Nhà Hậu Lê đóng đô ở đâu

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 4 hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào?

A. Năm 1453

B. Năm 1452

C. Năm 1428

D. Năm 1429

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Năm 1428

Giải thích: Nhà Hậu Lê ra đời vào ngày 15 tháng 3 năm 1428.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những điều thú vị về nhà Hậu Lê nhé!

Kiến thức tham khảo về nhà Hậu Lê

1. Đôi nét về nhà Hậu Lê 

Nhà Hậu Lê đóng đô ở đâu

Năm 1423 Lê Lợi lên ngôi vua khôi phục tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long.

Các đời vua: Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê Nhân Tông…

2. Tình hình chính trị thời Hậu Lê

Lê Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo, đạo mới đặt gọi là Hải Tây đạo, gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Trong các đạo, đạo nào cũng có quan Hành khiển để giữ sổ sách về việc quân-dân.

Dưới đạo là phủ huyện (miền núi gọi là châu), xã, thôn. Đến thời vua Lê Thánh Tông đổi chia làm 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên thay chức An phủ sứ đứng đầu ở mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên. Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã, thôn.

Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ:

- Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;

- Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;

- Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;

- Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;

- Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;

- Công Bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.

Dưới thời Lê Thánh Tông, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công - công thần. Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức.

3. Tình hình kinh tế thời Hậu Lê

Nông nghiệp:

- Đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

- Thực hiện phép quân điền.

- Chú trọng việc khai hoang.

- Cấm giết trâu, bò; điều động dân phu mùa cấy gặt.

Thủ công nghiệp

- Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…

- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…

- Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác)

- Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

Thương nghiệp:

Trong nước: Khuyến khích họp chợ, mở chợ mới. Đúc tiền đồng...

Ngoài nước:  Duy trì việc buôn bán với nước ngoài. Một số của khẩu kiểm soát chặt chẽ.

Kết luận: Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê, nhờ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân các tầng lớp được cải thiện, xã hội ổn định. Đó là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

4. Tình hình văn hóa thời Hậu Lê

Ngay từ thời Lý, nhà vua đã cho xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám làm trường đào tạo nhân tài. Qua thời Trần, việc tổ chức dạy học bắt đầu có quy củ. Đến thời Hậu Lê, giáo dục được phát triển và chế độ đào tạo mới được quy định chặt chẽ.

Nhà Hậu Lê cho dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc tử giám. Tại đây có lớp học, có chỗ ở cho học sinh và có cả kho sách. Trường không chỉ thu nhận con cháu vua và quan lại, mà còn thu nhận cả con em gia đình thường dân nếu học giỏi. Ở địa phương nhà nước cũng mở trường công bên cạnh các lớp học tư của thầy đồ.

Nội dung học tập để thi cử là Nho giáo( còn gọi là Khổng giáo, do Khổng Tử sáng lập, là hệ thống các quy định về chính trị, đạo đức, về cách ứng xử trong đời sống, …nhằm duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến). Học sinh phải học thuộc lòng những điều Nho giáo dạy để thành người biết suy nghĩ và hành động theo quy định của Nho giáo.

Cứ ba năm có một kỳ thi Hương ( Kỳ thi được tổ chức trong phạm vi một tỉnh hoặc một số tỉnh) và thi Hội( kỳ thi do triều đình tổ chức ở kinh thành cho những người đỗ cao nhất ở kỳ thi hương). Những người đỗ kỳ thi Hội sẽ dự kỳ thi Đình để chọn tiến sĩ. Ngoài ra theo định kỳ có kiểm tra trình độ của quan lại. Nhà Hậu Lê đặt ra lễ Xứng danh, lễ Vinh Quy và khắc tên người đỗ đạt tiến sĩ vào bia đá dựng ở Văn Miếu nhằm tôn vinh những người có tài.

5. Văn học và khoa học

Ở thời Hậu Lê, văn học chữ Hán chiếm ưu thế. Tuy vậy văn học chữ Nôm( là một dạng chữ viết do người Việt sáng tạo dựa trên hình dạng chữ Hán) vẫn không ngừng phát triển. Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi là những người có nhiều sáng tác bằng chữ Nôm nhất. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức Quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông là hai trong số  những tập thơ Nôm xưa nhất và có giá trị còn lưu truyền đến ngày nay.

Nhiều tác phẩm có giá trị, phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc, như Bình Ngô đại cáo (xem tại đây) của Nguyễn Trãi, hoặc các bài thơ của Nguyễn Mộng Tuân, Lê Thánh Tông…

Ngoài ra còn có các tác phẩm ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua. Tiêu biểu trong số này là các tác phẩm của hội Tao đàn  do vua Lê Thánh Tông sáng lập.

Tuy nhiên, còn phải kể đến nhiều tác phẩm của một số tác giả nói lên tâm tư của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp nước nhưng lại bị một sô quan lại ghen ghét, vùi dập. Ức trai thi tập của Nguyễn Trãi là một trong số đó.

Khoa học thời Hậu Lê cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên là bộ sách ghi lại lịch sử nước ta từ thời vua Hùng Vương đến thòi Hậu Lê. Đây là bộ sử lâu nhất của nước ta còn lưu truyền đến tận ngày nay. Nguyễn Trãi cũng là một nhà sử học. Bộ Lam sơn thực lục, tương truyền là của ông, đã ghi lại một cách rỏ ràng, đầy đủ toàn bộ diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Về địa lý, tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi đã xá định rỏ lãnh thổ quốc gia, nêu lên những tài nguyên phong phú của đất nước và một số phong tục tập quán của dân ta.

Ở các lĩnh vực khoa học khác như y học, toán học cũng đạt được những thành tựu nhất định. Lương Thế Vinh đã tập hợp những kiến thức toán học để soạn cuốn Đại thành toán pháp.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 4 hay nhất