Nguồn lực là gì Địa lý 10

Đề thi học sinh giỏi phần các nguồn lực phát triển kinh tế Địa lý 10

hoccham 27/05/2018 Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10

Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1. Nguồn lực là gì? Nêu sự phân loại nguồn lực.

Đáp án

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường, ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Phân loại:
+ Căn cứ vào nguồn gốc, các loại nguồn lực được chia thành: nguồn lực về vị trí địa lí, nguồn lực về tự nhiên và nguồn lực về kinh tế xã hội.
+ Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành 2 loại:
Nguồn lực trong nước (nội lực) bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác.
Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) bao gồm khoa học kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất và kinh doanh, từ nước ngoài.

Câu 2. Thế nào là nguồn lực phát triển kinh tế? Khái niệm nguồn lực có trùng hợp hoàn toàn với khái niệm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế- xã hội không?

Đáp án

Nguồn lực là khái niệm chỉ toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải tiến xã hội của một quốc gia.
Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn tài nguyên thiên nhiên nhân lực con người, tài sản quốc gia và các yếu tố phi vật chất, bao gồm cả trong và ngoài nước, có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Thuật ngữ điều kiện tự nhiên nhiều khi bao gồm cả ý nghĩa về mặt điều kiện lẫn tài nguyên. Thuật ngữ điều kiện kinh tế xã hội rất rộng. Khái niệm nguồn lực không đồng nghĩa với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, mà có tính chất chọn lọc hơn.

>> Xem thêm: Đề số 6 bộ đề ôn thi học sinh giỏi Địa lý 10 chuyên đề hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời

Câu 3. Phân tích vai trò của từng loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế.

Đáp án

VỊ trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội, địa lí giao thông) tạo ra những khả năng (thuận lợi hay khó khăn) để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.
Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, rừng,) và các điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu,) phong phú, đa dạng có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.
Dân cư, nguồn lao động: được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Vai trò của dân cư, nguồn lao động với việc phát triển kinh tế thể hiện ở hai khía cạnh chính, thứ nhất là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm, tạo ra tăng trưởng. Thứ hai, tham gia tạo cầu của nền kinh tế vì dân cư, nguồn lao động đồng thời tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ. Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của nguồn lao động xã hội góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vốn: là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, bản thân chúng lại là kết quả đầu ra của các quá trình sản xuất trước đó. vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ tác động rất lên đến tăng trưởng tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.
Khoa học kĩ thuật và công nghệ: góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác (ví dụ khoa học và công nghệ đã làm biến đổi chất lượng nguồn lao động theo hướng chuyển từ lao động cơ động)- thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao; đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Chính sách và xu thế phát triển (thể chế chính trị, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật,) là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Một quốc gia có đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực (cả nội và ngoại lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Hơn nữa hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách không chỉ phù hợp với sự vận động và phát triển kinh tế xã hội trong nước mà còn phải phù hợp với xu hướng của thế giới và khu vực.

>> Xem thêm: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10 phần địa lý ngành thương mại

Câu 4. Hãy phân biệt nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Hai nguồn lực đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Đáp án

Nguồn lực bên trong (nội lực): gồm có vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế xã hội trong nước.
Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực): bao gồm vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ nước ngoài.
Nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia phải chủ động hội nhập quốc tế và tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, song nguồn lực trong nước giữ vai trò quyết định, còn nguồn lực nước ngoài chỉ đóng vai trò quan trọng.
Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10:

Có thể bạn sẽ thích

  • Soạn bài: Sau phút chia ly Ngữ văn 7 Tập 1
  • Tổng hợp kiến thức Vật lý THCS
  • Giải Hóa lớp 12 bài 2: Lipit
  • Đề thi học sinh giỏi câu hỏi phần Di truyền học người ( tiếp) Sinh học 9
  • Cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu
  • Chứng minh rằng mỗi chúng ta đều cần thực hành tốt lối sống tiết kiệm
  • Thuyết minh về kính đeo mắt
  • Tóm tắt vợ chồng A Phủ
  • Tóm tắt những ngôi sao xa xôi
  • Thuyết minh về bánh chưng ngày tết lớp 9
>> Xem thêm: Đề số 2 bộ đề ôn thi học sinh giỏi Địa lý 10 chuyên đề hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời
Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest