Nguồn: Sưu tầm - viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về các nhân vật trong con rồng cháu tiên

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Lạc Long Quân và Âu Cơ là những người đặt nền móng cho dân tộc ta, mang trong mình dòng máu thần tiên tượng trưng cho vẻ đẹp và phẩm chất quý giá. Họ dạy chúng ta cách chăn nuôi, trồng trọt, cách ăn cách ở. Những con người đẹp đẽ gặp nhau và yêu nhau, kết tinh cho tình yêu của họ là một bọc trăm trứng. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời khôi ngô, khỏe mạnh, nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Lạc Long Quân và Âu Cơ là những người đặt nền móng cho dân tộc ta, mang trong mình dòng máu thần tiên tượng trưng cho vẻ đẹp và phẩm chất quý giá. Họ dạy chúng ta cách chăn nuôi, trồng trọt, cách ăn cách ở. Những con người đẹp đẽ gặp nhau và yêu nhau, kết tinh cho tình yêu của họ là một bọc trăm trứng. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời khôi ngô, khỏe mạnh, nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

Nguồn: Sưu tầm