Nghỉ ốm được hưởng bao nhiêu phần trăm lương 2023

Mức hưởng chế độ ốm đau là khoản tiền được trả cho người lao động khi bị ốm đau, không thể đi làm trong một khoảng thời gian nhất định. Chế độ này được quy định bởi pháp luật và có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mức hưởng BHXH khi ốm đau.

1. Mức trợ cấp ốm đau đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp

Người lao động ký hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động là 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Cụ thể, công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau=Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việcx 75 (%)xSố ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau24 ngày

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Nghỉ ốm được hưởng bao nhiêu phần trăm lương 2023

2. Mức trợ cấp ốm đau đối với người nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

Trường hợp thời gian nghỉ việc để chữa trị không quá 180 ngày

Theo điểm a khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (được ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT) thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trong thời gian nghỉ tối đa 180 ngày nêu trên, mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động tương tự mục 1, cụ thể là 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp nghỉ việc để chữa trị trên 180 ngày

Theo điểm b khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp người lao động đã nghỉ hết 180 ngày (tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần), mà vẫn tiếp tục điều trị, thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp này như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày=Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việcxTỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)xSố tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

– Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được xác định như sau:

  • Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
  • Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
  • Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

– Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau xác định như sau:

  • Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.
  • Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng: Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng =Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việcxTỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)xSố ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau24 ngày

Trong đó: Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Bài viết trên đã trình bày chi tiết về mức hưởng chế độ ốm đau cho người lao động. Giayphepkinhdoanh hy vọng rằng thông tin hữu ích này sẽ giúp ích cho người lao động trong quá trình làm việc.

Khi nghỉ ốm, nguồn tài chính của nhiều người chỉ có thể trông chờ vào tiền chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH). Câu hỏi đặt ra là khi nghỉ ốm BHXH trả bao nhiêu phần trăm? Cùng xem hết bài viết dưới đây để có câu trả lời.

1. Nghỉ ốm BHXH trả bao nhiêu phần trăm? Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức thanh toán chế độ ốm đau của cơ quan BHXH được áp dụng cho các đối tượng như sau:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân nghỉ ốm được BHXH trả 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Những người lao động khác nghỉ ốm được BHXH trả 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu nghỉ ốm thông thường hoặc nghỉ ốm dài ngày trong thời gian tối đa 180 ngày.

- Người lao động mắc bệnh dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn cần phải tiếp tục điều trị thì được BHXH thanh toán mức hưởng trong thời gian vượt quá 180 ngày như sau:

BHXH trả 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc cho người đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; BHXH trả 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc cho người đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; BHXH trả 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc cho người đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

Nghỉ ốm được hưởng bao nhiêu phần trăm lương 2023
Nghỉ ốm BHXH trả bao nhiêu phần trăm lương?

2. Nghỉ ốm có được công ty trả lương không? Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh mà phải nghỉ việc thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau do cơ quan BHXH thanh toán.

Tiền chế độ ốm đau được tính dựa trên thời gian nghỉ cụ thể của mỗi người với mức hưởng theo tháng tính chung bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH (trừ trường hợp công an, bộ đội được thanh toán 100% tiền lương tháng đóng BHXH).

Do khi nghỉ ốm người lao động đã được hưởng chế độ bảo hiểm nên công ty không phải trả lương cho người đó nữa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bởi theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động, trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tất nhiên, nếu trước đó đã có thỏa thuận về việc trả lương khi nghỉ ốm hoặc tự công ty muốn hỗ trợ thêm thu nhập cho người lao động thì pháp luật cũng không giới hạn. Lúc này, người lao động hoàn toàn có thể nhận đủ lương khi nghỉ ốm.

3. Tiền bảo hiểm ốm đau bao lâu thì có? Theo Điều 100 Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, thủ tục hưởng chế độ ốm đau được thực hiện thông qua người sử dụng lao động để gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH.

Cụ thể, người lao động sau khi trở lại làm việc phải nộp hồ sơ, giấy tờ cho người sử dụng lao động với thời hạn là 45 ngày.

Sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ của người lao động, phía công ty sẽ hoàn thiện nốt hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày. Nếu nộp muộn hơn thời gian quy định, người sử dụng lao động phải có văn bản giải trình lý do nộp muộn.

Nếu công ty đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ cho cơ quan BHXH thì tiền bảo hiểm ốm đau sẽ được giải quyết trong thời hạn tối đa 06 ngày làm việc.