanh nghiệp như: Microsoft, Netscape, Yahoo, Dell, Cisco. Họ không ngừng đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) để tìm kiếm phương pháp, giá trị mới, ưu việt hơn.

Vai trò của nền kinh tế tri thức

– Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp

Tri thức là nguồn lực quan trọng nhất, đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế dựa vào tri thức. Tri thức phải được áp dụng vào sản xuất của cải vật chất, là động lực phát triển nền kinh tế. Chính vì vậy đòi hỏi lực lượng lao động có chất xám, kỹ thuật, tay nghề, được đào tạo bài bản ngày càng cao.

– Nền kinh tế tri thức dựa trên khoa học công nghệ

Trong nền kinh tế công nghiệp thì sức cạnh tranh phần lớn dựa trên việc tối ưu hóa và hoàn thiện các công nghệ sẵn có. Thì, nền kinh tế tri thức phải dựa trên việc nghiên cứu, sáng tạo, chế tạo ra công nghệ mới

– Cơ cấu lao động chuyển dịch

Trong nền kinh tế tri thức thì lao động trí tuệ tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị càng cao trong thời gian càng ngắn. Cơ cấu lao động sẽ phải chuyển dịch từ lao động có trình độ thấp quen với công việc chân tay hoặc thiếu đổi mới sang lao động trí tuệ.

Một trong những vấn đề quan trọng là nguồn lực phải được tri thức hóa, sáng tạo hơn, đổi mới và ngừng học tập để theo kịp, đáp ứng những nhu cầu mới nhất của xã hội

– Coi trong quyền sở hữu trí tuệ

Trong nền kinh tế tri thức thì quyền sở hữu trí tuệ là sự đảm bảo pháp lý cho tri thức, từ đó sự sáng tạo mới được coi trọng, duy trì và tiếp tục sáng tạo. Năng lực đổi mới và nguồn lực trí tuệ được xem là yếu tố then chốt để nâng cao tính cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

– Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu

Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển thực sự khi lực lượng lao động có trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và hệ thông sản xuất kết nối giữa các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia.

Các quốc gia sẽ luôn có gắng tạo ra các công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất cứ nước nào có cùng trình độ, cần đến kinh tế tri thức và tiến tới toàn cầu hóa thật sự.

Kinh tế tri thức là định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu kinh tế tri thức là gì và vai trò cụ thể trong bài viết sau đây nhé!

Kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế dựa trên tri thức, khoa học là chính, phản ánh sự phát triển ở trình độ cao của lực lượng sản xuất. Trong mô hình này, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.

Nền kinh tế tri thức là gì
Kinh tế tri thức coi trọng khoa học công nghệ

Đây là xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri thức, chất xám phát huy tối đa khả năng sinh lợi và mang lại hiệu quả lớn trong các ngành như: nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Đặc trưng của nền kinh tế tri thức

  • Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn vốn cơ bản có vai trò quyết định của sản xuất

Nếu trong nền văn minh nông nghiệp, sức mạnh cơ bắp là nguồn vốn sản xuất; trong nền văn minh công nghiệp, tiền bạc đóng vai trò thống trị thì trong nền văn minh trí tuệ, tri thức là nguồn vốn cơ bản và động lực thúc đẩy quá trình sản xuất.

Nói một cách đơn giản thì ai có được nhiều tri thức, người đó nắm quyền chủ động trong sản xuất và thu được nhiều lợi nhuận. Theo Alvin Toffler, tri thức có thể thay thế vật chất, giao thông vận tải, nguồn năng lượng và tiết kiệm thời gian. Tri thức là nguồn tài nguyên vô hạn và cuối cùng của công nghệ, là yếu tố then chốt của sự tăng trưởng kinh tế.

Nền kinh tế tri thức là gì
Sự phát triển của Internet là nền tảng cho kinh tế tri thức

Ví dụ về kinh tế tri thức: sự cải tiến liên tục của các chương trình phần mềm máy tính, hệ thống mạng kết nối như hệ thống điều hành taxi của Grab, Uber, mạng xã hội Facebook, Google, Youtube…

Ưu thế của tri thức là không bị hao mòn, mất đi mà còn được tăng lên trong quá trình sử dụng. Các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng tri thức càng cao thì càng quý giá.

  • Sản xuất công nghệ là hình thức sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất

Kinh tế tri thức là nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đang diễn ra chủ yếu tại các quốc gia phát triển như G20. Đây là cuộc cách mạng số với các công nghệ tiên tiến như: Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tế ảo (AR), phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số.

Trong nền kinh tế tri thức, không còn ranh giới giữa khoa học và sản xuất, giữa phòng thí nghiệm và nhà xưởng, con người vừa nghiên cứu vừa sản xuất gọi là công nhân tri thức.

Nền kinh tế tri thức là gì
Trí tuệ nhân tạo AI phát triển nhanh chóng

Thông qua định nghĩa kinh tế tri thức là gì, chúng ta có thể cho ví dụ cụ thể về các doanh nghiệp như: Microsoft, Netscape, Yahoo, Dell, Cisco. Họ không ngừng đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) để tìm kiếm phương pháp, giá trị mới, ưu việt hơn.

Sự phát triển nở rộ của các doanh nghiệp công nghệ đã kéo theo sự hình thành của các khu công nghệ cao (High-Tech Park), Thung lũng Silicon (Silicon Valley). Ở đây tập trung các trường đại học nổi tiếng như: Đại học Stanford, Đại học San Jose, Đại học Santa Clara và các tập đoàn công nghệ lớn như: Facebook, Google, eBay, Apple Computer, Intel, Cisco Systems…

Sự xuất hiện của “Bitcoin” (tiền ảo) và “Blockchain” (chuỗi khối liên kết) trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đã thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế tri thức. Từ đó, giúp hạn chế rủi ro trong thay đổi dữ liệu và tình trạng “Double spending” (chi tiêu gian lận – hai lần), nâng cao tính bảo mật của thông tin và giao dịch trực tuyến.

  • Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất

Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Do đó, việc làm trong sản xuất và phân phối hàng hóa đang có xu hướng chuyển dịch thành công việc văn phòng. Số lượng công nhân, nông dân sẽ giảm đi nhiều, thay vào đó là sự gia tăng của nhân viên văn phòng, công nhân tri thức.

Học tập trở thành nhu cầu tất yếu đối với mọi người trong xã hội, góp phần tăng tính cạnh tranh trong thị trường lao động và con người phải luôn học hỏi nếu không muốn bị thất nghiệp.

Đầu tư cho giáo dục trở thành nhu cầu bức thiết để xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên, kết quả đầu tư có thể bị “mất trắng” do quá trình “lão hóa tri thức” quá nhanh, một số tri thức biến thành vô giá trị đối với quy trình sản xuất mới. Hoặc tình trạng “chảy máu chất xám” sang quốc gia, doanh nghiệp khác do chiến lược “săn đầu người”.

  • Kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa

Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, đưa thế giới trở thành ngôi nhà chung của con người.

Nền kinh tế tri thức là gì
Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho kinh tế tri thức

Sự phát triển của công nghệ kéo theo sự hình thành của các công ty ảo, môi trường làm việc từ xa, công ty đa quốc gia, hàng hóa không phải của một công ty, quốc gia mà mang tính quốc tế.

Mạng lưới thanh toán trực tuyến, chuyển phát nhanh toàn cầu giúp sản phẩm có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tiết kiệm thời gian.

Xem thêm: Thương hiệu OEM là gì? Sự khác biệt giữa OEM, OBM và ODM là gì?

Cơ hội và thách thức trong nền kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế tri thức là hình thái phát triển cao của lịch sử loài người, phản ánh sự tiến bộ về mọi mặt như: khoa học – công nghệ, quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường, tổ chức tri thức.

Ưu thế của nền kinh tế tri thức

  • Sản xuất sạch, sử dụng ít nguyên liệu và năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường, phát triển  bền vững
  • Sản xuất theo nhu cầu, cân bằng cán cân cung – cầu, ít hàng hóa tồn kho
  • Yêu cầu phải tạo ra cái mới liên tục chứ không phải từ cái cũ lớn dần lên
  • Tài sản làm ra chủ yếu dựa vào cái chưa biết, vì vậy cần thúc đẩy quá trình nghiên cứu, sáng tạo của con người, phát triển khoa học công nghệ
  • Việc ứng dụng thực tế ảo (VR) trong: học tập (học nghề), thiết kế công trình (xây dựng, sản xuất máy móc, thiết bị), thực nghiệm khoa học (chế xuất, chọn giống),… giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất thực.
Nền kinh tế tri thức là gì
Thúc đẩy sự nghiên cứu, sáng tạo của con người

Thách thức của nền kinh tế tri thức

  • Các nền văn hóa có nguy cơ bị pha tạp, lai căng, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Sự “lão hóa tri thức” nhanh chóng đòi hỏi người lao động phải không ngừng học tập, sáng tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi nghề nghiệp để thích ứng với thời đại
  • Con người có nguy cơ trở thành “cỗ máy” tìm kiếm tri thức mới mà không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch…
  • Sự thay đổi công nghệ liên tục gây nên sự lãng phí vì phải loại bỏ công nghệ cũ, gây áp lực cho môi trường
  • Sự phân hóa giàu nghèo, nguy cơ thất nghiệp, khủng hoảng xã hội gia tăng
  • Kinh tế tri thức sử dụng khoa học công nghệ như số hóa, tự động hóa, rô bốt, thay thế việc sử dụng cơ bắp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Lối sống ảo và tình trạng nghiện các thiết bị công nghệ (máy tính, smartphone) trong giới trẻ

Giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

  • Đổi mới cơ chế, chính sách, xây dựng khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với nền kinh tế tri thức. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới dựa trên nền tảng công nghệ, thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, công nghệ mới. Tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, chống độc quyền.
  • Phát triển nguồn lao động trí tuệ, đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí như: cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý, doanh nhân, công nhân lành nghề…
Nền kinh tế tri thức là gì
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
  • Nâng cao năng lực khoa học – công nghệ của quốc gia bằng cách tiếp thu, vận dụng sáng tạo tri thức mới nhất của thế giới, sáng tạo công nghệ đặc thù của quốc gia
  • Tăng cường ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ nền kinh tế tri thức, rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới
  • Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu khoa học – công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, thúc đẩy kết nối khoa học – công nghệ với thực tiễn sản xuất – kinh doanh, tạo ra của cải và tri thức mới, phục vụ quá trình phát triển kinh tế- xã hội
  • Xây dựng và phát triển tài nguyên trí lực, bao gồm: khả năng quan sát, ghi nhớ, suy nghĩ, trí tưởng tượng, sức sáng tạo, kỹ năng thực hành…
  • Tích cực hội nhập quốc tế, kết hợp giữa ngoại lực và nội lực để phát triển khoa học – công nghệ, phục vụ mục tiêu hiện đại hóa lực lượng sản xuất.

Xem thêm: Tri thức là gì? Vai trò của trí thức trong đời sống và xã hội

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu nền kinh tế tri thức là gì đúng không? Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về định hướng và sự phát triển của nền kinh tế tương lai.

Tài liệu tham khảo: Kinh tế tri thức ở Việt Nam