Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

Ở bài viết này Cunghocvui gửi đến bạn những kiến thức sinh học về công nghệ tế bào là gì, những ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống nói riêng và trong đời sống nói chung, đi liền với những ứng dụng công nghệ tế bào sẽ là thành tựu công nghệ tế bào nổi bật mà bạn cần phải biết.

Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

I) TÌM HIỂU CHUNG

1) Khái niệm

Là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc một cơ thể hoàn chỉnh.

2) Các bước tiến hành

- Bước 1: Lấy tế bào hoặc mô từ cơ thể mang đi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo.

- Bước 2: Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh người ta sử dụng đến hoocmoon sinh trưởng..

II) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống được sử dụng khá rộng rãi hiện nay.

1) Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây tròng

Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

(Mô hình các bước nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng)

- Sau khi thực hiện thì người ta có đưa ra được những ưu điểm sau:

  • Tăng nhanh số lượng cây trồng
  • Cây con mới được tạo ra trong thời gian ngắn
  • Giúp bảo tồn và nhân nhanh những gen thực vật quý hiếm

- Thành tựu: Nhân giống khoai tây, phong lan, mía và dứa,..

♦ Lưu ý: Ở nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng không sử dụng các tế bào đã qua phân hóa ( hoặc già) vì phải trải qua khâu phản phân hóa tốn thời gian, hóa chất và kinh phí.

2) Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng

- Dòng tế bào xoma biến dị được phát hiện và chọn lọc giúp tế bào mới có năng suất và chất lượng tốt nhất, phù hợp với điều kiện của môi trường.

- Ví dụ:

  • Giống lúa CR203 là dòng tế bào chịu nóng và khô hạn tốt lại cho năng suất cao.
  • Tạo giống lúa DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu được nóng và khô hạn tốt.

3) Nhân bản vô tính ở động vật

- Phương pháp mà nhân giống bằng cách chuyển nhân của một tế bào sinh dưỡng vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân rồi kích thích phát triển thành phôi tạo ra cơ thể mới (chứa bộ NST của cơ thể mẹ) được gọi là nhân bản vô tính ở động vật

- Những thành tựu công nghệ tế bào:

  • Trên thế giới, thành tựu công nghệ tế bào nổi bật và đáng nghi nhớ nhất đó là nhân bản vô tính thành công ở cừu, chú cừu được nhân bản vô tính có tên là Cừu Đôli

Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

(Cừu Đôli được ra đời nhờ nhân bản vô tính)

  • Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công trên cá trạch

III) Bài tập

Bài 1: Hãy điền từ thích hợp vào những chỗ trống sau đây

"Khi ứng dụng công nghệ tế bào trên đối tượng là thực vật (hoặc động vật), người ta đều phải____(1)___ khỏi cơ thể rồi nuôi cấy trong___(2)____thích hợp để tạo thành____(3)____(hay mô sẹo). Tiếp đến để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan (hay cơ thể hoàn chỉnh) thì người ta dùng__(4)_____.

Đáp án: 

1. tách rời tế bào

2. cơ thể mới

3. mô non

4. hoocmon sinh trưởng

Bài 2: Trên thế giới có thành tựu công nghệ tế bào là nhân bản vô tính cho ra đời Cừu Đôli. Vậy hỏi ở Việt Nam có không? Và đã nhân giống vô tính thành công ở loài động vật nào?

Bài 3: Để có thể nhân giống vô tính ở cây trồng, người cấy ghép thường sử dụng mô giống ở bộ phận nào của cây?

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui tổng hợp được về công nghệ tế bào là gì, một số ứng dụng của công nghệ tế bào trong công tác giống và những thành tựu công nghệ tế bào ở từng mục ứng dụng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong quá trình học tập, chúc các bạn học tập tốt <3<>

– Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

– Cơ sở của công nghệ tế bào: tính toàn năng của tế bào.

– Công nghệ tế bào gồm 2 giai đoạn:

Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

+ Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trơờng dinh dưỡng để tạo mô sẹo

+ Dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

II. Ứng dụng công nghệ tế bào

2.1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng

– Quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng:

Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

– Ưu điểm:

+ Tăng nhanh số lượng cây trồng trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

+ Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

– Thành tựu: nhân giống thành công ở cây khoai tây, mía, hoa phong lan và bước đầu đạt kết quả trong nhân giống một số cây quý (lát hoa, sến, sâm, sinh địa, râu mèo,…).

2.2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng

– Đây là phương pháp tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị.

– Ví dụ:

+ Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống CR 203.

+ Nuôi cấy để tạo ra giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt.

2.3. Nhân bản vô tính ở động vật

– Hiện nay, trên thế giới đã nhân bản vô tính thành công đối với cừu, bò và một số động vật khác. Ở Việt Nam, đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch.

Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

Quy trình nhân bản vô tính ở Cừu Đôly

– Nhân bản vô tính ở động vật đã mở ra triển vọng:

+ Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

+ Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.

- Công nghệ tế bào là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế vào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Gồm 2 công đoạn:

Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo.

+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

@70932@@70931@

Công nghệ tế bào được sử dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ở cây trồng và trong tạo giống cây trồng. 

a. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng

Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

- Qui trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng:

+ Bước 1: Tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc tế bào lá non).

+ Bước 2: Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc tạo mô sẹo.

+ Bước 3: Chuyển mô sẹo sang môi trường dinh dưỡng đặc + hoocmon sinh trưởng giúp kích thích phân hóa tạo cây con hoàn chỉnh.

+ Bước 4: Cây con nuôi cấy trong bầu, vườn có mái che.

+ Bước 5: Đưa ra trồng ngoài đồng ruộng.

- Ưu điểm:

+ Tăng nhanh số lượng cây trồng.

+ Rút ngắn thời gian tạo ra cây con mới.

+ Bảo tồn và nhân nhanh một số nguồn gen thực vật quý hiếm.

- Thành tựu: nhân giống ở cây khoai tây, phong lan, mía, dứa, …

Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

*Lưu ý: Không sử dụng các tế bào đã qua phân hóa hoặc đã già vì khi tiến hành nuôi cấy chúng phải trải qua khâu phản phân hóa mới có khả năng phân bào và tái sinh thành cây hoàn chỉnh sẽ tốn thời gian, hóa chất và kinh phí.

Trong trường hợp cần thiết, người ta mới sử dụng tế bào đã phân hóa để duy trì các nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

@70933@

b. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng

- Sử dụng công nghệ nuôi cấy tế bào và mô để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xoma biến dị.

- Một dòng tế bào xoma là tập hợp các tế bào được hình thành từ một tế bào xoma ban đầu qua nhiều lần nguyên phân.

- Ví dụ:

+ Từ tế bào phôi của giống lúa CR203 ta chọn được dòng tế bào chịu nóng và khô hạn, cho năng suất cao.

+ Dùng phương pháp nuôi cấy tế bào tạo ra giống lúa DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô hạn tốt.

@193890@

c. Nhân bản vô tính ở động vật

- Trên thế giới, đã nhân bản vô tính thành công đối với cừu (cừu đôli), bò và một số động vật khác.

Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào

- Ở Việt Nam, nhân bản vô tính thành công trên cá trạch.

- Khái niệm: Nhân bản vô tính ở động vật là phương pháp nhân giống bằng cách chuyển nhân của một tế bào sinh dưỡng vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân rồi kích thích phát triển thành phôi tạo cơ thể mới. Cơ thể mới này chứa bộ NST của cơ thể mẹ cho nhân.

- Ý nghĩa: Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương ứng. 

@193966@