Nghệ sĩ cải lương Trường Sơn bao nhiêu tuổi?

Còn nhớ cách đây 12 năm khi các vở Cóc kiện trời, Cầu vồng và đàn thỏ, Củ cải khổng lồ, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài… của nhóm Đồng Ấu Bạch Long vừa ra mắt khán giả vào dịp Trung Thu. Khắp nơi người ta đều nhắc dến những cái tên diễn viên nhí quen thuộc. Các em xuất hiện thường xuyên trong chương trình Những bông hoa nhỏ trên HTV, rồi có lúc tự giới thiệu về mình qua các vở cải lương thiếu nhi mà nghệ sĩ Bạch Long dàn dựng. Trong số hơn 20 học trò, Ngọc Trinh, Tú Sương và Thanh Thảo được thầy Bạch Long chú ý nhất. Cả ba tuy còn rất nhỏ nhưng đã được cha mẹ cũng như thầy Bạch Long huấn luyện để có thể nối nghiệp gia đình.

Nghệ sĩ cải lương Trường Sơn bao nhiêu tuổi?

Có đến quan sát nét diễn và tính cách của mỗi thành viên trong nhóm Đồng Ấu Bạch Long sẽ thấy chú ý đến ba cô gái sáng duyên sân khấu. Ngày càng lớn họ rất giống nét diễn của nghệ sĩ Thnh Loan. Bởi, từ khi mang thai cho đến lúc các con khôn lớn, không ngày nào chị rời xa Đình Cầu Quan khu xóm nghèo lao động, quanh năm suốt ngày chỉ quanh quẩn với chuyện nghề hát. Và thế giới đó cũng là một phần chắc lọc để nghệ sĩ Bạch Long hình hình thành nhóm Đồng Ấu, cần mẫn xây dựng những hình tượng nhân vật rất đẹp trong đôi mắt trẻ thơ. Thật sự Tú Sương có nét diễn sinh động nên thích hợp với những vai đào nhí. Tuy cô bé mới chập chững vào nghề nhưng đã giống mẹ từng cái liếc mắt, nụ cười và giọng nói. Thanh Thảo có cá tình lí lắc chẳng kém những vai hài của mẹ. Xem bé diễn vai Quách Hải Thọ trong vở Bao Công vô lò gạch, sẽ thấy ngay nét duyên dáng đáng yêu được thừa hưởng từ những vai hài của thầy Bạch Long cũng như của ba mẹ. Ngọc Trinh có vẻ khiêm tốn hơn với những vai phụ đôi khi chỉ lướt qua sân khấu. Song, không vì thế làm cô lơ là với các nhân vật được giao. Xem Ngọc Trinh diễn trong một vài vở cải lương thời kỳ đầu của Đồng Ấu Bạch Long sẽ thấy ngay sự chững chạc, tự tin, nhất là vai Ỷ Lan hoàng hậu (vở Tô Hiến Thành xử án).

NS Tú Sương đã nhiều lần tâm sự: “Từ khi lớn lên, bước chân vào nghề hát chúng tôi hiểu rõ hơn sự vất vả của cha mẹ. Có những suất hát mẹ bị sốt cao nhưng vẫn ra sân khấu. Tinh thần học hỏi và đặt trách nhiệm lên trên hết của ba mẹ luôn là bài học soi rọi bước chân vào đời của chị em tôi. Thỉnh thoảng nghe ba kể về sự đóng góp tích cực của ông bà ngoại (Minh Tơ – Bảy Sự), ông bà nội (vợ chồng nghệ nhân đánh trống Bảy Đực). Tôi đã hiểu rõ hơn ý thức cần bảo vệ nghề nghiệp truyền thống của gia đình, đó là cố gắng vun vén những bài học kinh nghiệm cho nghề”. Năm 1992 Tú Sương vinh dự đoạt HCV giải Trần Hữu Trang với vai Thượng Dương Hoàng hậu, mẹ là người đã theo sát cô để phân tích, chỉ dạy từng đường nét, nhất là xâu chuỗi một cách có hệ thống sự biến đổi tâm lý của nhân vật. Đối với sự nghiệp của ba chị em cô, nếu không có công ơn dìu dắt của ba mẹ thì khó mà đạt được những hoài bão đầu đời.

 

Nghệ sĩ cải lương Trường Sơn bao nhiêu tuổi?

Riêng NS Thanh Thảo cô nhớ nhất kỷ niệm năm 1994 khi cả nhà cùng có mặt trong vở cải lương Mộc Quế Anh dâng cây trên sân khấu Đoàn Sông Bé 2. Khi đó ba cô đóng vai Dương Lực Sứ, mẹ đóng Dư Thái Quân, Tú Sương đóng vai Mộc Quế Anh, Ngọc Trinh đóng vai Bát nương và Thanh Thảo vào vai Mộc Hoa. Đó là thời gian cả nhà vui nhất vì đêm nào cũng có mặt tại sân khấu. Khi thì mẹ sắp tuồng cho ba, lúc ba làm mặt cho cả ba chị em. NS Thanh Thảo nói: “Cuộc đời này nếu không có tình thương yêu của ba mẹ thì chúng tôi sẽ không thể vững niềm tin theo nghề hát”.

NS Ngọc Trinh thì xúc động: “Sân khấu đang ngày càng khó khăn, chỉ con rạp Hưng Đạo sáng đèn, đời sống diễn viên vô cùng bấp bênh. Đã nhiều lúc chị em tôi xin ba mẹ cho nghỉ hát để đi tìm một công việc gì đó để mưu sinh, nhưng ba mẹ dứt khoát ngăn cấm. Ba luôn nói nghề hát trong xã hội hôm nay luôn cao quý, cho dù có khổ cực đến mấy cũng phải theo. Chúng tôi nguyện một lòng, một dạ với sự hưng thịnh của sân khấu tuồng cổ, một bộ môn nghệ thuật mà mấy đời qua gia tộc tôi vẫn quyết tâm gìn giữ và phát triển”. Riêng nghệ sĩ Trường Sơn, anh tin thế hệ thứ sáu của gia đình Bầu Thắng – Minh Tơ, nghĩa là cháu ngoại của anh rồi sẽ tiếp tục lấy chữ đức nối chữ nghiệp, để mãi mãi thế hệ sau luôn được thế hệ đi trước nâng đỡ và là điểm tựa cho sự phát triển của nghề hát.

NHƯ LAN

Vợ Chồng NS Trường Sơn – Thanh Loan

Lấy Niềm Vui Của Con Là LẼ SỐNG

Tận tụy với nghề và hết lòng vì sự nghiệp dìu dắt các diễn viên trẻ đến với lãnh vực tuồng cổ, vợ chồng nghệ sĩ Trường Sơn – Thanh Loan đã có được niềm hạnh phúc khi nhìn thấy các con yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp. Góc riêng tư của họ luôn tràn ngập niềm vui về sự trưởng thành của các con.

Nghệ sĩ Trường Sơn kể: “Công việc hàng ngày của vợ chông tôi rất bình dị và đơn giản. 6 giờ sáng tôi đã thức dậy lo cho hai cháu Tú Uyên và Hồng Uyên con gái của Tú Sương đến trường. Bà ngoại của hai cháu thì lo đi chợ, chuẩn bị cho bữa ăn của cả nhà. Thường thì vào giờ cơm trưa và chiều, cả nhà quay quần bên mâm cơm. Xế chiều, tôi lại lấy xe gắn máy đi đón hai cháu tan học. Tầm tối đến thì cả nhà rộn rã tiếng cười, vì hai nàng công chúa đi học về là chọc ghẹo nhau rồi lại giận hờn, cười đùa, mắng vốn… Từ ngày có hai cháu, tuổi về chiều của tôi được tưới thêm niềm vui. Bà nội của hai cháu cũng hay đến thăm và chăm sóc hai cháu.

Vợ chồng tôi thường dành thời gian chăm sóc đồ hát, chúng tôi quý trọng đạo cụ, vật dụng của nghề hát như của gia bảo. Tính đến nay mẹ của các cháu đã may được mấy chục bộ đồ hát cho các con, tôi thì chế biến nhiều kiểu mão, trâm cài tóc, bộ râu để tôi và Tú Sương diễn những vai lão. Cách đây không lâu trong đêm diễn múa cúng đình cầu yên, Tú Uyên lần đầu tiên được hóa trang để lên sân khấu đóng vai con của Hoàng Phi Hổ. Đánh dấu một bước ngoặc cháu tôi đã theo nghề ông ngoại. Sắp tới nếu không có gì thay đổi, cả nhà tôi sẽ tham gia chương trình chuyên đề sân khấu tổ chức tại Nhà hát TP. Đúng ra chương trình sẽ tổ chức tối 4/1/2007, nhưng vì Tú Sương đã nhận lời hát chầu từ bên Mỹ, ngày 21/12/2006, vừa về nước là Sương đã phải khăn gói đi hát chầu. Đành phải chờ qua Tết sẽ tổ chức, để cả nhà có một đêm diễn kỷ niệm với ba thế hệ: vợ chồng tôi, Tuấn Sang, Thanh Uyên, Tú Sương, Ngọc Trinh, Lê Thanh Thảo, và hai cháu của tôi: Tú Uyên và Hồng Uyên”.

Nghệ sĩ Thanh Loan vẫn thường ghi nhớ những ngày giỗ của các bậc tiền nhân trong gia đình hai họ, đồng thời tổ chức cúng sao, cúng rằm, mùng 1 để cầu an cho gia đình. Thỉnh thoảng chị cùng anh đèo nhau trên xe gắn máy qua thăm cô bảy Huỳnh Mai (mẹ của nghệ sĩ Bạch Long, Thành Lộc). Chị nói: “Ba tôi qua đời, giờ chúng tôi còn có cô Bảy là ở gần bên nhà. Từ nhà tôi đến nhà cô Bảy cách rạp Hưng Đạo không xa, nên chúng tôi vẫn thường đến thăm cô. Thấy cô Bảy vui và hài lòng với sự phấn đấu không ngừng nghỉ của các cháu, chúng tôi cũng rất xúc động. Mỗi khi xem các cháu diễn trên màn ảnh HTV, BTV, cô Bảy thường điện thoại khen ngợi. Từ sau đêm chuyên đề sân khấu của Bạch Long với chủ đề Chào xuân mới, cô Bảy quan tâm đến sự kế thừa của thế hệ trẻ khi tiếp nối những sáng tạo của ông cha đi trước. Các con chúng tôi: Tú Sương, Lê Thanh Thảo, Ngọc Trinh cũng đã có nhiều vai diễn ấn tượng. Tôi và anh Sơn rất vui khi nhìn rõ từng bước tiến của các con. Ngoài hoạt động CL tuồng cổ, Lê Thanh Thảo còn tham gia trong nhóm của ĐD Nguyên Đạt. Thảo cùng với Huy Vũ hát nhiều suất phục vụ công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận, công ty Pou Yuen Tân Phú… Nhiều lá thư của công nhân gửi về khen ngợi Thảo và Huy Vũ, vợ chồng tôi đọc và rất xúc động. Từ đây Thảo đã có thêm một con đường để phấn đấu, để đa dạng hóa trong biểu diễn”.

Nghệ sĩ Trường Sơn tâm sự: “Hai chuyến đi Mỹ biểu diễn của Tú Sương, vợ chồng tôi rất buồn khi nghe nhiều dư luận không tốt chung quanh căn bệnh của con gái tôi. Tú Sương thường mất ngủ, làm việc căng thẳng là không làm chủ được tinh thần của mình. Do chuyến đi đầu cháu lại không mang theo thuốc, từ đó dẫn đến những sự việc không hay do một số đồng nghiệp tạo nên dư luận. Hiện nay thì Tú Sương đã vượt qua những căng thẳng đó để có thể tập trung cho ca diễn. Được khán giả kiều bào yêu quý vì tham gia những vở diễn được chăm chút tỉ mỉ, do Vũ Luân và những nghệ sĩ cùng đồng tâm thực hiện. Qua đó cho thấy khán giả kiều bào thích xem những vở diễn nguyên vẹn. Nghệ sĩ Thanh Loan kể thêm: “Tôi đã gặp một số kiều bào cũng khen ngợi và yêu cầu chúng tôi nên diễn những kịch bản dài. Tuy nhiên làm sao có được điều kiện để diễn trọn vẹn một vở tuồng. Thời gian tập thì quá dài nhưng chỉ diễn một, hai suất. Nếu không có sự tài trợ của nhà nước thì khó mà có được nhiều vở diễn hay. Hiện nay Tú Sương đã chuẩn bị thực hiện vở vidéo cải lương Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài. Có lẽ trong dịp tết này sẽ bấm máy…