Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn giữa ca như thế nào?

  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời Nhà máy in tiền quốc gia về chế độ ăn giữa ca đối với người lao động của Công ty như sau:

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 9/9/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng.

Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Chinhphu.vn


Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Doanh nghiệp thường sẽ có khoản hỗ trợ tiền ăn giữa ca cho người lao động. Dưới đây là quy định của pháp luật hiện hành về tiền ăn giữa ca cho người lao động.

Tiền ăn giữa ca có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có khoản tiền phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động. Thông thường, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao đông sẽ tổ chức bếp ăn tại công ty. Nhưng cũng có nhiều công ty chi trả tiền ăn giữa ca cho người lao động trong ngày trả lương.

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể quyết định mức chi cho tiền ăn giữa ca cho người lao động tối đa không quá 730.000 đồng/tháng/người. Đây chính là hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh xã hội tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH.

Căn cứ theo quy định tại Tiết g.5 Điểm g Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì khi người sử dụng lao động chi tiền cho người lao động sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân nếu không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Trường hợp mức chi cao hơn quy định thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Xem thêm: Những vướng mắc thường gặp về thuế thu nhập cá nhân

Giải đáp những vướng mắc về hoàn thuế thu nhập cá nhân

Tiền ăn giữa ca không phải đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định hiện hành, có một số khoản thu nhập được tính đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như Phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động;…

Và bên cạnh đó, cũng có một số khoản thu nhập không phải tính đóng bảo hiểm xã hội. Và một trong số đó có khoản tiền ăn giữa ca theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó, nếu tiền ăn giữa ca được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động thì sẽ không phải tính đóng bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội một lần và những vướng mắc thường gặp

Một số vướng mắc về sổ bảo hiểm xã hội cần lưu ý

Tiền ăn giữa ca có được tính là chi phí giảm trừ?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, tiền ăn giữa ca có thể được tính vào chi phí giảm trừ cho doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện:

– Có các hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định như: phiếu chi, bảng chấm suất ăn ca;…

– Các khoản chi được ghi cụ thể về điều kiện hưởng, mức hưởng tại một trong các hồ sơ như: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Xem thêm: Tiền thuê nhà cho lao động có được tính là chi phí giảm trừ không?

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định của pháp luật hiện hành về tiền ăn giữa ca cho người lao động’ gửi đến bạn đọc.Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Trước đây, Công ty Cấp nước Đà Nẵng là có 100% vốn Nhà nước, thực hiện chi bữa ăn giữa ca cho người lao động theo Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty Nhà nước. Nay, Công ty chuyển đổi thành Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng. Các quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước thực hiện theo Nghị định số 53/2016/NĐ-CP , Thông tư số 28/2016/TT-BLĐTBXH. Tuy nhiên, các văn bản này không quy định về mức tiền chi giữa ca cho người lao động.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng TTĐT Chính phủ, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng đề nghị giải đáp, vậy việc thực hiện chế độ ăn giữa ca cho người lao động căn cứ văn bản nào? Nếu Công ty không tổ chức bữa ăn ca mà chi bằng tiền mặt thì khoản chi phí này có được tính vào giá thành sản phẩm không? Mức chi tối đa là bao nhiêu?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Luật Doanh nghiệp , Nghị định số 53/2016/NĐ-CP và Thông tư số 28/2016/TT-BLĐTBXH chỉ quy định một số nguyên tắc xác định tiền lương, thù lao, tiền thưởng để người đại diện phần vốn Nhà nước tổ chức quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng tại công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.

Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Lao động thì các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.

Căn cứ các quy định nêu trên, chế độ ăn giữa ca của người lao động trong Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của Công ty.

Theo Chinhphu.vn

Hiện nay, các doanh nghiệp thu hút đến người lao động với nhiều khoản phụ cấp, trong đó có phụ cấp về tiền ăn ca. Như vậy, để hiểu rõ hơn về những quy định về tiền ăn ca năm 2022, xin mời bạn đón đọc ngay bài viết dưới dây của Luật sư 247 nhé!

Tiền ăn ca (còn được gọi là phụ cấp ăn) là khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động ngoài khoản tiền lương ra, dùng hỗ trợ bữa ăn cho người lao động,

Khoản tiền không bắt buộc phải có đối với nhiều trường hợp công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ thì phụ cấp ăn trưa bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động (theo quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH).

Quy định về tiền ăn ca năm 2022

Mức tiền ăn, ăn giữa ca tối đa là bao nhiêu?

Theo quy định hiện hành, không có quy định giới hạn về mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca. Như vậy, tùy vào điều kiện kinh tế, tính chất công việc mà doanh nghiệp có thể quy định tự do về mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca này.

Tuy nhiên, khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH lại quy định: mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Nghĩa là mức phụ cấp tiền ăn trưa này vẫn không bị giới hạn, nhưng khi vượt quá giới hạn định mức mà Thông tư 26 nêu trên thì sẽ phải chịu nghĩa vụ tài chính đối với phần vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. 

Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn giữa ca như thế nào?
Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn giữa ca như thế nào?
Quy định về tiền ăn ca năm 2022

Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau: 

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.[…]”

Như vậy, tiền ăn trưa, ăn giữa ca sẽ không phải đóng BHXH nếu các khoản này được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Phụ cấp ăn ca có tính thuế thu nhập cá nhân không?

Theo như nêu trên, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Thêm vào đó, Tiết g.5 Điểm g Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: 

“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

…g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.[…]”

Như vậy, trong trường hợp công ty trả tiền ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động mỗi tháng thì: khoản tiền này sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân nếu không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Trường hợp mức chi cao hơn quy định thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về tiền ăn ca năm 2022″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn giữa ca như thế nào?

– Ăn theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm (đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày do công ty lựa chọn nhưng tối đa không quá 8 giờ/ngày theo quy định tại khoản 1, điều 3, chương II Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi);– Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền.– Những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca;– Ngoài những nguyên tắc nêu trên, công ty có thể quy định thêm các nguyên tắc khác, nếu xét thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.

– Đối với những công ty sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca. Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp để tiết kiệm các chi phí khác nhưng vẫn không đủ nguồn thì Giám đốc công ty trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời chưa thực hiện chế độ ăn giữa ca theo quy định tại Thông tư này.

Cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa, ăn giữa ca được tính như thế nào?

Tùy vào hình thức doanh nghiệp chi trả tiền ăn ca, ăn trưa cho cán bộ công nhân viên mà chúng ta sẽ có những cách hạch toán khác nhau. Cụ thể như sau:
a/ Trường hợp 1: Tiền ăn ca, ăn trưa được phụ cấp vào lương (Phụ cấp bằng tiền, hàng tháng tính trên bảng lương)Các bạn kế toán cần căn cứ vào bảng tính lương: Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca của nhân viên bộ phận nào thì cho vào chi phí tương ứng bộ phận đó:Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642Có TK 334 – Phải trả người lao động* Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:Nợ TK 334 – Phải trả người lao độngCó các TK 111, 112,…* Lưu ý: Theo Thông tư 133 thì:Các TK 622, 623, 627 hạch toán vào TK 154TK 641 hạch toán vào TK 6421TK 642 hạch toán vào TK 6422

b/ Trường hợp 2: Doanh nghiệp mua phiếu ăn, xuất ăn cho NLĐ

Hạch toán chi phí:Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)Có TK 111/112/331

c/ Trường hợp 3: Doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn (mua thực phẩm về tự chế biến)

Với trường hợp này, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được một số điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể:– Về cơ sở vật chất: có dụng cụ nấu ăn: nồi, bếp…– Về chứng từ: có hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối với chi phí thực phẩm mua không có hóa đơn thì cần lập bảng kê 01/TNDN – Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn Ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.* Hạch toán chi phíNợ các TK 622, 623, 627, 641, 642Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)Có TK 111/112/331

d/ Trường hợp 4: có tạm ứng tiền ăn cho người đi mua thực phẩm vào đầu tháng để đi mua thức ăn, thực phẩm trong tháng

Trường hợp có tạm ứng tiền ăn cho người đi mua thực phẩm vào đầu tháng để đi mua thức ăn, thực phẩm trong tháng thì hạch toán như sau:Nợ 141Có 111/112: số tiền tạm ứngĐến cuối tháng tổng hợp hết các chi phí tiền ăn trong tháng rồi tất toán chi phí thì hạch toán:Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)Có TK 111/112/331 (Số tiền phải chi thêm so với số tạm ứng – Nếu có)Có 141: số đã tạm ứngNếu số tiền đã chi tạm ứng cao hơn với số thực chi trong tháng thì hạch toánNợ các TK 622, 623, 627, 641, 642Nợ 111/112/334/338… Số tiền tạm ứng cao hơn với số thực chiNợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)

Có 141: số đã tạm ứng

Phụ cấp lương bao gồm những khoản tiền nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.Như vậy, phụ cấp lương là một khoản trong tiền lương. Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:– Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

– Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

5 trên 5 (1 Phiếu)