Nhà hát tuổi trẻ việt nam - số 11 ngô thì nhậm

Nhà hát Tuổi trẻ (tên giao dịch quốc tế: Youth Theatre of Vietnam) là nhà hát quốc gia trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, nằm ở 11 phố Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà Nội. Chức năng biểu diễn nghệ thuật của nhà hát bao gồm nhiều bộ môn: kịch nói, ca – múa – nhạc nhẹ - nhạc dân tộc – kịch câm[1]. Đây là nơi sưu tầm, bảo tồn và nâng cao để giới thiệu nghệ thuật đặc sắc trong nước và quốc tế.

Show

Nhà hát tuổi trẻ việt nam - số 11 ngô thì nhậm

Nhà hát Tuổi Trẻ số 11, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nhà hát Tuổi trẻ thành lập tháng 4 năm 1978. Đến nay tổng số nghệ sĩ của nhà hát là 175, trong đó có 3 NSND, 10 NSUT. Nhà hát Tuổi trẻ là thành viên của Hiệp hội sân khấu Thế giới dành cho Tuổi trẻ (ASSITEJ) và là Trung tâm ASSITEJ Việt Nam.

Ra đời năm 1978, Nhà hát Tuổi trẻ thời bấy giờ do nữ đạo diễn Hà Nhân làm giám đốc. Những loại hình được xây dựng hồi đó là kịch nói, kịch câm và ca múa nhạc nhẹ. Dẫu là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp sinh sau đẻ muộn nhưng thời khắc mà Nhà hát Tuổi trẻ ra đời vẫn hội đủ những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển theo hướng bao cấp một các tích cực với những đóng góp thiết thực.

Giai đoạn 1978-1985 Nhà hát Tuổi trẻ sống và làm việc trong một không khí nghệ thuật như thế với các chương trình, vở diễn mà khi ra đời không hề phải lo lắng: có hay không có người xem? Cùng một lúc Nhà hát đã đi hai chân một cách vững chãi với việc làm tiết mục cho nhi động và dựng tác phẩm lớn cho thanh niên, cho đông đảo người xem như: Hoàng tử học nghề, Hòn đá cháy, Sống mãi tuổi 17, Romeo và Juliet, Trưởng giả học làm sang, Tám và CÁm, Mùa hạ cuối cùng, Đứa con tôi, Đỉnh cao mơ ước.....festival đời cười, với sự tham gia của nghệ sĩ hài nổi tiếng vân dung, chí trung......

Những xáo trộn về khán giả xuất hiện từ năm 1985 đòi hỏi sân khấu phải thay đổi. Thời của sân khấu đẹp với sự giáo dục nhẹ nhàng và cái kết có hậu đã qua. Sân khấu với vài trò “thanh lọc tâm hồn” cần phải đổi khác và chỉ có đổi mới thì mới có tác động thực sự với lớp khán giả trẻ. Điều đó có thể thấy ngay ở sự lụa chọn vở diễn ở thời kỳ cũng với Đứa con tôi. Mùa hạ cuối cùng, Đỉnh cao mơ ước... với việc đặt cái mới và cái cũ trong trong thế đối đầu trực diện, khẳng định sự tất yếu thắng thế của cơ chế mới, lành mạnh hơn, công bằng hơn và tốt hơn. Tất nhiên với vở diễn này những nét mới đó mới bắt đầu là một vài chấm phá, song nó cũng đã dần dần khẳng định một hướng đi mới của Nhà hát Tuổi trẻ trong việc chinh phục khán giả trẻ ở giai đoạn mới.

Từ năm 1986-1995 là giai đoạn hoàn thiện chính mình của Nhà hát non trẻ nay. Các nghệ sỹ dù tuổi đời còn rất ít của Nhà hát Tuổi trẻ đang dần trưởng thành, nghệ sỹ Thùy Chi, Đạo diễn Phạm Thị Thành với cương vị là người lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ đã bắt đầu phải tính tới một phong cách riêng cho đơn vị nghệ thuật của mình.

Nhà hát tuổi trẻ việt nam - số 11 ngô thì nhậm


Khán phòng Nhà hát Tuổi Trẻ

Thời kỳ này nổi lên một hiện tượng về một tác giả với hàng loạt vở diễn ra đời cùng lúc, hướng một cách nhìn, tạo một cách nói đặc biệt trong sân khấu nước nhà. Tác giả Lưu Quang Vũ gần như đã trở thành tác giả “ruột” của Nhà hát Tuổi trẻ ở nửa đầu giai đoạn này với rất nhiều vở: Lời nói dối cuối cùng, Tin ở hoa hồng, Lời thề thứ chín... Gần như ngay lập tức, những vở diễn của anh được khán giả trẻ đón nhận một cách nồng nhiệt bở đã nói hộ họ những băn khoăn, chỉ cho họ cái đích phải hướng tới trong những ngày đầu của công cuộc đổi mới, tăng thêm cho họ sức mạnh, niềm tin hướng tới thắng lợi tất yếu của sự nghiệp đổi mới.

Còn có thể kể tới các vở diễn: Mùa hạ cay đắng, Cuộc đời tôi, Trò đời, Vàng ở thung lũng xanh, Bất hòa với số phận, Vườn Quỳnh, Người không cô đơn... vào nửa cuối giai đoạn này, đã dần định hình một phong cách của Nhà hát Tuổi trẻ với chính kịch tâm lý được truyền tải bằng cách riêng của Tuổi trẻ. Đây cũng là giai đoạn đáng tự hào giữa thời cam go nhất của sân khấu, rạp Tuổi trẻ vẫn hàng đêm sáng đèn, với một lực lượng công chúng của riêng mình.

Gần đây có khán giả trẻ cho rằng, Nhà hát Tuổi trẻ trong mấy năm qua có vẻ như..... cười nhiều quá. Quả thật là Nhà hát đã có rất nhiều chương trình hài và cũng mừng là tất cả những chương trình đó luôn luôn đông khách. Điều đó cũng có những lý do khách quan khó tránh khỏi của một đơn vị tổ chức biểu diễn trong cơ chế thị trường. Muốn tồn tại, Nhà hát luôn phải có những chương trình mới. Muố giáo dục thanh thiếu niên qua nghệ thuật, trước hết các chương trình đó phải hấp dẫn lôi kéo được khán giả tới rạp. Vậy nên Nhà hát đã dựng hài kịch – không phải vì chạy theo thị trường như ai đó đã nghĩe – mà chính là từ việc nắm chắc thị trường đó mà làm. Không ai chê trách cái hài, nhất là khi cái hài đó đóng góp một cách tích cực vào việc xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh của con người, thông qua việc châm biếm và phủ nhận các thói hư, tật xấu. Một tiếng cười nghệ thuật trên sân khấu như vậy là điều rất cần cho  ngày hôm nay và với khán giả trẻ tuổi điều đó càng cần hơn.

Nhiều tác phẩm sân khẩu của Nhà hát Tuổi trẻ luôn bám sát phản ánh một cách sinh động những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội đang được giới trẻ quan tâm về quan niệm tình yêu, hạnh phúc gia đình, cảnh tỉnh trước những hiểm họa do tệ nạn xã hội cám dỗ như trong các vở kịch hiện đại: Bến bờ xa lắc, Hoàng hôn mong manh, Những nẻo đường trần gian, người yêu tôi là hoa hậu, Một nửa thiên đường.... Bên cạnh đó là những vở diễn về đề tại lịch sử dân tộc mang vóc dáng tầm cỡ sử thi, hiệu quả nghệ thuật cao, được khai thác dàn dựng một cách công phu, có giá trị giáo dục, nhận thức cho lớp khán giả trẻ hôm nay như: Vũ Như Tô, Rừng Trúc.... và đặc biệt là những tác phẩm kinh điển thế giới, những vở diễn nổi tiếng giống kho tàng văn hóa nhân loại như: Người tốt thành Tứ xuyên (kịch Đức), Chim sơn ca, Trưởng giả học làm sang (kịch Pháp), Chú ngựa gù (kịch Nga), Hoa mã Lan, Lôi Vũ (kịch Trung Quốc), Romeo và Juyliet, Otenlo.... và gần đây nhất là Macbet của Shakespear vừa ra đời với bao lời khen ngợi, thể hiện sự năng động, trẻ trung kết hợp một cách hài hòa trong định hướng nghệ thuật đúng đắn với sức bật mạnh mẽ. Làm được như vậy là bởi, ngoài việc duy trì đúng chức năng được giao phó của mình Nhà hát còn luôn tâm niệm một điều: Phải tôn trọng khán giả trẻ. Không ít sinh viên đại học ra trường hôm nay có trong tay một hay hai tấm bằng đi tìm việc làm có khi còn rất khó khăn thì không lý gì một Nhà hát cứ níu giữ mãi một quan niệm, một cách làm nghệ thuật sáo mòn và kho cứng. Nhà hát cần phải trở thành người bạn thân của mọi khán giả trẻ. Và hiểu họ thôi chưa đủ còn phải biết tôn trọng, lắng nghe và biết trao đổi, nghĩa là làm sao để mỗi tác phẩm ra đời phải để giới trẻ có thể thấy mình trong đó hoặc chí ít có thể suy ngẫm rút ra được điều gì đó có ích cho cuộc đời mình.

25 năm qua là 25 năm NHTT đồng hành cùng tuổi trẻ, chia ngọt sẻ bùi với họ và cùng họ góp phần tạo nên tên tuổi của Nhà hát Tuổi trẻ hiện tại, đó cũng chính là bài học của sự thành công hôm nay – nếu có thể nói như vậy...... Sơ đồ ghế Nhà hát Tuổi trẻ:

Nhà hát tuổi trẻ việt nam - số 11 ngô thì nhậm

Giám đốcChí TrungTrang webnhahattuoitre.vn

Nhà hát Tuổi trẻ (tên giao dịch quốc tế: Youth Theatre of Vietnam) là nhà hát quốc gia trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, nằm ở 11 phố Ngô Thì Nhậm, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Chức năng biểu diễn nghệ thuật của nhà hát bao gồm nhiều bộ môn: kịch nói, ca – múa – nhạc nhẹ - nhạc dân tộc – kịch câm[1]. Đây là nơi sưu tầm, bảo tồn và nâng cao để giới thiệu nghệ thuật đặc sắc trong nước và quốc tế.

Nhà hát Tuổi trẻ thành lập tháng 4 năm 1978. Đến nay tổng số nghệ sĩ của nhà hát là 175, trong đó có 3 Nghệ sĩ Nhân dân, 10 NSUT. Nhà hát Tuổi trẻ là thành viên của Hiệp hội sân khấu Thế giới dành cho Tuổi trẻ (ASSITEJ) và là Trung tâm ASSITEJ Việt Nam.

Chú thích

  1. ^ GIỚI THIỆU VỀ NHÀ HÁT TUỔI TRẺ

Liên kết ngoài

  • Trang web chính thức nhà hát Tuổi trẻ

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_hát_Tuổi_trẻ&oldid=68532655”