Ngọc hân công chúa là ai

Lê Ngọc Hân (1770 - 1799), còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu, là một nhân vật lịch sử nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời thế kỉ 18. Bà là công chúa nhà Hậu Lê, sau trở thành Hoàng hậu nhà Tây Sơn với tư cách là vợ thứ của Quang Trung Đế Nguyễn Huệ, một nhân vật quân sự nổi tiếng.

Theo lời truyền tụng, công chúa Ngọc Hânthông minh từ bé, diện mạo thanh tú, xinh xắn, bản tính thùy mị, dịu dàng. Chưa đầy 10 tuổi, công chúa chẳng những đã giỏi cầm, kỳ, thi, họa mà còn thuộc làu kinh điển, thông thạo âm luật, giỏi thơ văn cả Hán lẫn Nôm. Càng lớn, công chúa càng xinh đẹp, nết na, duyên dáng, đức hạnh, được tiếng thơm khắp hoàng cung.

Cuộc đời bà thường được thêu dệt nên thành giai thoại cuộc tình đẹp đẽ giữa bà với Nguyễn Huệ, vì bà là công chúa một triều đại lớn suy thoái, lại kết hôn với người đứng đầu Tây Sơn khi ấy đang đe dọa nền chính trị của nhà Lê. Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.

Chuyện tình công chúa Ngọc Hân và Nguyễn Huệ được tái hiện trên phim

Cuộc hôn nhân giữa Nguyễn Huệ – Ngọc Hân xuất phát ban đầu là ý đồ chính trị. Nhưng qua quá trình sống bên chồng, bà đã chiếm trọn niềm tin, tình yêu của người anh hùng. Với sự dịu dàng trong sáng và cách cư xử nền nếp gia giáo rất đặc trưng của phụ nữ Bắc Hà xưa, Ngọc Hân đã chinh phục hoàn toàn người đàn ông dũng mãnh. Nguyễn Huệ tôn trọng, nâng niu, luôn hỏi ý kiến Ngọc Hân về những ứng xử cần thiết với triều đình nhà Lê.

Tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786), tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến Lê Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh thành hôn cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi và đã có chính thất là Phạm Thị Liên.

Vài ngày sau, Lê Hiển Tông băng hà, triều đình rơi vào vấn đề chọn người kế vị. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập Hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của Cựu thái tử Lê Duy Vĩ lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.

Năm Chiêu Thống thứ 2 (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu do chính thất Phạm thị đã được phong làm Trung Cung hoàng hậu. Năm sau (1789), sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung hoàng hậu.

Bà có hai con với Nguyễn Huệ là Nguyễn Thị Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.

Ngọc Hân công chúa nổi tiếng xinh đẹp

Năm Quang Trung thứ 5 (1792), Nguyễn Huệ đột ngột băng hà. Sau đó, Nguyễn Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên (hoặc Bùi Thị Nhạn) lên nối ngôi, niên hiệu là Cảnh Thịnh, vì thế sử còn gọi là là Cảnh Thịnh Đế. Bùi hoàng hậu do thân phận chính thất đã trở thành Hoàng thái hậu. Khi Quang Trung hoàng đế băng hà, mặc dù chịu đau đớn là thế, vậy mà Ngọc Hân lại bị nghi ngờ là hung thủ hạ độc người chồng đầu ấp tay gối.

Theo bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, sau khi Nguyễn Huệ qua đời thì bà Lê Ngọc Hân mất quyền lực, và bà đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh Đan Dương điện với danh nghĩa thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (ngày 4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Lễ bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Lê Ngọc Hân cho vua Cảnh Thịnh Đế, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê, và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Cảnh Thịnh Đế đã đích thân đọc trước linh sàng, với thụy hiệu được truy tặng là Nhu Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn tế trên còn được chép trong sách Dụ Am văn tập.

Và theo tộc phả họ Nguyễn Đình, đang khi triều Tây Sơn suy thoái, Nguyễn Ánh thừa cơ chiếm lấy kinh đô Phú Xuân, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm 1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802), công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.

Ngọc Hân công chúa sinh ngày 27/4/1770. Theo ghi chép lịch sử, bà là con gái thứ 9 hoặc 21 của hoàng đế Lê Hiển Tông. Mẹ của bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, thuộc phủ Từ Sơn – Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp thuộc Gia Lâm, Hà Nội).

Ngọc Hân công chúa hay Bắc cung Hoàng hậu thường được nhiều người nhắc tới cùng với mối tình đẹp với vua Quang Trung Nguyễn Huệ và là vợ thứ của ông. Khi 16 tuổi, Lê Ngọc Hân và Nguyễn Huệ thành hôn qua mai mối của tướng Bắc Hà là Nguyễn Hữu Chỉnh. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và lấy niên hiệu là Quang Trung, Ngọc Hân công chúa được phong là Hữu cung Hoàng hậu. Sau đó, tới năm 1789, Nguyễn Huệ phong bà làm Bắc cung Hoàng hậu.

Bà cùng vua Quang Trung có 2 người con là công chúa Nguyễn Thị Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Năm 1792 sau khi vua Quang Trung đột ngột băng hà, bà cùng các con sống đơn giản trong chùa Kim Tiền. Tới 4/12/1799, bà qua đời khi mới 29 tuổi, 2 người con cũng mất không lâu sau đó.

Bí ẩn về cái chết và ngôi đền thiêng thờ Ngọc Hân công chúa

Cuộc đời Ngọc Hân công chúa phải chịu nhiều nỗi truân chuyên, đến khi chết vẫn chịu oan ức, bị đào mộ vứt hài cốt cùng nhiều câu chuyện bí ẩn. Ngọc Hân công chúa qua đời ở tuổi 29 vì nỗi đau mất chồng khi cả 2 mới bên nhau được 6 năm. Sau khi qua đời 3 năm, mẹ của bà không yên tâm nên đã bí mật vào Phú Xuân đưa hài cốt của nàng và hai con về an táng và lập miếu thờ tại Phù Ninh, tức Ninh Hiệp, Gia Lâm bây giờ.

Tượng thờ Ngọc Hân công chúa tại Đền Ghềnh

Nhiều năm sau, khi đền thờ Ngọc Hân công chúa xuống cấp, một ông tú tài vì thương xót 3 mẹ con nên đã cho dựng lại. Một kẻ trong làng biết chuyện lên với triều đình nhà Nguyễn rằng có người lập miếu thờ thân nhân của ngụy (Nguyễn Huệ). Sau đó, tú tài bị kết trọng tội, tổng đốc của tỉnh Bắc Ninh bị giáng chức.

Chưa dừng lại ở đó, triều Nguyễn còn quật mộ Ngọc Hân công chúa cùng 2 con lên, ném hết xuống sông Hồng. Khi quan quân nhà Nguyễn mang hài cốt của Ngọc Hân công chúa qua Đền Ghềnh ở sông Hồng thì giông tố nổi lên, thuyền bị gió quật dữ dội nên đành vứt luôn xuống sông rồi chèo lên bờ. Dân làng Ái Mộ thương tiếc cho 3 mẹ con bà nên đã nhặt lại xương cốt, lập cho bà một đền thờ mới.

Ai ngờ, nước sông lại một lần nữa cuốn trôi ngôi đền. May mắn một người trong vùng là bà Đặng Thị Bản vì mến mộ tài năng và đức hạnh của Ngọc Hân công chúa nên đã đứng ra quyên góp, xây dựng ngôi đền mới.

Cái chết của Ngọc Hân công chúa được các nhà học giả đưa ra nhiều giả thuyết. Trong cuốn “Nhân vật Tây Sơn” và “Thi văn bình chú” thì cho rằng, vào năm Tân Dậu (tức năm 1801), Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân, vua Cảnh Thịnh dẫn hoàng tộc và quần thần tháo chạy ra Bắc. Khi đó, Ngọc Hân công chúa cùng con thay tên đổi họ lánh vào Quảng Nam nhưng chưa được bao lâu thì bị nhà Nguyễn bắt về Phú Xuân. Sau đó, bà bị xử trọng hình. Theo tác giả của, “Thi văn bình chúa”, Ngọc Hân công chúa cùng hai con đã uống thuốc độc quyên sinh.

Tuy nhiên, trong bài lược sử “công chúa Ngọc Hân” của Ngô Tất Tố thì cho rằng bà đã tự tử, 2 con thì thắt cổ bằng lụa mà chết. Tuy nhiên, khi căn cứ vào gia phả của dòng họ Nguyễn Ngọc tại làng Phù Ninh, Từ Sơn, Bắc Ninh cho thấy, Ngọc Hân công chúa mất vào ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi, tức ngày 4/12/1799.

Ảnh minh họa

Chính sử triều Nguyễn cũng lưu lại rằng, bà Nguyễn Thị Huyền là cung nhân của vua Lê Hiển Tông, có người con gái tên là Lê Ngọc Hân. Sau này, Ngọc Hân được gả cho Nguyễn Huệ và sinh được 2 con 1 trai 1 gái. Không bao lâu sau, Ngọc Hân chết, 2 con cũng đều mất sớm.

Tới đầu năm Gia Long, ngụy đô đốc Hài đã lén đem hài cốt của 3 mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về Phù Ninh chôn cất, đổi lại tên họ. Điều này cho thấy, khi Ngọc Hân công chúa và các con chết đều trước mốc tháng 6 năm 1801, trước khi Nguyễn Ánh tiến về Phú Xuân.

Mối tình đẹp với vua Quang Trung cùng nỗi oan giết chồng

Nhiều giai thoại cho rằng, Ngọc Hân công chúa gả cho Nguyễn Huệ là từ việc dàn xếp chính trị giữa nhà Lê và Tây Sơn. Ngọc Hân theo lệnh vua cha kết hôn khi mới 16 còn Nguyễn Huệ đã 33, có chính thất là Phạm Thị Liên (hay còn gọi là Bùi Thị Nhạn).

Dù ban đầu đến với nhau là mục đích chính trị nhưng sau một thời gian sống cùng nhau, bà đã chiếm trọn tình yêu của chồng. Nguyễn Huệ rất hài lòng trước sự thông minh, cách ứng xử gia giáo của bà. Theo cuốn “Những bà vợ của vua Quang Trung” có viết: “Vua Quang Trung trọng văn tài, giao cho Ngọc Hân dạy dỗ các con cái và các cung nữ. Ngọc Hân giúp chồng nhiều việc quan trọng như khuyên giải Nguyễn Huệ chấm dứt xung đột với Nguyễn Nhạc”.

Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng mặn nồng chỉ kéo dài 6 năm. Năm 1792, Quang Trung đột ngột băng hà, bà nén đau thương để sống vì con còn quá nhỏ. Mọi nỗi đau đớn, tâm tư trong lòng, nàng đều gửi gắm trong bài thơ “Ai tư vãn” nàng làm để tế vua Quang Trung:

Quyết liều mong vẹn chữ tòng. Trên rường nào ngại, giữa dòng nào e

Còn trứng nước thương vì đôi chút. Chữ tình thâm chưa thoát được đi

Vậy nên nấn ná đòi khi. Hình tuy còn ở, phách thì đã theo…

Gót lân chỉ mấy hàng lẩm chẩm. Ðầu mũ mao mình tấm áo gai

U ơ ra trước hương đài. Tưởng quang cảnh ấy chua cay dường nào..."

7 năm sau, Ngọc Hân công chúa cũng qua đời ở tuổi 29. Nhiều người nhắc đi nhắc lại chuyện tình đẹp của hai người để ngợi ca tấm lòng chung thủy sắt son của Ngọc Hân công chúa.

Dù thế, bà vẫn bị nhiều người nghi ngờ là người giết chồng vì ghen tuông, chịu thêm nỗi oan lấy vua Gia Long, kẻ thù của vua Quang Trung làm chồng. Mối nghi ngờ Ngọc Hân công chúa giết chồng bắt nguồn từ một bài viết trong cuốn Tạp chí phổ thông số 62 ra ngày 1/8/1961 của tác giả Thượng Khánh. Ông đưa giả thuyết rằng, do hoàng đế Càn Long hứa gả con gái cho vua Quang Trung, Ngọc Hân ghen tuông mù quáng nên đã đầu độc chồng.

Ảnh minh họa

Thế nhưng, sổ sách đều xác thực rằng vua Quang Trung chết do “huyễn vận” hay còn gọi là bệnh cao huyết áp. Bên cạnh đó, Ngọc Hân công chúa là người có học thức và việc Quang Trung sang cầu hôn con gái của vua Càn Long với mục đích là để chọc tức nên càng không có chuyện đầu độc. Bên cạnh đó, nếu Quang Trung bị trúng độc thì ngự y trong cung chắc chắn sẽ phát hiện ra.

Trong sách “Quốc sử di biên” của tác giả Phan Thúc Trực đã chép: “Năm Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802) vào ngày 21 Canh Thân, Thế tổ (Gia Long) đến kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua… Dâng nộp bà phi Lê Thị Ngọc Bình vào trong cung vua…” Bởi vậy, người lấy vua Gia Long là em gái của Ngọc Hân công chúa - Lê Ngọc Bình chứ không phải bà.

Có thể thấy cuộc đời Ngọc Hân công chúa đầy rẫy những đau thương và thị phi. Những oan trái bà phải gánh chịu bao năm qua cuối cùng cũng sáng tỏ. Ngày nay, hậu thế vẫn nhớ tới bà với tài năng, đức hạnh cùng chuyện tình đẹp với vua Quang Trung.

Xem thêm: Quyết định quan trọng của Quang Trung sau khi lên ngôi giúp đất nước phát triển, thoát li chữ Hán

Video liên quan

Chủ đề