Ngân hàng chính sách xã hội Bắc Ninh

Trong chặng đường 20 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh triển khai hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách, tạo dấu ấn và niềm tin với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức Hội đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân. Nhân dịp Tổng kết 20 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, Phóng viên Báo Bắc Ninh ghi lại những ý kiến đánh giá của các tổ chức, cán bộ, người dân về vấn đề này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
(Ông Nguyễn Công Thao, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh)

Ngân hàng chính sách xã hội Bắc Ninh
Để thực hiện tốt công tác cho vay ủy thác, Hội Nông dân các cấp chủ động phân công cán bộ chuyên trách trực tiếp theo dõi nguồn vốn nhận ủy thác; duy trì dự họp giao ban với NHCSXH để trao đổi, đánh giá những mặt làm được, những vướng mắc và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ủy thác. Chỉ đạo Hội cấp dưới phối hợp chặt chẽ với Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện xây dựng kế hoạch tập huấn nghiệp vụ cho Ban quản lý Tổ TK&VV. Thực hiện tốt các nội dung ủy thác cho vay, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của hộ vay, đôn đốc Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH. Hoạt động điều hành quản lý vốn vay của Hội các cấp được đồng bộ, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hạn chế thiếu sót, góp phần cùng ngân hàng bảo toàn vốn, quản lý vốn hiệu quả. Hội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách liên quan tín dụng ưu đãi đến cán bộ, hội viên, nông dân,... Nhờ đó, nguồn vốn uỷ thác của NHCSXH qua Hội Nông dân trong những năm qua luôn được bảo toàn, tỷ lệ thu hồi nợ cao, doanh số cho vay quay vòng hàng năm được nâng lên, tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm giảm và duy trì ở mức thấp. Hội Nông dân quản lý dư nợ là 857.923 triệu đồng, chiếm 29,3% tổng dư nợ ủy thác.

Nguồn vốn chính sách đã giúp hàng chục nghìn hộ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo bước đột phá quan trọng để phát triển kinh tế hộ, kinh tế hợp tác, góp phần giảm nghèo bền vững. Năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo tiêu chí mới là 1,15%, phấn đấu năm 2022 giảm xuống còn 1,1%. Thông qua phương thức ủy thác cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của hội viên, giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào Hội, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển vững mạnh.


Gắn hiệu quả tín dụng chính sách với đánh giá kết quả công tác của cán bộ
(Ông Lê Đắc Khanh, Chủ tịch UBND xã Tam Giang, Yên Phong)

Ngân hàng chính sách xã hội Bắc Ninh
Xã Tam Giang hiện có 3.339 hộ (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 1,3%, hộ cận nghèo 2,7%). Để nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến đúng đối tượng và phát huy hiệu quả sử dụng, với vai trò là thành viên BĐD-HĐQT-NHCSXH huyện, tôi luôn làm tốt công tác tham mưu với cấp trên và trực tiếp chỉ đạo triển khai nội dung Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ sát với tình hình địa phương. Đưa các nội dung hoạt động tín dụng chính sách vào chương trình, kế hoạch, hoạt động của Đảng ủy và UBND xã, coi đây là một trong các nội dung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong hoạt động giảm nghèo, tạo việc làm và phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Gắn hiệu quả của tín dụng chính sách với kết quả đánh giá nhận xét đảng viên và chi bộ hàng năm. Giới thiệu cán bộ, đảng viên và quần chúng có uy tín, trách nhiệm làm Tổ trưởng Tổ TK&VV. Tích cực phối hợp với NHCSXH thực hiện tốt công tác giao dịch tại xã vào ngày 14 hàng tháng, kịp thời chỉ đạo xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai. Giám sát hoạt động của Tổ TK&VV và việc sử dụng vốn của hộ vay, hỗ trợ các đối tượng vay vốn có hướng đi đúng đắn, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng…
Những năm qua, công tác tín dụng chính sách xã hội đạt kết quả cao, hiện dư nợ toàn xã đạt 41.560 triệu đồng với 23 tổ TK&VV và 922 hộ vay vốn và 8 chương trình tín dụng. Tam Giang là xã có dự nợ tín dụng chính sách lớn nhất toàn huyện Yên Phong, chất lượng tín dụng chính sách cấp xã luôn được xếp loại tốt, nhiều năm liền không có nợ quá hạn, không có nợ tham ô chiếm dụng, 100% các tổ TK&VV được xếp loại tốt, tỷ lệ thu lãi luôn đạt 100%, thu tiền gửi tiết kiệm của tổ viên luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao; nhiều năm liền không có đơn thư, khiếu kiện...


Góp phần phát triển kinh tế hộ
(Ông Chu Văn Đức, Trưởng thôn Phượng Giáo, Thị trấn Thứa, huyện Lương Tài)

Ngân hàng chính sách xã hội Bắc Ninh
Nhiều năm làm Trưởng thôn Phượng Giáo, bản thân tôi luôn tích cực trong việc tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, hỗ trợ nhân dân kỹ thuật và cách thức vay vốn từ NHCSXH huyện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế hộ gia đình.Tôi luôn nắm bắt sát địa bàn và hoàn cảnh từng hộ gia đình cũng như các nhu cầu cụ thể của từng hộ vay, tích cực phổ biến, tuyên truyền tính ưu việt của nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước tới nhân dân. Trước khi làm thủ tục để giải ngân nguồn vốn, luôn phối hợp với các ban, ngành, tổ chức hội, đoàn thể tại địa phương trong việc lựa chọn, bình xét đối với các hộ được vay vốn đến việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, tư vấn, cung cấp phương thức, kiến thức để hộ vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích.
Đến 31-8-2022 tổng dư nợ của thôn đạt gần 2,2 tỷ đồng, 41 hộ còn dư nợ. Trong suốt 20 năm qua, trong thôn không có nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi luôn đạt 100%. Vai trò trong việc triển khai tín dụng chính sách của Trưởng thôn phát huy hiệu quả không chỉ ở mỗi hộ gia đình, còn đóng góp tích cực vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tạo điều kiện cho tổ viên vay vốn
(Bà Nguyễn Thị Vượng, Tổ trưởng Tổ TK& VV khu phố Tân Thành,  phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn)

Ngân hàng chính sách xã hội Bắc Ninh
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK & VV) do tôi quản lý bình quân mỗi năm có 3-5 hộ thoát nghèo, cận nghèo. Ban đầu thành lập chỉ có 5 hộ được vay vốn với số tiền hơn 10 triệu đồng, đến nay tăng lên 2,7 tỷ đồng đồng cho 51 hộ vay. Bình quân mỗi hộ được vay số tiền hơn 52 triệu đồng. Với sự quan tâm của NHCSXH các hộ vay vốn được cung cấp miến phí mọi thủ tục, giấy tờ đồng thời các Tổ trưởng Tổ TK & VV được tập huấn thường xuyên nhờ đó hoạt động của Tổ phát huy hiệu quả.
Để hoạt động chất lượng của Tổ đi vào nền nếp, tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ NHCSXH, vì vậy Tổ TK &VV do tôi quản lý không có trường hợp nào nợ quá hạn. Chất lượng hoạt động của Tổ luôn được xếp loại tốt; 100% tổ viên có dư tiền gửi tiết kiệm và gửi tiền hàng tháng, huy động tiền gửi thông qua Tổ đạt 168 triệu đồng. Tín dụng ưu đãi của NHCSXH tạo niềm tin đối với nhân dân, nhất là hộ nghèo, đối tượng chính sách được hưởng nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập… góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp- văn minh.


Sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn
(Chị Trương Kim Huệ, thôn Giới Tế, xã Phú Lâm,  huyện Tiên Du)

Ngân hàng chính sách xã hội Bắc Ninh
Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của địa phương, năm 2018 chồng tôi mất do tai nạn giao thông một mình bươn trải nuôi 3 con ăn học. Được NHCSXH huyện Tiên Du cho vay 100 triệu vốn hộ nghèo cùng với chút vốn tích lũy khi làm thuê, tôi mạnh dạn mua trang thiết bị mở xưởng cơ khí, sửa chữa thùng bệ ô tô. Đến nay, sau gần 3 năm hoạt động, xưởng của gia đình có một lượng khách hàng ổn định, thu nhập đều, giải quyết việc làm cho gần 10 lao động. Từ  nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp, gia đình có tiền nuôi các con ăn học và vươn lên thoát nghèo.
Cũng như nhiều hộ vay vốn khác, tôi rất hài lòng về phong cách làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ NHCSXH huyện Tiên Du.Với tinh thần gần dân, hiểu dân, tận tụy với dân các cán bộ ngân hàng hướng dẫn bà con tiếp cận nguồn vốn, các thủ tục hồ sơ vay vốn, tư vấn cách sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất…

PVKT

Ngân hàng chính sách xã hội Bắc Ninh

Cán bộ NHCSXH huyện Thuận Thành giao ban định kỳ với các tổ chức hội đoàn thể và Tổ tiết kiệm vay vốn tại xã Đình Tổ.

Hiện toàn huyện có 356 tổ tiết kiệm và vay vốn với hơn 12.600 lượt hộ vay vốn tại 18 điểm giao dịch các xã, thị trấn thực hiện tốt trọng trách  vừa huy động nguồn vốn trong dân, vừa đưa nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thời điểm này, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thuận Thành đã rà soát, thống kê các khách hàng bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi và gia hạn nợ cho 54 khách hàng với tổng số tiền gần 1,6 tỷ đồng. Trong đó đối tượng hộ cận nghèo nhiều nhất 27 khách hàng với số tiền 823 triệu đồng.

N.H

1. Hình ảnh đại diện:

Ngân hàng chính sách xã hội Bắc Ninh

NHCSXH Thị xã Từ Sơn vì mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội.

2. Cơ cấu tổ chức:

2.1. Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH Thị xã: Ông Nguyễn Xuân Thanh – Phó chủ tịch thường trực UBND Thị xã làm trưởng ban

2.2. Ban giám đốc:

- Ông Trần Văn Dũng- Ủy viên thường trực Ban ĐD HĐQT NHCSXH , Giám đốc NHCSXH Thị xã Từ Sơn.

- Bà Ngô Hồng Vân: Phó giám đốc NHCSXH Thị xã Từ Sơn

2.3. Các tổ nghiệp vụ:

- Tổ kế hoạch nghiệp vụ: 03 người

- Tổ kế toán ngân quỹ: 03 người

- Tổ bảo vệ: 02 người

2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội:

NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận. NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đàu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu- nước mạnh-dân chủ-công bằng-văn minh.

Hiện tại, NHCSXH Thị xã Từ Sơn đang cho vay 9 chương trình gồm cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay người lao động tại huyện không nghèo đi xuất khẩu lao động.

4. Điểm giao dịch xã, phường:

Tổng số xã, phường: 12 xã, phường.

Tổng số điểm giao dịch: 11/12

Stt

Điểm giao dịch

Ngày giao dịch

Thời gian giao dịch

Nơi giao dịch

Ngày hiệu lực

Tại xã

Tại Ngân hàng

1

Xã Tam Sơn

08

8h00-11h30

x

01/11/14

2

Phường Đồng Nguyên

10

8h00-11h30

x

01/11/14

3

Phường Đông Ngàn

10

8h00-11h30

x

01/11/14

4

Xã Tương Giang

12

8h00-11h30

x

01/01/12

5

Phường Trang Hạ

12

13h30-16h30

x

01/03/15

6

Xã Hương Mạc

14

8h00-11h30

x

01/01/12

7

Phường Châu Khê

16

8h00-11h30

x

01/01/12

8

Phường Tân Hồng

16

8h00-11h30

x

01/01/12

9

Xã Phù Khê

18

8h00-11h30

x

01/01/12

10

Phường Đồng Kỵ

18

8h00-11h30

x

01/01/12

11

Xã Phù Chẩn

20

8h00-11h30

x

01/01/12

12

Phường Đình Bảng

20

8h00-11h30

x

01/01/12

5. Kết quả hoạt động ủy thác đến 30/06/2016

       

ĐVT: tổ, hộ, triệu đồng

Stt

Đơn vị nhận uỷ thác

Số tổ Tiết kiệm và vay vốn

Số hộ còn dư nợ

Dư nợ

Quá hạn

1

Hội nông dân

100

      3.586

     73.903

         66

2

Hội phụ nữ

101

      3.800

     74.326

       102

3

Hội cựu chiến binh

37

         844

     17.971

           3

4

Đoàn thanh niên

34

      1.271

     21.015

         44

Tổng

272

      9.501

   187.215

       215

6. Chương trình hành động của NHCSXH

- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2016 và tranh thủ sự lãnh đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của NHCSXH TW, của Thị ủy, UBND Thị xã và sự chỉ đạo sát sao của Ban Đại diện HĐQT NHCSXH Thị xã trong việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương và các đoàn thể CT-XH tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình chính sách và tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn Thị xã.

- Thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch quản lý các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Hạn chế tối đa những tiêu cực, lợi dụng chính sách làm thất thoát vốn của Nhà nước.

- NHCSXH Thị xã Từ Sơn tiếp tục tập trung lực lượng thực hiện quyết liệt các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, coi trọng công tác thu nợ, thu lãi, tích cực huy động vốn, nhất là huy vốn thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn tín dụng chính sách; nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cho vay; nâng cao chất lượng hoạt động tại Điểm giao dịch xã, chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Thực hiện tốt tín dụng chính sách nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời đảm bảo tín dụng chính sách phải gắn kết với kế hoạch phát kiển kinh tế xã hội và kế hoạch giảm nghèo bền vững của địa phương để nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy được hiệu quả.