Nên mua ốp lưng ở đâu

Nội dung bài viết

  1. #1. Các Lưu ý khi dùng ốp lưng điện thoại
  2. Vệ sinh ốp lưng, bao da điện thoại
  3. Tháo ốp lưng khi máy phải hoạt động với cường độ cao
  4. #2. Các mẫu ốp lưng điện thoại cơ bản.
  5. 1. Ốp lưng nhựa cứng:
  6. 2. Ốp lưng nhựa dẻo:
  7. 3. Ốp viền nhôm:
  8. 4. Ốp lưng tổng hợp từ 2 chất liệu trở lên
  9. Lưu ý thêm dành cho các sản phẩm ốp lưng điện thoại không thương hiệu

Ốp lưng điện thoại có thể là món phụ kiện đầu tiên bạn sẽ nghĩ đến sau khi tậu cho mình một chiếc máy mới

Có thể nhiều bạn thích để máy trần, nhưng có lẽ số lượng không nhiều, vì dù bạn có là người cẩn thận thì sức người cũng khó giữ cho chiếc máy luôn mới đẹp

Và nếu bạn không thích dùng ốp lưng điện thoại thì chắc bạn cũng không đọc đến bài viết này rồi.

Nên mua ốp lưng ở đâu

Việc dùng ốp không đảm bảo máy bạn sẽ được bảo vệ 100% nên trong phần đầu bài viết này, shop có một số lưu ý dành cho bạn, để chiếc máy luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.

#1. Các Lưu ý khi dùng ốp lưng điện thoại

Vệ sinh ốp lưng, bao da điện thoại

Bạn nên tháo ốp, vệ sinh máy sau một thời gian sử dụng, thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào môi trường bạn sống và làm việc nhiều bụi hay ít

Nói chung bạn nên vệ sinh khi thấy bụi bám nhiều vào các khu vực tiếp xúc giữa máy máy và ốp lưng

Vì sao cần phải vệ sinh ?

Những hạt bụi li ti có thể len lỏi vào bất kỳ đâu, vì vậy sao một thời gian dài sử dụng bụi có thể lọt vào trong phần tiếp xúc giữa máy và ốp lưng gây trầy sướt cho máy.

Đối với các sản phẩm chính hãng có độ chính xác cao thì ốp lưng và máy khá khít, nên hạn chế tốt bụi lọt vào trong, nếu có cũng ở mức độ nhẹ.

Các sản phẩm không thương hiệu đa phần được làm khá tốt, tuy nhiên chất lượng không đồng đều, nên một vài mẫu sẽ có độ hở, dẫn đến dễ lọt bụi vào bên trong.

Tháo ốp lưng khi máy phải hoạt động với cường độ cao

Việc sử dụng ốp lưng điện thoại ít nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của máy, nên việc tạm tháo ốp khi thấy máy quá nóng cũng là việc làm rất cần thiết.

Nguyên nhân làm máy nóng:

  • Chip:Các con chip đời mới sau này thường tiêu thụ ít điện năng hơn, nên tỏa nhiệt cũng ít hơn các chip đời cũ
  • Ứng dụng: Các ứng dụng đòi hỏi máy xử lý cường độ cao liên tục, thường là game (không phải tất cả game)

Nên mua ốp lưng ở đâu

Một mẫu ốp lưng dạng chống nóng của hãng Loopee

Nói chung cũng không có qui tắc chung là khi nào nên tháo ốp lưng, bạn chỉ cần tháo ốp khi thấy máy quá nóng hoặc có thể ngưng sử dụng chờ cho máy nguội lại.

#2. Các mẫu ốp lưng điện thoại cơ bản.

Nếu như vài năm trước đây việc lựa chọn một chiếc ốp lưng điện thoại là khá dễ vì không có nhiều lựa chọn.

Ngày nay với việc ngày càng có nhiều nhà sản xuất tham gia thị trường này, thì việc lựa chọn được một chiếc ốp lưng cho chú dế yêu có phần khó khăn hơn, vì ngoài kiểu dáng, thương hiệu, còn có rất nhiều chất liệu mới nữa.

Sau một thời gian kinh doanh mặt hàng này, shop xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm để bạn có thể chọn cho mình được một sản phẩm phù hợp.

Shop không khuyên bạn nên dùng mẫu này hay mẩu khác mà chỉ nêu ra điểm mạnh điểm yếu của từng loại để bạn có cái nhìn rõ hơn.

Không có sản phẩm nào là hoàn hảo, tất cả phụ thuộc vào sở thích của bạn.

Về cơ bản chúng ta chỉ có 2 dạng ốp lưng là: Ốp dẻo và ốp cứng. Trong mỗi loại sẽ có những biến thể khác, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu nhé.

1. Ốp lưng nhựa cứng:

Đây là mẫu ốp lưng khá thông dụng và được rất nhiều hãng sản xuất phụ kiện áp dụng.

Chất liệu thường được dùng là nhựa Polycarbonate vì ưu điểm là độ bền cao, đàn hồi tốt, không dễ bị giòn hay gãy sau một thời gian sử dụng.

Nhược điểm của mẫu ốp lưng này là thường chỉ bao bọc được phần mặt lưng và 2 cạnh bên chứ không bao được phần cạnh trên và dưới nên có thể máy bạn sẽ không được bảo vệ tốt nhất.

Trong trường hợp bạn làm rơi máy, nếu trúng vào phần cạnh này thì việc trầy sướt hay móp (đối với các máy có phần vỏ bằng kim loại) hoàn toàn có thể xảy ra.

Nên mua ốp lưng ở đâu

Một mẫu ốp lưng cứng quen thuộc của Nillkin không bao bọc phần trên và phần dưới của máy

Hiện nay cũng có một số mẫu ốp lưng cứng bao bọc được toàn bộ phần viền máy, nhưng số lượng mẫu mã còn khá ít, và cũng không được cập nhật trên nhiều dòng máy.

Độ bền cũng không cao như mẫu bên trên của Nillkin

Cập nhật: Từ đầu năm 2019 các mẫu ốp lưng nhựa cứng dòng Frosted Shield của Nillkin cũng đã được chừa 2 rãnh bên dưới để có thể bao bọc được toàn bộ thân máy

Nên mua ốp lưng ở đâu

Một mẫu ốp lưng điện thoại dạng cứng của hãng Baseus được làm khuyết ở góc để bạn có thể lắp vào máy.

Nên mua ốp lưng ở đâu

Một mẫu ốp lưng nhựa cứng dạng 3 mảnh lắp ráp

Nên mua ốp lưng ở đâu

Mẫu ốp lưng dạng cứng, thuộc dạng siêu mỏng (ốp giấy hay ốp lụa) có thể bao bọc trọn 4 cạnh

2. Ốp lưng nhựa dẻo:

Đây cũng là một dạng ốp điện thoại rất thông dụng, hầu như các hãng đều có mẫu ốp lưng dạng này.

Ưu điểm của ốp dẻo là bao bọc được toàn bộ thân máy, nên bảo vệ cho máy tốt hơn, chất liệu thường được dùng là TPU mềm (một số loại giá rẻ được làm từ silicon) nên rất được ưa chuộng vì tháo lắp dễ hơn, cầm khá êm tay.

Ốp cũng có nhiều dạng khác nhau:

a. Ốp dẻo trong suốt:

Bạn có thể tìm thấy mẫu ốp lưng này ở bất kỳ nhà sản xuất nào, giá cả thường phụ thuộc vào thương hiệu và chất liệu.

Nên mua ốp lưng ở đâu

Một mẫu ốp lưng nhựa dẻo TPU khá nổi tiếng của hãng Nillkin

b. Ốp dẻo trong suốt (có hình, đính đá, hoa văn..):

Các hãng lớn cũng có sản xuất dạng ốp này nhưng cũng khá hiếm. Đa phần được sản xuất cho các máy IPhone của hãng Apple

Còn lại đa phần là từ các cơ sở nhỏ đến từ trung quốc.

Hoặc dùng ốp dẻo trong suốt chính hãng (làm phôi) sau đó có thể in hình theo ý bạn. Tuy nhiên nếu bạn chỉ in 1,2 ốp thì giá thành khá cao.

Nên mua ốp lưng ở đâu

Một mẫu ốp dẻo in hoa văn

Nhược điểm của các loại ốp dẻo trong suốt là sẽ bị ngã màu sau một thời gian sử dụng

c. Ốp dẻo TPU ( hoặc silicon) màu có hình hoặc không:

Mẫu ốp lưng điện thoại này khắc phục được nhược điểm của loại trong suốt là không bị ngã màu, mà vẫn có những ưu điểm như trên.

Tuy nhiên số lượng chưa nhiều, và cũng chưa được cập nhật trên nhiều dòng máy.

Cũng như loại trong suốt, các mẫu in hình đa phần đến từ các cơ sở nhỏ hoặc bạn tự đặt in, lựa chọn từ các hãng lớn khá ít

Nên mua ốp lưng ở đâu

Một mẫu ốp dẻo màu in hình

Các thương hiệu lớn đối với mẫu này thường là ốp trơn hoặc tạo điểm nhấn với một vài họa tiết. Khó tìm thấy mẫu nào in hoa văn

Nên mua ốp lưng ở đâu

Còn đây là một mẫu ốp dẻo màu dạng chống sốc của Likgus

  • Có thể bạn thích: Ốp chống sốc Likgus các dòng máy

Nhược điểm: ít sự lựa chọn từ các hãng lớn

3. Ốp viền nhôm:

Vài năm trước đây các loại ốp lưng điện thoại dạng này xuất hiện khá nhiều trên các dòng máy, tuy nhiên hiện nay nó không còn được ưa chuộng.

Ngoài phần viền trang trí cho máy thì loại ốp dạng này thường có tính bảo vệ máy không cao. Vì phần mặt lưng hầu như không được bảo vệ chống trầy sướt.

Đối với các loại ốp dạng này thì khi bạn lỡ làm rơi máy, trong một số trường hợp, phần viền bằng kim loại có thể chuyển trọng tâm về các cạnh (vì nặng), giúp bảo vệ màn hình và mặt lưng máy.

Tuy nhiên không đảm bảo tất cả các trường hợp đều vậy, vì còn phụ thuộc vào độ cao hay tư thế cầm máy của bạn.

Nên mua ốp lưng ở đâu

Một mẫu ốp viền nhôm khá nổi tiếng của hãng Coteetci

Nhược điểm: Khả năng bảo vệ máy kém. Sóng điện thoại có thể bị ảnh hưởng đôi chút.

4. Ốp lưng tổng hợp từ 2 chất liệu trở lên

a. Nhựa dẻo và nhựa cứng.

Đây là một loại ốp lưng điện thoại khá mới, thường phần viền sẽ được làm từ nhựa dẻo để đảm bảo có thể bao bọc được tất cả các cạnh máy.

Phần mặt lưng được làm từ nhựa cứng (thường là trong suốt) không bị ngã màu sau một thời gian sử dụng, nên khắc phục được nhược điểm của các loại ốp dẻo trong suốt

Nên mua ốp lưng ở đâu

Mẫu ốp lưng viền bằng nhựa dẻo. Mặt lưng bằng nhựa cứng của hãng Likgus

Nhược điểm: của loại ốp này là phần mặt lưng nhựa cứng trong suốt dễ bị sướt hơn loại nhựa dẻo.

b. Nhôm và nhựa

Ốp lưng dạng này thường có phần viền làm từ nhôm, còn phần mặt lưng làm từ nhựa (để không làm giảm khả năng bắt sóng của điện thoại), mặt lưng có thể dạng giả kim loại, tráng gương

Nên mua ốp lưng ở đâu

Mẫu ốp lưng viền nhôm, mặt lưng nhựa cứng tráng gương.

Các mẫu này thường không được sản xuất bởi các nhà sản xuất lớn mà đa số đến từ các cơ sở nhỏ, nên tỉ lệ hàng lỗi có thể cao hơn

Vì vậy khi quyết định chọn các mẫu này bạn nên hỏi kỹ nơi bán về việc đổi hàng khi sản phẩm lỗi

Nhược điểm: Dễ trầy sướt. Chưa thấy hàng chính hãng. Độ hoàn thiện đôi khi không tốt

Lưu ý thêm dành cho các sản phẩm ốp lưng điện thoại không thương hiệu

Bạn cũng có thể chọn ốp lưng không thương hiệu, tuy nhiên theo kinh nghiệm của shop thì bạn cần lưu ý thêm:

  • Chỉ nên dùng ốp lưng nhựa dẻo, vì các loại ốp cứng hay nhôm từ các cơ sở nhỏ thường có độ hoàn thiện không cao, dẫn đến dễ là trầy sướt máy khi tháo lắp
  • Nếu thấy ốp lỏng lẻo, không được khớp lắm với máy thì nên chú ý tháo ốp vệ sinh thường xuyên hơn

Bên trên là các mẫu cơ bản đến thời điểm viết bài này mà Ốp Việt biết được, Shop sẽ cập nhật thêm bài viết nếu có thêm các mẫu mới.

Có thể còn nhiều dạng ốp lưng khác mà shop chưa biết hết, nếu bạn có thêm thông tin nào khác ngoài các mẫu trên có thể để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng tham khảo nhé.

0 0 vote
Đánh giá bài viết