Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính

Mục lục bài viết

  • 1. Định nghĩa về hiệu ứng nhà kính
  • 2. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
  • 3. Hậu quả của hiệu ứng nhà kínhtới môi trường và trái đất
  • 4.Sự khác biệt giữa sự nóng lên toàn cầu và hiệu ứng nhà kính?
  • 5.Các giải pháp giúp giảm hiệu ứng nhà kính

1. Định nghĩa về hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính có tên tiếng anh là Greenhouse Effect là một hiện tượng khiến cho không khí của trái đất bị nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời bị xuyên qua tầng khí quyển xuống bề mặt trái đất. Và lúc này mặt đất sẽ hấp thu lại hơi nóng, sau đó bức xạ phân tán vào khí quyển và bị CO2 hấp thu, từ đó khiến cho Trái Đất bị nóng lên.

Khí nhà kính là loại khí có thể hấp thụ được các bức xạ sóng dài nhận được từ phản xạ của bề mặt Trái Đất. Khi được ánh mặt trời chiếu sáng và phân tán lượng nhiệt đó lại cho Trái Đất. Khi lượng khí này có lượng vừa phải sẽ giúp cân bằng trái đất. Tuy nhiên khi có quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

2. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn.

Nếu không có lớp khí quyển, lớp bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -23 độ C nhưng thực tế nhiệt độ trung bình là 15 độ C. Điều này có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.

Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ sau.

Các nhóm khí gây hiệu ứng nhà kính

Các nhóm khí chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, bao gồm các nhóm sau:

  • Nhóm khí CO2

Khí CO2 được sinh ra từ quá trình đốt các nhiên liệu như khí tự nhiên và than, dầu, chất thải rắn, cây cối,….Ngoài ra khí CO2 còn được sinh ra từ các phản ứng hóa học. Đây là khí gây hiệu ứng nhà kính nhanh và nghiêm trọng nhất.

  • Nhóm khí N2O

Trong các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp sẽ sinh ra khí N2O. Trung bình khí N2O sẽ tăng từ 0,2% – 3% mỗi năm. Để cho khí N2O thay đổi hình dạng phải mất 100 đến 200 năm.

  • Nhóm khí CH4

Khí CH4 sinh ra từ việc đốt khí tự nhiên, dầu và cháy rừng. Ngoài ra trong quá trình lên men đường ruột của cừu guốc cũng sinh ra loại khí này.

  • Nhóm khí CFC

Trong ngành công nghiệp khí CFC được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Nhất là trong máy điều hòa và các hệ thống bình chữa cháy có rất nhiều khí CFC.

  • Nhóm khí SO2

Đây là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng chúng có nồng độ rất thấp. Được sinh ra do hoạt động đốt nhiên liệu và núi lửa. Khí này rất độc, gây ra các bệnh về hô hấp cho con người.

Ngoài ra, sự phát triển chóng mặt của dân số và công nghiệp cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất.

3. Hậu quả của hiệu ứng nhà kínhtới môi trường và trái đất

-Biến đổi khí hậu Trái đất

Tất cả những hoạt động tạo ra khí thải làm gia tăng các chất khí có trong khí quyển của Trái đất là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. Hiện tượng biến đổi khí hậu tính tới thời điểm hiện tại nó đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ sinh thái cũng như đời sống của con người .

- Nươc biển dâng : Nước biển dâng lên là sự dâng lên của mực nước ở các đại dương trên toàn cầu nhưng không phải do thủy triều hoặc bão gây ra,..Nước biển dâng lên bất thường ở một vị trí nào đó có thể cao hoặc thấp hơn mực nước biển toàn cầu nhưng vẫn có khả năng làm cho các thành phố ven biển ở khắp nơi trên thế giới chìm trong nước biển, trong đó có cả những thành phố ven biển của Việt Nam.

- Nóng lên toàn cầu: Là thuật ngữ dùng để chỉ nhiệt độ của trái đất đang có sự thay đổi ở cấp độ toàn cầu và đang tăng dần trong từng giai đoạn lịch sử do các chất khí nhà kính gây ra và rồi nhiệt lượng đó dần được tích tụ trong khí quyển trái đất bởi các chất khí như C02.. làm giảm lượng bức xạ cũng như nhiệt lượng của trái đất cần được giải phóng ra vũ trụ thay vì bị hấp thụ và giữ lại.

- Hiện tượng băng tan : Các nhà khoa học cho rằng đó là quá trình tích lũy các chất khí nhà kính gây nên hiệu ứng nhà kính về lâu về dài sẽ làm trái đất nóng dần lên khiến thể tích nước giãn nở, hậu quả tăng tỉ lệ băng tan ở hai cực. Bởi tác động của nhiệt độ toàn cầu đang dần nóng lên từ nó lượng băng vĩnh cửu lúc này đang dần bị tan đi

- Hiện tượng thời tiết cực đoan : là do tác động của các chất khí nhà kính làm hệ sinh thái khắp thế giới đang dần biến đổi. Từ đó khiến cho các hiện tượng hạn hán kéo dài quanh năm ở nhiều khu vực, ảnh hưởng tới canh tác hay sinh hoạt hay nói nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới sự sống của hệ sinh thái ở nơi đang chịu đựng, chống chọi lại mẹ thiên nhiên. Hay những nơi gần sông hồ lại chịu lũ lụt trong thời gian dài do lượng mưa tăng đột ngột từ những thời tiết mưa cực đoan.

4.Sự khác biệt giữa sự nóng lên toàn cầu và hiệu ứng nhà kính?

Sự nóng lên toàn cầu và khí nhà kính là hai khái niệm đã được các chủ đề thảo luận nóng trong số các nhà môi trường và những người đang cố gắng cứu hành tinh của chúng ta khỏi những ảnh hưởng bất lợi của chúng. Mặc dù hai khái niệm này có mối quan hệ phức tạp như nguyên nhân và kết quả, có những khác biệt tinh tế cần được làm nổi bật để hiểu rõ hơn về người đọc.

Từ những từ đơn giản nhất, sự nóng lên toàn cầu xảy ra khi các tia Mặt trời bị mắc kẹt bên trong khí quyển của trái đất do phát thải nhiều khí nhà kính như carbon dioxide và khí mê-tan. Tuy nhiên, lời giải thích này không bao gồm tất cả các khía cạnh và đây là lý do tại sao chúng ta cần phân tích chặt chẽ hai thuật ngữ. Thực tế vấn đề là, hiệu ứng nhà kính không gây hại cho chúng ta hoặc môi trường, và nó chỉ gây hại khi nó vượt quá số tiền mong muốn.

Bình thường, tia mặt trời xuống xuống trái đất được phản xạ trở lại không gian bên ngoài bằng bề mặt trái đất. Một số tia phản xạ này bị mắc kẹt trong bầu khí quyển bao quanh trái đất bằng các khí tạo nên khí quyển trái đất. Đây được gọi là hiệu ứng nhà kính và được coi là một hiện tượng tự nhiên và lành mạnh. Sự tồn tại của hiệu ứng nhà kính này rất quan trọng để duy trì các dạng sống trên trái đất. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, trái đất sẽ trở nên quá lạnh để có được cuộc sống.

Mặc dù hiệu ứng nhà kính rất quan trọng đối với chúng ta, nhưng nó có thể gây hại cho chúng ta. Điều này là do hiệu ứng nhà kính tăng cường có nghĩa là nhiệt độ trung bình cao hơn của bề mặt trái đất không tốt cho hệ sinh thái của chúng ta. Có một sự cân bằng rất mỏng và tinh tế cần được duy trì vì không có sự vắng mặt cũng không quá nhiều hiệu ứng nhà kính là tốt cho cuộc sống trên trái đất.

Sự nóng lên toàn cầu

Sự gia tăng trung bình nhiệt độ bề mặt trái đất trong 50 năm qua được gọi là sự nóng lên toàn cầu. Bây giờ sự ấm lên toàn cầu này là một ảnh hưởng tích lũy của nhiều yếu tố như nạn phá rừng, ô nhiễm, đốt nhiên liệu hóa thạch và tất nhiên là hiệu ứng nhà kính đã được kiểm soát chặt chẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là thế giới phương Tây đã đổ lỗi cho các nước nghèo hơn mức phát thải khí CO2 và khí mê-tan.

Sự nóng lên toàn cầu không phải là một hiện tượng tự nhiên và liên quan đến các hoạt động của nhân loại. Đó là lý do tại sao đã có rất nhiều hội nghị và hội nghị thượng đỉnh giữa các quốc gia để giải quyết vấn đề này. Quá trình công nghiệp hóa không tránh khỏi dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của các nước đang phát triển.

Nếu chúng ta nói về sự khác biệt giữa hai khái niệm liên quan chặt chẽ này, rõ ràng là một trong những điều này dẫn đến một khác mặc dù có nhiều lý do khác cho sự nóng lên toàn cầu.Tuy nhiên, so với các lý do khác, nó là hiệu ứng nhà kính đã thu hút được ánh đèn sân khấu trong những năm gần đây.

5.Các giải pháp giúp giảm hiệu ứng nhà kính

Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi.

Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Được biết, nạn phá rừng vốn là nguyên nhân gây ra 20% khí thải CO2 mỗi năm.

Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.

Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng

Việc dùng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.

Cả nước hiện nay có khoảng hơn 10 triệu hộ dùng điện, chỉ cần mỗi hộ thay một bóng đèn sợi đốt hoặc neon bằng đèn compact thì trung bình mỗi hộ tiết kiệm được 9W, toàn quốc sẽ tiết kiệm được 90MW điện vào giờ cao điểm.

Tắt nguồn điện khi không sử dụng

Tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng. Và hãy nhớ tắt ti vi và máy tính của bạn khi bạn không sử dụng chúng. Tắt nước khi bạn không sử dụng nó. Trong khi đánh răng hay rửa xe, tắt nước cho đến khi bạn thực sự cần nó để rửa. Bạn sẽ làm giảm hóa đơn tiền nước của bạn và giúp bảo tồn một nguồn tài nguyên quan trọng.

Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

Sử dụng các nguồn năng lượng sạch

Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…

Nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường. Ít xe cá nhân có nghĩa là lượng khí thải ít hơn.Việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng góp phần đáng kể việc giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.

Khi bạn lái xe, để đảm bảo xe của bạn chạy một cách hiệu quả. Hãy giữ lốp xe luôn căng, như vậy có thể cải thiện hơn 3% lượng xăng của bạn, không chỉ giúp bạn tiết kiệm ngân sách mà còn giúp giảm 20 kg CO2 trong khí quyển.

Tái sử dụng và tái chế

Góp phần giảm thiểu chất thải bằng cách chọn các sản phẩm tái sử dụng thay vì dùng một lần. Mua sản phẩm với bao bì tối thiểu sẽ giúp giảm chất thải. Bạn có thể tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm… bất cứ lúc nào. Bằng cách tái chế một nửa số rác thải sinh hoạt của bạn, bạn có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2 mỗi năm.