Ngân hàng cho vay mua chứng khoán

Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay chứng khoán đến ngày 14-4 đạt khoảng 46.000 tỉ đồng, tăng 0,7% so với cuối năm 2020. Trong ảnh: nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường - Ảnh: L.THANH

Trao đổi với báo chí về công tác điều hành chính sách tiền tệ quý 1 của Ngân hàng Nhà nước vào chiều 22-4, ông Nguyễn Tuấn Anh - vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - cho biết sáng 22-4, Chính phủ đã họp đánh giá về thị trường chứng khoán.

"Tại cuộc họp này, Ủy ban Chứng khoán báo cáo tăng trưởng thị trường chứng khoán chưa có vấn đề gì nóng.

Còn Ngân hàng Nhà nước theo dõi, đến ngày 14-4, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán đạt khoảng 46.000 tỉ đồng, tăng nhẹ 0,7% so với ngày 31-12-2020.

Với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 9,5 triệu tỉ đồng, dư nợ tín dụng cho vay chứng khoán chiếm chưa đến 0,5%. Đây là tỉ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro là bất động sản, chứng khoán" - ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đánh giá về tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 2 và 3, dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 42.590 tỉ đồng và 45.326 tỉ đồng, giảm 7 và 1% so với cuối năm 2020. So sánh với thời điểm ngày 14-4, dư nợ cho vay chứng khoán đang tăng trở lại.

Phân tích về dư nợ cho vay ngắn hạn đối với chứng khoán, tính đến hết tháng 2, tỉ trọng này chiếm chủ yếu với 96,21%. Tín dụng tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần khác chiếm 48,42%, ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chiếm tới 43,47%.

Cụ thể, dư nợ chứng khoán tập trung ở một số ngân hàng như Vietcombank chiếm 25,75%; BIDV: 13,47%; Techcombank: 12,46%, VIP: 5,25%... tổng dư nợ chứng khoán toàn hệ thống.

L.THANH

Ngân hàng siết chặt cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản

(NLĐO) – Trong nửa đầu năm 2022, các ngân hàng sẽ tiếp tục siết chặt dòng vốn vào những lĩnh vực rủi ro cao như đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản...

  • TP HCM: Thu ngân sách từ bất động sản, chứng khoán, ngân hàng tăng mạnh

  • Cơ hội bứt phá của thị trường bất động sản khu Bắc TP HCM

  • Bộ Tài chính "siết" quản lý thuế khi chuyển nhượng bất động sản

  • Kết quả đấu giá đất Thủ Thiêm có làm tăng giá bất động sản khu Đông?

Đây là một trong những kết quả tại Cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng tháng 12-2021, do Ngân hàng Nhà nước vừa công bố.

Theo khảo sát này, trong năm 2021, các tổ chức tín dụng đánh giá nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tăng cao hơn so với năm trước nhưng chưa đạt được như kỳ vọng nhưng dự báo sẽ cải thiện hơn trong quý I/2022 và cả năm 2022.

Cụ thể, các ngân hàng dự báo nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp cao hơn khách hàng cá nhân; tín dụng ngắn hạn cao hơn tín dụng trung dài hạn. Nhu cầu vay phục vụ đời sống và tiêu dùng sau khi tăng thấp nhất trong năm 2021 sẽ hồi phục và tăng cao vào năm 2022. Các ngân hàng tiếp tục ưu tiên dòng vốn đổ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, sản xuất, phân phối điện và xây dựng…

Vốn tín dụng ngân hàng vào đầu tư kinh doanh bất động sản sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt

Cũng theo kết quả điều tra, trong 6 tháng cuối năm 2021, các tổ chức tín dụng đã thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân, giảm phí phi lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và cũng "thắt chặt hơn" yêu cầu về tài sản bảo đảm, các điều khoản bổ sung trong hợp đồng, yêu cầu điểm xếp hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng và hạn mức tín dụng đối với khách hàng để đảm bảo an toàn tín dụng.

Xu hướng này dự kiến tiếp tục diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2022 khi các tổ chức tín dụng tiếp tục thu hẹp chênh lệch lãi suất biên, gia tăng quy mô khoản vay hoặc hạn mức tín dụng tối đa để hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong khi dự kiến tiếp tục thắt chặt mạnh hơn với lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản và sử dụng thẻ tín dụng.

Trong xu hướng này, các ngân hàng cũng dự kiến sẽ giảm dòng vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản, xuống còn khoảng 23,8% trong 6 tháng đầu năm 2022 từ mức 29,7% của 6 tháng đầu năm 2021 do là lĩnh vực được dự báo mức độ rủi ro tăng cao nhất.

Tại họp báo tổng kết ngành ngân hàng năm 2021 mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh phải hướng dòng vốn tín dụng năm 2022 vào lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hạn chế tín dụng đen.

Còn vốn vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản hay kênh trái phiếu, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là phải kiểm soát chặt.

"Với lĩnh vực bất động sản, vẫn tạo điều kiện cho bất động sản nhà ở, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thực sự, chính đáng. Còn bất động sản đầu cơ, dự án lớn có hệ số rủi ro cao thì vẫn kiểm soát chặt chẽ" - ông Đào Minh Tú nói.

Thái Phương. Ảnh: Lam Giang

Động thái của ngân hàng khi cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản

(NLĐO) – Dự kiến nửa cuối năm nay, các ngân hàng sẽ tiếp tục kiểm soát chặt điều khoản, điều kiện khách hàng doanh nghiệp vay vốn đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản.

  • Chứng khoán hồi phục tích cực

  • Chứng khoán ngày 15-7: Tâm lý nhà đầu tư dần ổn định, dự báo thị trường tăng điểm

  • Dự báo chứng khoán ngày 14-7: Cơ hội mua tích luỹ cổ phiếu

  • Chứng khoán tăng mạnh hiếm có

Đây là một trong những điểm nổi bật tại kết quả Cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng tháng 6 do Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố.

Dự kiến 6 tháng cuối năm nay, nhu cầu tín dụng sẽ tiếp tục được cải thiện ở tất cả lĩnh vực. Nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng doanh nghiệp vẫn cao và nhu cầu tín dụng "phục vụ đời sống và tiêu dùng" được nhiều tổ chức tín dụng dự báo tăng cao nhất trong năm nay.

"Đầu tư vận tải kho bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu, mua nhà để ở và công nghiệp chế biến chế tạo" là 4 lĩnh vực có số lượng tổ chức tín dụng dự báo nhu cầu tín dụng tăng cao nhất.

Vay đầu tư kinh doanh chứng khoán là một trong những lĩnh vực không được ngân hàng "mặn mà" giải ngân nửa cuối năm nay

Năm 2022, nhu cầu tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh du lịch được nhiều ngân hàng dự báo tăng hơn kết quả ghi nhận tại kỳ điều tra trước. Đây cũng là một trong các lĩnh vực được các ngân hàng dự kiến giảm bớt thắt chặt tiêu chuẩn tín dụng và tập trung cho vay để hỗ trợ phục hồi sau đại dịch Covid.

Theo kết quả điều tra, các tổ chức tín dụng cho biết đã nỗ lực thu hẹp chênh lệch lãi suất biên và phí phi lãi suất để hỗ trợ khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh nhưng tiếp tục giữ nguyên hoặc có xu hướng "thắt chặt nhẹ" các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể để bảo đảm chất lượng tín dụng.

Diễn biến lãi suất và thị trường bất động sản được xem là những nhân tố chính có thể dẫn tới sự sụt giảm của nhu cầu tín dụng của khách hàng trong năm 2022. Thực tế, những chính sách kiểm soát chặt dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản, đặc biệt lĩnh vực đầu cơ, lướt sóng, phân khúc bất động sản có rủi ro cao… đã tác động đáng kể tới thị trường bất động sản thời gian qua.

Trong 6 tháng cuối năm, các ngân hàng thương mại dự kiến sẽ tiếp tục "thắt chặt" nhẹ các điều khoản và điều kiện cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản" nhưng nới lỏng hơn đối với cho vay sản xuất, kinh doanh.

Đối với khách hàng cá nhân, các điều kiện và điều khoản cho vay được nới lỏng hơn đối với cho vay tiêu dùng, mua bất động sản để ở, trong khi thắt chặt đối với sử dụng thẻ tín dụng…

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong nửa đầu năm 2022, tăng trưởng tín dụng đạt tới 9,35% trong khi huy động vốn chỉ tăng khoảng 4,51%. Nhu cầu vốn tín dụng của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vẫn ở mức cao trong bối cảnh kinh tế khởi sắc.

Tin, ảnh: Thái Phương

Video liên quan

Chủ đề