Nguyên nhân không ăn sáng của sinh viên

Nhịn ăn sáng một bữa tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, đặc biệt là bỏ luôn bữa ăn sáng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm. Do đó, để nâng cao chất lượng sống và phòng ngừa bệnh tật, các bạn nên tìm hiểu rõ hơn về tác hại do lười ăn sáng gây ra.

Nguyên nhân không ăn sáng của sinh viên
Bạn sẽ không thể ngờ tác hại khôn lường do việc nhịn ăn sáng gây ra.

Không ăn sáng vì một lý do nào đó, có thể là không muốn ăn hay lười ăn vì thời gian ăn sáng dành cho việc ngủ bù hoặc gộp chung sáng và trưa thành một buổi để tiết kiệm,… Cho dù là lý do nào, việc bỏ bữa sáng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như sau:

1. Tác động xấu đến hệ tim mạch

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American College of Cardiology đã chứng minh, những người ăn sáng đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày khả năng mắc bệnh tim mạch thường thấp hơn những người thường xuyên bỏ bữa ăn sáng. Cụ thể, những người ăn sáng dù ăn ít hay nhiều nguy cơ mảng bám tích tụ ở động mạch chỉ chiếm 21%. Trong khi đó, những người nhịn ăn sáng, nguy cơ này tăng đến 67%.

Cũng theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết, nhịn ăn sáng thường khiến mức đường huyết trong cơ thể không ổn định, dễ bị tăng huyết áp gây tắc nghẽn động mạch. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, nghiên cứu được đăng trên tạp chí JAMA của Mỹ cũng cho biết, nhịn ăn sáng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở nam giới, đặc biệt nam giới ở độ tuổi từ 45 – 82 tuổi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra, không ăn sáng sẽ làm tăng 27% nguy cơ kéo dài cơn đau tim hơn so với những người ăn sáng đầy đủ.

2. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và năng lượng

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 1999 trên tạp chí Physiological Behavior cho biết, những người thường xuyên ăn sáng sẽ có tâm trạng tốt hơn những người bỏ ăn sáng. Nhóm nghiên cứu này đã chỉ ra tác động tiêu cực của việc nhịn ăn sáng đối với tâm trạng và năng lượng bằng cách tiến hành nghiên cứu trên 144 người khỏe mạnh. Những đối tượng này sẽ được chia thành 3 nhóm với điều kiện chung là đều không được nạp năng lượng vào đêm trước đó. Tuy nhiên, điểm khác nhau ở đây là khẩu phần ăn sáng của họ không giống nhau. Cụ thể:

  • Nhóm 1: Được cung cấp bữa ăn sáng với đầy đủ dưỡng chất
  • Nhóm 2: Không được ăn sáng nhưng được uống cà phê
  • Nhóm 3: Không ăn và uống bất kỳ thức ăn hoặc nước uống nào

Sau khoảng 2 giờ theo dõi, kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm không ăn sáng (nhóm 3) cảm thấy mệt mỏi và giảm khả năng ghi nhớ, tập trung. Trong khi đó, hai nhóm còn lại không có sự khác biệt đáng kể nào. Điều này có thể kết luận, nhịn ăn sáng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí não và năng lượng.

3. Ảnh hưởng đến khả năng quan sát

Theo kết quả nghiên cứu ở nhóm thiếu niên có độ tuổi từ 12 đến 15 cho thấy, nhóm thiếu niên ăn sáng đầy đủ thường có khả năng nhận thức, quan sát tốt hơn nhóm nhịn ăn sáng.

4. Hạ đường huyết gây đau nửa đầu

Nhịn ăn sáng thường xuyên sẽ khiến lượng đường trong máu xuống thấp gây hạ đường huyết. Khi đó, cơ thể sẽ giải phóng các kích thích tố để bù đắp lại lượng đường thấp đó, làm tăng huyết áp và gây đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu. Do đó, để loại bỏ cơn đau, bạn nên duy trì bữa ăn sáng mỗi ngày.

5. Tăng cân mất kiểm soát

Nếu bạn muốn giảm cân bằng cách bỏ ăn sáng thì đây có thể chính là quan niệm sai lầm của bạn. Bởi theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, nhịn ăn sáng không những không giúp giảm cân mà còn là yếu tốc thúc đẩy việc tăng trọng lượng mất kiểm soát.

Nguyên nhân không ăn sáng của sinh viên
Nhịn ăn sáng không chỉ tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Nguyên nhân có thể là do bữa ăn sáng ảnh hưởng tới cảm giác no và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chính vì vậy, bạn luôn luôn cảm giác đói và ăn nhiều hơn. Việc dung nạp quá nhiều calo sẽ gây tích tụ mỡ dư thừa dẫn đến tăng cân, thậm chí là béo phì.

6. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Dựa vào theo dõi mức độ thường xuyên ăn sáng và khẩu phần ăn trên 4.000 học sinh cấp 1 từ độ tuổi 9 – 10, các nhà khoa học thuộc các trường đại học Cambridge, St George’s London, Oxford và Glasgow cho thấy, những trẻ không ăn sáng thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2 cao hơn những đứa trẻ ăn sáng đầy đủ.

Theo các nhà khoa học, việc không ăn sáng sẽ khiến cơ thể không thể không đáp ứng đủ hormoen giúp điều tiết quá trình chuyển hóa máu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt. Ngoài ra, trong trường hợp nặng, bệnh tiểu đường có thể gây suy thận, mù lòa và làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy.

7. Tăng khả năng mắc bệnh ung thư

Nhịn ăn sáng trong thời gian dài rất nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ béo phì. Theo các bác sĩ khoa Nội tiết và Tâm thần, những người béo phì, tăng cân thường có nguy cơ phát triển bệnh ung thư hơn những người duy trì cân nặng ổn định.

Ngoài ra, việc thường xuyên nhịn ăn sẽ khiến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày bị rối loạn. Lâu dần có thể gây viêm loét dạ dày. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

8. Gây rụng tóc

Tóc được cấu tạo từ chất sừng keratin và được nuôi dưỡng bởi các dưỡng chất trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu việc nhịn ăn sáng xảy ra thường xuyên sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, gây rụng tóc.

Ngoài ra, cung cấp không đủ khoáng chất, protein, vitamin cho cơ thể có thể gây các bất thường ở tóc như tóc bị tổn thương, cấu trúc tóc trở nên lỏng lẻo, dễ gãy rụng và màu tóc thay đổi. Do đó, để sở hữu một mái tóc mềm mượt, không thô xơ, gãy rụng, bạn nên chú ý đến bữa ăn sáng với đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein.

Việc bỏ ăn sáng sẽ không chỉ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống mà còn kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, để có một sức khỏe khỏe mạnh, không bệnh tật, bạn nên đảm bảo chế độ ăn sáng đầy đủ.