Ngôi thai thuận tuần 32

Nhận biết ngôi thai trước khi sinh nở sẽ giúp các mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn, đồng thời có những phương án xử lý kịp thời nếu ngôi thai không thuận. Vậy, làm thế nào để nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận? Bài viết dưới đây của chúng tôisẽ trả lời cho câu hỏi này!

1. Tìm hiểu ngôi thuận của thai nhi?

1.1. Ngôi thai là gì?

Ngôi thai là một thuật ngữ chỉ tư thế của thai nhi so với cổ tử cung của mẹ. Khi chuyển dạ, phần ngôi thai sẽ di chuyển theo ống sinh, ra âm đạo và lọt ra ngoài trước. Những tháng đầu của thai kỳ (trước tuần 24), ngôi của thai nhi thường di chuyển không ngừng, do kích thước thai nhi còn nhỏ, thoải mái xoay, lộn trong bụng mẹ nên ngôi thai không cố định. Từ tuần 24 trở đi, thai nhi phát triển và sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.

Ngôi thai thuận tuần 32

Ngôi thai là thuật ngữ chỉ tư thế của thai nhi trong bụng mẹ.

Thông thường sẽ có 3 loại ngôi thai chính là:

Ngôi đầu (hay còn gọi là ngôi thai thuận): Là ngôi dọc, chỉ tư thế đầu của thai nhi hướng xuống dưới, phía âm đạo của mẹ.

Ngôi mông (hay còn gọi là ngôi ngược): Chỉ tư thế đầu của thai nhi hướng lên phía trên ngực mẹ và mông của thai nhi hướng về đáy khung xương chậu của mẹ.

Ngôi ngang: Đây là loại ngôi thai nguy hiểm cho cả mẹ và bé khi thai nhi không nằm theo chiều dọc mà nằm theo chiều ngang.

1.2. Ngôi thuận là gì?

Như đã giới thiệu, ngôi thuận của thai nhi là ngôi dọc, song song với cột sống của mẹ. Ở những tuần cuối thai kỳ, thai dần xoay và ổn định vị trí ở tư thế mông thai nhi hướng về phía ngực mẹ, gáy hướng về phía bụng còn đầu chúc xuống dưới âm hộ.

Ngôi thai thuận tuần 32

ngôi thai khá lý tưởng, giúp mẹ chuyển dạ

Đây là ngôi thai khá lý tưởng, giúp mẹ chuyển dạ và sinh nở dễ dàng, thuận lợi hơn. Bởi ở tư thế này, bé sẽ dễ dàng đi qua vòng hông của mẹ và trượt ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi chuyển dạ, thai nhi sẽ tạo áp lực lên buồng tử cung, khiến buồng tử cung mở rộng hơn. Đây cũng là lý do khiến những cơn co thắt xuất hiện và tạo ra những cơn rặn đẻ tự nhiên.

1.3. Ngôi thai nào là ngôi thai tốt nhất?

Khi thai nhi ở tư thế mặt quay về phía lưng mẹ, gáy quay về phía bụng mẹ, đầu hướng xuống dưới khung xương chậu của mẹ nghĩa là thai nhi đang ở ngôi thai thuận, hay còn gọi là ngôi trước chỏm đầu ngôi thai an toàn nhất cho quá trình chuyển dạ. Với ngôi thai này, khi chuyển dạ, tử cung mẹ mở rộng trong quá trình sinh, em bé sẽ đi vòng qua hông và dễ dàng thoát ra ngoài. Còn nếu thai nhi nằm ở đáy của khung xương chậu, lưỡng đỉnh của bé (vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ được ở vị trí rộng nhất của khung xương chậu.

Tuy nhiên, có những trường hợp thai nhi dù đã nằm đúng theo chiều dọc cơ thể mẹ nhưng mặt lại quay về hướng bụng mẹ, được gọi là ngôi sau. Với ngôi thai này, bé sẽ gây ra những cản trở nhất định cho mẹ trong quá trình chuyển dạ. Cụ thể, khi mẹ bắt đầu chuyển dạ, bé sẽ có nguy cơ bị sặc ối do mẹ bị vỡ ối. Hoặc ngay cả khi mới xuất hiện cơn co dạ con, mẹ sẽ bị đau lưng dữ dội do thời gian chuyển dạ bị kéo dài. Trong trường hợp này, nhiều khả năng các bác sĩ phải dùng đến các thủ thuật lấy thai và mẹ có nguy cơ phải thay đổi tư thế sinh để giúp đầu thai nhi rời khỏi cột sống của mẹ, giúp mẹ giảm cơn đau đẻ.

2. Khi nào thai nhi quay đầu

Từ tuần 30 trở đi, thai nhi phát triển và dần quay đầu theo phía hướng xuống âm hộ của mẹ. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu và thực hiện xoay ở mỗi em bé là khác nhau. Thường thì mẹ bầu ở tuần 35 của thai kỳ thì ngôi thai sẽ ổn định và vào đúng vị trí nhưng những mẹ bầu lần 2 thì đôi khi muộn hơn, có khi là tuần thai 36 hoặc 37 của thai kỳ.

Trong thực tế, có khoảng 3% thai nhi không quay đầu về đúng vị trí, gây ra hiện tượng ngôi ngược, ngôi sau hay ngôi ngang. Những mẹ bầu gặp phải hiện tượng thường sẽ được các bác sĩ khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

3. Cách nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận

Ngôi thai như thế nào quyết định rất lớn đến hình thức sinh nở của mẹ. Do đó, các mẹ bầu đều lo lắng đến việc quay đầu của thai nhi. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận, các mẹ bầu cùng tham khảo nhé:

3.1. Nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận qua cử động của thai nhi

Bên cạnh phương pháp siêu âm thai, mẹ cũng có thể thông qua vị trí thai máy, cử động chân tay của trong bụng để dự đoán vị trí ngôi thai và nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận hay không. Chỉ cần mẹ để ý một chút, xem con đạp ở phần trên bụng hay dưới bụng là sẽ biết con đã đổi vị trí chưa. Nếu con đạp phía trên bụng, nghĩa là con đã xoay về đúng vị trí, còn nếu con đạp phía dưới bụng thì chứng tỏ thai nhi vẫn chưa xoay chuyển về đúng vị trí.

3.2. Mẹ phán đoán ngôi thai bằng tay

Phương pháp này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết được thai nhi đã xoay chuyển chưa, nhân biết dấu hiệu ngôi thai thuận chưa. Để thực hiện, mẹ chỉ cần nằm xuống, nhờ bố em bé làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Bố nhẹ nhàng đặt hai tay vào đáy tử cung và đẩy nhẹ bụng mẹ. Nếu bố thấy cứng cứng thì có thể đó chính là đầu của thai nhi.

Bước 2: Tiếp theo, hai tay của bố lần lượt đặt vào hai bên phải, trái của vùng bụng. Tay phải để nguyên, tay trái sờ nắn nhẹ nhàng, sau đó đổi ngược lại, tay trái giữ nguyên và sờ nắn bằng tay phải. Bước này giúp bố mẹ xác định được xem lưng thai nhi ở bên nào.

Bước 3: Đặt 1 tay vào vị trí đầu ra của thai nhi để dự đoán xem đó là phần mông hay phần đầu. Nếu sau khi kiểm tra mà bố mẹ vẫn chưa nhận biết được thì hãy chậm rãi xoay sang hai bên để xác định xem đầu thai nhi quay xuống chưa.

Bước 4: Lần lượt đặt hai tay vào vị trí đầu ra của thai nhi xem độ tụt của thai nhi và xác định xem đầu hay mông ra trước.

3.3. Nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận qua phương pháp siêu âm

Khi thai nhi được khoảng 32 tuần, mẹ hoàn toàn có thể biết chính xác việc con đã xoay đầu hay chưa nhờ vào các hình ảnh mà phương pháp siêu âm thai đem lại. Đặc biệt, 32 tuần cũng là mốc khám thai quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ, đánh giá lại các dị tật bẩm sinh muộn của thai và sự phát triển của thai nhi, cũng như tình trạng nước ối

Ngôi thai thuận tuần 32

Nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận qua phương pháp siêu âm

4. Thai nhi quay đầu sớm khiếnsinh sớm?

9 tháng mang bầu luôn là một hành trình nhiều gian nan, và không khó hiểu khi các mẹ bầu luôn hồi hộp, hạnh phúc nhưng cũng xen lẫn cảm giác lo âu khi cả hai mẹ con cùng bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nếu trong mốc khám 30 32 tuần, bạn được bác sĩ thông báo là con đã quay đầu thì chúc mừng bạn vì đã có một thai kỳ hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu cho rằng việc thai nhi quay đầu và ổn định ngôi thai từ sớm là dấu hiệu của việc sinh sớm thì điều này hoàn toàn không chính xác. Bởi lẽ, theo các bác sĩ chuyên khoa sản, việc thai nhi quay đầu không thể hiện được điều gì. Hiện tượng sinh non, sinh sớm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: các biến chứng thai sản, bất thường nhau thai, bất thường nước ối chứ ngôi thai không hề quyết định thời điểm sinh.

Ngoài ra, những mẹ bầu có thai nhi quay đầu và ổn định ngôi thai sớm thì tránh vận động mạnh, vận động nhiều gây thay đổi ngôi thai, thậm chí thai nhi có nguy cơ trượt xuống vùng xương chậu nhanh hơn, dẫn đến sinh non, đẻ rơi

5. Những lời khuyên của bác sĩ giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí

Để thai nhi quay đầu đúng vị trí, ngôi thai thuận, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ suôn sẻ và thuận lợi, mẹ hãy bắt đầu từ những thói quen hằng ngày nhé.

Tư thế ngồi: Dù ngồi ghế hay ngồi ô tô mẹ bầu cũng hãy nhớ rằng luôn để đầu gối thấp hơn phần hông, bằng cách kê thêm một miếng đệm để đẩy phần hông lên cao hơn đầu gối. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên đi lại nhẹ nhàng, không ngồi một chỗ quá 45 phút.

Tư thế nằm: Khi mang bầu, cơ thể mẹ phải chịu rất nhiều áp lực từ thai nhi. Do đó, các mẹ bầu khi nằm nghỉ hay nằm ngủ cũng nên nằm nghiêng sang trái để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tăng tuần hoàn máu đến thai nhi, giúp thai nhi dễ cử động, xoay đầu.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng tư thế nằm giơ chân lên cao khoảng 3 lần/ ngày, mỗi lần 20 30 phút để em bé dễ quay đầu hơn. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện khi đói bụng để không bị trào ngược dạ dày nhé.

Ngôi thai thuận tuần 32

mẹ nên thực hiện khi đói bụng để không bị trào ngược dạ dày nhé.

Chế độ tập luyện: Trong suốt thai kỳ, bác sĩ luôn khuyên mẹ nên tập thể dụng, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe và tăng sức đề kháng. Đặc biệt từ tuần 37 trở đi, mẹ nên kết hợp các động tác chân, tay, hông để chuyển dạ dễ dàng hơn. Việc tập thể dục cũng sẽ hỗ trợ việc xoay chuyển ngôi thai của thai nhi.

Chúng tôi gợi ý đến các mẹ bầu bài tập với đầu gối và ngực: Mẹ đứng thẳng lưng, sau đó thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống, sao cho đầu gối áp sát vào ngực. Nên duy trì động tác này trong vòng 5 10 phút/ lần, mỗi ngày 1 2 lần, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bơi lội: Đây là một bộ môn giúp hỗ trợ quá trình xoay chuyển ngôi thai cực hiệu quả. Nó cũng cực kỳ có lợi cho việc rèn luyện sức khỏe, tăng sự dẻo dai giữa các cơ, giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận và các cách hỗ trợ xoay chuyển ngôi thai. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích các mẹ bầu!