Nét đặc trưng của văn hóa tây bắc năm 2024

Mỗi dân tộc trong vùng Tây Bắc đều có một kho vốn sáng tác ngôn từ giàu có và có đủ thể loại tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, giao duyên, cho đến lời khấn, lời bùa chú, các áng văn trong lễ tang, trong lễ hội, các bài văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể trong đám cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười.. ở một số dân tộc có cả truyện thơ dài hàng ngàn câu như: Tiễn dặn người yêu (Thái), Tiếng hát làm dâu (H’Mông), Vườn hoa núi Cối (Mường)… người Thái còn có cả truyện thơ lịch sử, kể lại quá trình thiên di của họ vào Tây Bắc như bản sử ca Dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha (Táy pú Xớc) hay Lịch sử bản mường (Quán tố mướng) ngay đến lời hát của các Mo-then trong lễ cúng người ốm cũng là một áng du kí ca đầy hình tượng đẹp được diễn tả bằng văn phong trau chuốt. Bộ phận người Mường Tây Bắc cũng có những thiên sử thi như ở Hòa Bình, Thanh Hóa.

“Xòe” là đặc sản nghệ thuật múa Thái và trở thành biểu tượng văn hóa Tây Bắc. Người Thái có Xòe vòng quanh đốm lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, gái trai trong tiếng chiêng trống rộn ràng. Nhưng cũng có Xòe điệu của người Thái trắng ven sông Đà suốt từ Ngọc Chiến, Quỳnh Nhai lên đến Lai Châu, Phong Thổ. Tương truyền có đến 32 điệu xòe do các cô thanh nữ múa trong tiếng tính tang dịu dàng của hai chàng trai. Xoè vòng sôi nổi bao nhiêu thì xòe điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu.

Nét đặc trưng của văn hóa tây bắc năm 2024

Người H’mông nổi tiếng về các điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của nam giới. Người Khơmú và Xinhmun lại độc quyền điệu múa lắc mông, lượn eo. Còn điệu Tăng bu (dỗ ống) là sở hữu của người Laha. Và đến với người Mường thì phải được xem múa bông. Riêng điệu múa Xạp, trừ người H’mông còn dân tộc nào trong vùng cũng có, mỗi nơi một vẻ riêng. Có thể xem nghệ thuật múa dân tộc là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc.

Nét chung nữa trong văn hóa Tây Bắc là sở thích trang trí trang phục, chăn màn, đồ dùng với các sắc độ của gam màu nóng ; rất nhiều màu đỏ, xen vào với vàng tươi, vàng đất, vàng rơm, rồi da cam, tím và nếu có xanh thì phải là xanh da trời tươi.

Những nét chung của cả vùng không hề làm mất đi tính riêng của văn hóa dân tộc. Thậm chí, cùng một cốt truyện, ở mỗi dân tộc vẫn có thể tìm thấy cái riêng.

Mưu sinh từ lâu đời trên những triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào vùng cao Tây Bắc đã hình thành cho mình một vốn văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc. Mỗi một dân tộc lại có một nét riêng trong dòng chung văn hóa dân gian Tây Bắc. Trong quá trình chinh phục tự nhiên, tạo dựng cuộc sống, sinh cơ lập nghiệp, đồng bào các dân tộc vùng cao đã sinh thành những quan niệm nhân sinh để rồi từ những quan niệm đó đã chuyển hóa thành những phong tục, tập quán riêng trong đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của bản làng. Từ đời này sang đời khác, người già lưu giữ và truyền lại cho con cháu đời sau và đời sau nữa. Cứ như thế, kho trầm tích văn hóa dân gian trong những vùng đất, những bản làng luôn ăm ắp những giá trị nhân văn, luôn đa dạng những loại hình và được bồi đắp theo tháng năm.

Khi nói đến văn hóa dân gian vùng Tây Bắc, chúng ta cần nhận diện nó từ nhiều phương diện, khía cạnh và giá trị: nguồn gốc bản địa; trong cuộc sống hàng ngày; những phong tục, tập quán… Những phương diện, khía cạnh và giá trị này đã hình thành và dần khẳng định văn hóa dân gian của các dân tộc vùng Tây Bắc hết sức đa dạng, phong phú về các loại hình, hình thức diễn xướng và phương thức lưu truyền.

Đối với những phong tục tập quán, lại chia ra phong tục: cưới hỏi; tang ma; làm nhà; tập quán chữa bệnh; thờ cúng tổ tiên; đặt tên... Đó còn là văn hóa trang phục như thêu thùa, dệt vải, làm đồ trang sức; văn hóa ẩm thực được thể hiện qua những món ăn cụ thể, cách chế biến và dư vị của nó; vốn văn học dân gian được hình thành và lưu truyền vô cùng phong phú trong đời sống văn hóa của các dân tộc như hệ thống những câu tục ngữ, hát ru, câu đố, hát yếu, truyện cổ... điển hình như những di sản vô cùng quý giá như hát then của người Tày, lễ cấp sắc của người Dao, các nghi lễ như lễ cúng rừng của người Mông...

Nét độc đáo của văn hóa dân gian vùng Tây Bắc được thể hiện ở môi trường diễn xướng. Không nằm im trên những trang sách ghi chép, nét văn hóa dân gian Tây Bắc là nguồn văn hóa “động” bởi sự diễn xướng được diễn ra thường ngày hay vào dịp các lễ hội. Phải kể đến như diễn xướng khèn Mông, nghi lễ cúng then, lễ cấp sắc với sự tham gia của cộng đồng. Những tập quán được hiện hữu sinh động như văn hóa chợ phiên, lễ mừng cơm mới, hội cốm, lễ hội xuống đồng, ngày hội ẩm thực... Điều đó đã khiến cho văn hóa dân gian mang đậm tính cố kết cộng đồng, sự hòa điệu nét văn hóa của từng dân tộc đã hội tụ thành một vườn hoa đa sắc màu của văn hóa dân gian.

Trong hành trình hình thành, lưu truyền văn hóa dân gian Tây Bắc, có những vùng đất đã đi vào tiềm thức của con người, trở thành địa chỉ văn hóa để mỗi khi nhắc đến, mỗi người đều cảm nhận đó là một miền đất của văn hóa dân gian. Dọc hành trình lên Tây Bắc, ở đâu, chúng ta cũng gặp những miền đất văn hóa. Ở đó, có sự hòa điệu tuyệt vời giữa vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của cảnh sắc thiên nhiên với chất văn hóa dân gian đậm đà bản sắc. Chính sự hòa điệu này là yếu tố quan trọng để mời gọi, níu chân du khách và quảng bá, giới thiệu những sản phẩm văn hóa. Từ lâu, những tên đất, tên làng đã thấm sâu vào tâm hồn những ai ưa khám phá vẻ đẹp Tây Bắc như: Nghĩa Lộ, Mường Lò, Tú Lệ, Mù Cang Chải, Mai Châu, Mộc Châu, Bắc Hà, Mường Hum, Y Tý, Sa Pa, Mường Hoa, Lũng Pô, bản Lác... Đi đến đâu, con người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa dân gian để từ đó có những cảm nhận riêng về mỗi xứ sở.

Văn hóa dân gian Tây Bắc được hiện hữu trong đời sống của đồng bào vùng cao rất tự nhiên, giản dị mà vẫn có những nét riêng độc đáo. Bởi tính diễn xướng của những loại hình văn hóa dân gian nên mỗi nét lại có cách biểu hiện riêng. Có thể chỉ qua một món ăn dân dã thường ngày, qua chiếc mâm được đan bằng cật tre, qua chiếc gùi, chiếc địu của đồng bào. Đôi khi chỉ thể hiện qua câu hát then từ câu hát thường ngày của người thiếu nữ Tày hay qua một họa tiết trên hoa văn thổ cẩm, qua giọng nói riêng...

Tuy nhiên, cuộc sống càng hiện đại thì những giá trị văn hóa cổ truyền càng ít nhiều bị mai một. Đây là điều không thể tránh khỏi trong quy luật hình thành và phát triển của văn hóa dân gian Tây Bắc. Vì thế, ngày nay, có những nét văn hóa chỉ tồn tại trong kí ức người già, chỉ nằm im lìm trong những trang giấy cũ, chỉ được tạo dựng mỗi khi có đơn đặt hàng. Những truyền nhân, nghệ nhân trong những bản làng mang nỗi lo về di sản văn hóa của dân tộc mình đang bị mai một, không được truyền lại. Họ lo con trẻ không biết hát then, thổi khèn, không tròn vành rõ chữ khi phát âm tiếng dân tộc mình, không biết mặc trang phục do họ làm nên... Họ lo khi người già khuất núi, sẽ mang theo xuống lòng đất cả một kho tàng văn hóa dân gian vốn trước đây được lưu trong trí nhớ và truyền miệng.

Vùng Tây Bắc xa xôi còn chứa đựng biết bao điều kỳ diệu về văn hóa dân gian. Mỗi bản làng, mỗi vùng đất là mỗi phong tục, tập quán mà dù có đi nhiều, cảm nhận nhiều cũng khó lòng kể hết. Điều quan trọng là làm sao để cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ của văn hóa dân gian như một dòng suối có mạch ngầm từ kho trầm tích văn hóa xứ sở chảy mãi./.

Đặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc là gì?

Tất cả những nét đặc trưng như trống đồng, thuyền độc mộc, nhạc cụ tre nứa, tục xăm mình, đều như phảng phất những gì đã từng được sách chữ Hán cũng như các truyền thuyết nói về xứ sở của các vua Hùng. Theo sách dã sử và truyền thuyết của chính người Thái, Lạng Chượng phải chật vật lắm mới thắng nổi quân Nam á.

Đặc trưng văn hóa của vùng Việt Bắc là gì?

Một trong những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng Việt Bắc là lễ hội truyền thống, nhất là lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) của người Tày - Nùng. Đây là ngày hội của toàn thể cộng đồng, thường diễn ra vào mùa Xuân, khi đất trời bước sang vào một năm mới.

Vùng Tây Bắc có gì đặc biệt?

Tây Bắc là khu vực vùng núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam. Nhắc đến Tây Bắc, chúng ta liên tưởng ngay đến những dãy núi non hùng vĩ trùng điệp, những bản sương giăng, những đèo mây phủ, những ruộng bậc thang kỳ vỳ, những cánh rừng hoa ban - mơ - mai - mận - đào, những nụ cười rạng rỡ thơ ngây của những em bé dân tộc,…

Một biểu tượng về nghệ thuật của vùng văn hóa Tây Bắc là gì?

“Xòe” là đặc sản nghệ thuật múa Thái và trở thành biểu tượng văn hóa Tây Bắc.