Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế phcn

Hạ huyết áp tư thế là gì?

Hạ huyết áp tư thế đứng hay còn gọi là hạ huyết áp tư thế xảy ra khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Bình thường tư thế đứng làm tăng nhẹ huyết áp tâm trương và giảm nhẹ huyết áp tâm thu so với tư thế nằm. Hạ huyết áp tư thế được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu giảm trên 20mmHg và huyết áp tâm trương giảm trên 10mmHg khi thay đổi từ nằm sang đứng trong vòng 3 phút.

  • Do mất nước: nôn nhiều, tiêu chảy, không bù đủ dịch có thể làm giảm thể tích tuần hoàn gây hạ huyết áp tư thế

  • Suy giáp, suy thượng thận

  • Biến chứng thần kinh tự động của đái tháo đường

  • Các rối loạn hệ thống thần kinh: bệnh Parkinson, bệnh amyloidosis, mất trí nhớ Lewy, teo đa hệ thống…

  • Do một số thuốc hạ áp: chẹn alpha, chẹn beta giao cảm, thuốc lợi tiểu, chẹn kênh canxi

  • Do các rối loạn nhịp nhanh, nhịp chậm

  • Hoa mắt, chóng mặt khi đứng dậy sau khi nằm, thường kéo dài một vài phút

  • Choáng váng khi thay đổi tư thế

  • Nhìn mờ

  • Có thể ngất

  • Tuổi cao: hạ huyết áp tư thế thường phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi, lúc này các receptor nhận cảm điều chỉnh huyết áp có thể phản xạ chậm hơn kết hợp với sự suy giảm chức năng tim

  • Nhiệt độ cao: hoạt động trong môi trường nóng, nhiệt độ cao gây mất nước nhiều, không bù đủ nước có thể làm hạ huyết áp tư thế

  • Nằm tại giường trong thời gian dài

  • Phụ nữ đang mang thai

  • Uống rượu nhiều

  • Sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp

  • Đái tháo đường lâu năm

  • Bù đủ nước, đủ dịch khi có tình trạng mất nước như nôn nhiều, tiêu chảy

  • Đảm bảo điều kiện lao động phù hợp khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao

  • Không uống nhiều rượu

  • Thay đổi tư thế từ từ, tránh đột ngột khi nằm lâu tại giường nhất là đối với người già

  • Kiểm soát đường máu

Chẩn đoán hạ huyết áp tư thế không quá phức tạp. Chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và đo huyết áp

  • Đo huyết áp ở tư thế đứng: huyết áp tâm thu giảm trên 20 mmHg hoặc huyết áp tâm trương giảm trên 10 mmHg

  • Tìm nguyên nhân của hạ huyết áp tư thế:

  • Xét nghiệm máu: đường máu, HbA1C để chẩn đoán đái tháo đường, các hormone nội tiết như cortisol, FT4, TSH, xét nghiệm công thức máu tìm sự cô đặc máu của mất thể tích tuần hoàn

  • Khai thác tiền sử dụng các thuốc hạ huyết áp

  • Nghiệm pháp bàn nghiêng: đánh giá chức năng của hệ giao cảm, phó giao cảm thông qua các phản xạ khi thay đổi tư thế

  • Điện tâm đồ: phát hiện các rối loạn nhịp nhanh, nhịp chậm là các nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế

  • Siêu âm doppler tim: phát hiện các bệnh tim như hẹp van động mạch chủ, viêm màng ngoài tim co thắt, suy tim, dấu hiệu của nhồi máu cơ tim…

Điều trị hạ huyết áp tư thế tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Có thể điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc không dùng thuốc

  • Các biện pháp không dùng thuốc:

  • Thay đổi tư thế từ từ

  • Tránh nằm lâu

  • Giảm hoặc ngừng hoặc chuyển đổi các thuốc hạ huyết áp

  • Có thể tăng lượng muối trong khẩu phần ăn

  • Đeo tất áp lực nếu bị suy tĩnh mạch ngoại biên

  • Các thuốc điều trị

  • Fludrocortison: là một loại corticoid có tác dụng giữ muối, giữ nước, tăng thể tích tuần hoàn. Nó có thể làm tăng huyết áp tuy nhiên cũng có thể gây phù hoặc suy tim sung huyết

  • Midodrine: thuộc nhóm đồng vận thụ thể alpha giao cảm, làm co mạch dẫn tới làm tăng huyết áp. Không dùng thuốc trong trường hợp suy tim nặng, suy thận cấp, nhiễm độc giáp, u tủy thượng thận

  • Dihydroxyphenylserine (DOPS): tiền chất của noradrenalin, tác dụng phụ ít, là thuốc có triển vọng trong điều trị hạ huyết áp tư thế

  • Octreotide: đồng phân của somatostatin, có tác dụng ức chế một số peptid tiêu hóa có tác dụng giãn mạch. Có thể gây buồn nôn, đau bụng

  • Các thuốc khác cần còn cần được nghiên cứu vì chưa có nhiều bằng chứng: Yohimbin, indomethacin, desmopressin, erythropoietin,…

Xem thêm:

  • Cách xử trí khi bị tụt huyết áp
  • Các chỉ số BMI, huyết áp, đường huyết, cholesterol, Triglycerid ở người bình thường
  • Ngủ sớm một tiếng 'hạ huyết áp chỉ sau 6 tuần'

Hạ huyết áp tư thế là một trong những rối loạn thường gặp đối với những người bị huyết áp thấp, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,... Bệnh thường gây ra tình trạng ngất xỉu, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Mặt khác, có thể dẫn tới những tổn thương cho các cơ quan khác và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

08/06/2022 | Điều trị hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng bằng cách nào?
02/06/2022 | Góc giải đáp: Đo huyết áp vào thời gian nào trong ngày để bảo đảm kết quả chuẩn xác?
30/05/2022 | 8 nhóm thực phẩm nên đưa vào thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp

1. Hạ huyết áp tư thế là bệnh gì?

Hạ huyết áp tư thế là hiện tượng huyết áp bị tụt nhanh khi chúng ta thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng dậy đột ngột sau khi ngồi hoặc nằm. Điều này có thể dẫn đến việc bạn bị mờ mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn thậm chí là ngất xỉu.

Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giây tới vài phút, với nhiều người, có thể chỉ cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt thoáng qua song có những người có thể ngất xỉu hoặc mất ý thức trong một thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế phcn

Hạ huyết áp tư thế là một trong những hiện tượng thường gặp ở nhiều người

Lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng khi chuyển sang tư thế đứng, máu trong cơ thể sẽ dồn xuống và được giữ lại tại các tĩnh mạch ở vùng thấp của cơ thể do trọng lực. Lúc này, sự hồi lưu tĩnh mạch bị giảm khiến cho lượng máu lưu thông trở lại tim ít dẫn đến huyết áp bị hạ, lượng máu và oxy cung cấp cho não cũng giảm theo.

Đây là dạng bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi với những triệu chứng không rõ ràng nên gây nhiều khó khăn cho chẩn đoán và chữa trị.

2. Những triệu chứng thường gặp và biến chứng có thể xảy ra

Những triệu chứng của bệnh thường xảy ra trong vài giây hoặc vài phút ngay sau khi đứng và gần giống với huyết áp thấp, bao gồm

  • Xuất hiện hiện tượng hoa mắt, nhìn mờ, chóng mặt.

  • Đau đầu.

  • Mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.

  • Bên cạnh đó, có thể thấy tim đập nhanh, buồn nôn, đau tức ngực.

Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với đối tượng người lớn tuổi.

  • Việc choáng váng, chóng mặt có thể khiến người bệnh bị ngã gây ra các chấn thương nghiêm trọng.

  • Gây nguy cơ đột quỵ do lượng máu lên não kém.

  • Khiến cho một số bệnh về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế phcn

Hạ huyết áp tư thế có thể gây nguy hiểm cho người cao tuổi

3. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể bắt nguồn từ các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, nội tiết hoặc do việc sử dụng một số loại thuốc.

  • Một số bệnh lý về tim mạch (suy tim, chậm nhịp tim hay bệnh về van tim, nhồi máu cơ tim…) dẫn đến việc cơ thể không thể đáp ứng nhanh trong việc bơm nhiều máu hơn khi đứng lên.

  • Các bệnh về nội tiết như: suy thượng thận, bệnh về tuyến giáp, lượng đường trong máu thấp hoặc bệnh tiểu đường có thể khiến cho các dây thần kinh làm nhiệm vụ gửi tín hiệu điều chỉnh huyết áp bị tổn thương.

  • Bệnh lý thần kinh như tai biến mạch máu não, parkinson, rối loạn thần kinh tự chủ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

  • Khi bị sốt cao, nôn mửa nhiều, tiêu chảy nặng hoặc vận động quá sức khiến cơ thể mất nhiều nước làm giảm thể tích máu.

  • Một số loại thuốc hạ huyết áp, thuốc có chứa nitrat, thuốc điều trị bệnh trầm cảm có thể gây ra tình trạng này.

Bên cạnh đó,một số điều kiện có thể khiến bệnh xuất hiện thường xuyên hoặc trầm trọng hơn như:

  • Những người cao tuổi (trên 65), đặc biệt là đối tượng có bệnh nền.

  • Môi trường nắng nóng nhiều có thể khiến đổ mồ hôi và gây mất nước.

  • Những người phải nằm quá lâu trên giường bệnh.

  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc những người thường xuyên uống bia rượu.

4. Một số biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn ngừa

Đối với những trường hợp hạ huyết áp tư thế thể nhẹ, có thể thực hiện một số bước đơn giản để ngăn ngừa, chẳng hạn như:

Tăng cường thêm lượng muối trong chế độ ăn uống

Điều này phải được thực hiện cực kỳ cẩn thận và nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ bởi sử dụng nhiều muối lại dẫn đến những nguy cơ bệnh tật khác. 

Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Điều này phù hợp với những đối tượng thường bị hạ huyết áp sau bữa ăn. Cùng với đó, nên ăn các loại thực phẩm có lợi, tránh việc ăn quá nhiều tinh bột, dầu mỡ.

Bổ sung vitamin cho cơ thể

Việc bổ sung thêm sắt cũng như một số loại vitamin có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng song nên uống gì và uống khi nào cần có sự tư vấn và chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế phcn

Chỉ thực hiện việc bổ sung sắt cũng như vitamin khi được bác sĩ chỉ định

Cần uống đủ nước, tránh các loại đồ uống có cồn

Không hút thuốc lá, hạn chế bia, rượu, uống đủ nước là một trong những yêu cầu thiết yếu để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng kéo dài, quá trình tập thể dục thể thao hoặc khi vận động mạnh. 

Duy trì tập luyện thể dục thể thao

Các bài tập tăng cường sức khỏe tim mạch rất cần thiết để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng cũng như sở thích.

Ngoài những cách trên, trong đời sống và sinh hoạt đời thường, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ như:

  • Khi thay đổi tư thế, đặc biệt chuyển từ ngồi hoặc nằm sang đứng, nên thực hiện từ từ, tránh thay đổi đột ngột. Đặc biệt, đối với những người cao tuổi, khi ngủ dậy nên ngồi ở mép giường một lát rồi mới đứng dậy.

  • Tránh tư thế khiến cho lưng bị uốn cong và tránh ngồi xổm quá lâu rồi đứng dậy đột ngột.

  • Khi ngủ, nên kê cao gối hơn một chút.

5. Khi nào thì cần đi khám?

Hiện nay, trên thế giới, các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đặc biệt, cuộc sống hiện đại với nhiều căng thẳng, mệt mỏi cùng các thói quen xấu khiến cho những bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Chính vì vậy, việc thăm khám định kỳ là cần thiết nhằm kiểm soát nguy cơ, sàng lọc các triệu chứng.

Chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai đầy đủ các dịch vụ bao gồm: khám, chẩn đoán, điều trị và theo dõi nhằm đảm bảo một cách toàn diện sức khỏe về tim mạch cho khách hàng.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế phcn
 Thăm khám định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh tật

Đặc biệt, hạ huyết áp tư thế là bệnh lý phổ biến ở nhiều lứa tuổi song thường gặp nhất ở người cao tuổi. Bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thậm chí cả tính mạng.

Vì những lý do trên, đối với những người có nguy cơ cao hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng này, nên đến các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa khám, đánh giá tình trạng và đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời.

Để đặt lịch khám hoặc được tư vấn thêm các thông tin cần thiết, quý khách hãy gọi tới Tổng đài chăm sóc khách hàng của MEDLATEC 1900 56 56 56.