Người bị nhiễm covid bao lâu thì được tiêm vaccine

Hiện nay chưa có khuyến cáo yêu cầu xét nghiệm kiểm tra kháng thể hay kháng nguyên của virus trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Cũng không có nghiên cứu so sánh trực tiếp về hiệu quả của vắc xin giữa nhóm người khỏe mạnh tiêm vắc xin và nhóm người đang/đã mắc Covid-19 được tiêm vắc xin.

Đã từng mắc COVID-19 và đã khỏi, có cần tiêm vắc xin nữa không?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Kết quả một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Israel, những người đã được tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng Covid-19 có đáp ứng miễn dịch chống lại virus (dựa trên nồng độ kháng thể tạo ra) mạnh hơn ba lần so với những bệnh nhân phục hồi sau mắc Covid-19.

Kết quả này có thể khuyến khích những người tin rằng họ đã được bảo vệ tốt vì đã từng bị mắc bệnh tiếp tục đi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo: Bạn nên được tiêm chủng bất kể đã mắc Covid-19 hay chưa.

Tái nhiễm có nghĩa là một người đã từng bị nhiễm COVID-19 (bị bệnh), đã khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ: Dựa trên kiến thức về các loại virus tương tự, chúng ta có thể dự đoán được một số trường hợp tái nhiễm. Tuy nhiên hiện chưa đủ dữ liệu nghiên cứu lâu dài để biết bệnh nhân Covid-19 được bảo vệ bao lâu để không nhiễm virus trở lại sau khi phục hồi. Về lý thuyết, ngay cả khi đã khỏi, bạn vẫn có khả năng (mặc dù rất hiếm) bị mắc Covid-19. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm chủng giúp tăng cường khả năng bảo vệ ở những người đã khỏi Covid-19.

Người bị nhiễm covid bao lâu thì được tiêm vaccine

Bạn nên được tiêm chủng bất kể đã mắc Covid-19 hay chưa

Theo hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 mới được Bộ Y tế ban hành ngày 10/8/2021, “Người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng qua” là 1 trong 3 nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19.

Vì vậy, nếu đã từng nhiễm COVID-19 và đã khỏi, bạn hãy chờ đủ qua 6 tháng nhé.

Theo khuyến cáo, người dân cần tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19, mũi tiêm sẽ tuân thủ theo phác đồ tiêm chủng của mỗi hãng, để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Hiện có 6 loại vắc xin COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam, gồm:

  • Vắc xin Astra Zeneca (Mỗi mũi tiêm cách nhau từ 4 – 12 tuần theo khuyến cáo của WHO, từ 8 – 12 tuần theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam)
  • Vắc xin Sputnik V (Mỗi mũi tiêm cách nhau 21 ngày)
  • Vắc xin Vero Cell (Sinopharm) (Mỗi mũi tiêm cách nhau 3-4 tuần)
  • Vắc xin Jassen (Tiêm 1 mũi duy nhất, nhưng hiện tại chưa có ở Việt Nam)
  • Vắc xin Moderna (Cách nhau 28 ngày)
  • Vắc xin Corminaty của Pfizer/BioNTech (Mỗi mũi tiêm cách nhau 3-4 tuần)

Theo Bộ Y tế Việt Nam, trong trường hợp bất khả kháng, nếu tiêm mũi 2 muộn hơn phác đồ tiêm hiện tại của các hãng thì người dân không cần phải tiêm lại từ đầu.

Theo thống kê của Bộ Y tế đến chiều 14/8/2021, Việt Nam đã tiêm 14.434.017 liều vắc xin COVID-19, trong đó tiêm 1 mũi là 13.078.340 liều, tiêm mũi 2 là 1.355.677 liều.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, dù là chưa tiêm hay đã tiêm vắc xin ngừa Covid 19 bạn cũng cần chủ động tuân thủ đúng quy tắc 5K để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng trong tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Thùy Linh   -   Thứ sáu, 17/09/2021 13:11 (GMT+7)

Người bị nhiễm covid bao lâu thì được tiêm vaccine
Cán bộ y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ, một công trình khoa học gần đây của nhóm nghiên cứu ở New York giúp làm sáng tỏ một phần tại sao khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, người hồi phục có hệ miễn dịch mạnh hơn so với người được tiêm vaccine.

Trong nghiên cứu này, họ thấy rằng tế bào nhớ B (memory B cells) trong cơ thể người đã bị nhiễm virus có thể tiếp tục tiến hóa (evolve) trong tối thiểu 1 năm để tạo ra các kháng thể giúp chống lại sự xâm nhiễm của virus, thậm chí là các biến chủng mới nguy hiểm.

Trong khi đó, sự tiến hóa của các tế bào B này ở người tiêm vaccine mRNA (như của Moderna hoặc Pfizer- BioNTech) chỉ dừng lại khoảng trong 5 tháng sau khi chích ngừa. Trong một nghiên cứu khác của nhóm ở Hà Lan, các nhà khoa học thấy rằng cũng có sự khác biệt rõ rệt trong nhóm người bị bệnh nặng và nhóm người bị nhẹ hoặc không triệu chứng. Huyết tương lấy từ nhóm người bị bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng thường có ít kháng thể hơn và khả năng trung hòa virus yếu hơn, đặc biệt là đối với các chủng mới.

TS. Nguyễn Hồng Vũ cho biết: Nói chung, người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, ngoài loại kháng thể được tạo ra để nhận biết protein S thì còn nhiều loại kháng thể khác nhận biết các loại protein khác nhau trong và ngoài con virus, tương tác với nhiều con đường tín hiệu trong tế bào, kích thích hệ miễn dịch toàn vẹn hơn.

Virus tồn tại trong cơ thể người bị nhiễm dài hơn (thường là 1-2 tuần) so với thời gian tồn tại các kháng nguyên được tạo ra bởi vaccine (thường chỉ vài ngày). Do vậy, các tế bào miễn dịch của cơ thể “học” được nhiều hơn và hiệu quả hơn, cũng giống như bạn được dạy bởi một “chương trình nâng cao” với thời lượng học dài hơn và nhiều học cụ sinh động, phong phú hơn sẽ nhớ bài học lâu hơn và thậm chí phát triển khả năng sáng tạo thêm.

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu khoa học cho đến nay cho thấy rằng những người bị nhiễm virus một cách tự nhiên (có triệu chứng lẫn không có triệu chứng) có hệ miễn dịch khá tốt để ngăn chặn sự tái nhiễm virus, ít nhất là trong 8 tháng đến 1 năm hoặc hơn!

"Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho những người đó và cho cộng đồng, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới khuyên những người này nên được tiêm vaccine COVID-19 sau 6 tháng kể từ ngày bị nhiễm bệnh để đảm bảo có hệ miễn dịch kháng virus SARS-CoV-2 được kích hoạt đầy đủ" - TS. Nguyễn Hồng Vũ nhấn mạnh. 

Về ý kiến tiêm vaccine cho người mắc COVID-19 (F0) đã khỏi bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đã giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá để hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh trước mắt, việc tiêm vaccine COVID-19 vẫn thực hiện theo Quyết định 3802, trong đó người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

Theo Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành ngày 10.8, Bộ Y tế yêu cầu không tiêm cho người có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn là có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận