Nhà máy điện gió lớn nhất việt nam được đặt tại tỉnh nào?

Cập nhật lúc: 24/01/2022

Dự án Nhà máy điện gió Ea Nam nằm trên diện tích 600 ha thuộc các xã Ea Nam, Ea Khal và Dliê Yang (huyện Ea H’leo), có tổng mức đầu tư trên 16.500 tỷ đồng, sản lượng điện ước tính đạt 1,1 tỷ kWh/năm do Công ty cổ phần điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 làm chủ đầu tư. Đây là dự án điện gió trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk và là dự án điện gió lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Thi công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lại diễn ra dịch bệnh COVID -19, nhưng với tinh thần "vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất", cán bộ, công nhân viên, người lao động thuộc Công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 (thành viên của Trungnam Group) đã năng động, sáng tạo, đẩy nhanh tiến độ thi công, quyết tâm đưa công trình Dự án Nhà máy điện gió Ea Nam vào vận hành đúng tiến độ.

Các thiết bị để lắp đặt trụ gió được nhập khẩu từ nước ngoài về cảng Ba Son (TP. Hồ Chí Minh) và cảng Nam Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), sau đó được đưa lên các xe siêu trường, siêu trọng vận chuyển lên tỉnh Đắk Lắk. Khoảng cách từ Cảng Ba Son đến dự án là 350 km, còn từ cảng Nam Vân Phong là 150 km…

Quá trình lắp đặt trụ gió cũng đòi hỏi dàn xe cơ giới cẩu trục với chiều cao 130 m, lực nâng hơn 1.200 tấn để có thể hoàn chỉnh lắp ráp các cánh quạt gió vào các trụ ở độ cao 105 m.

Toàn bộ quá trình thực hiện dự án nằm trong đợt dịch COVID-19 bùng phát khiến đơn vị gặp nhiều gián đoạn, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện công trình. Nhưng với kinh nghiệm thực tế trên nhiều dự án quy mô và sự nỗ lực, Tập đoàn Trung Nam đã phấn đấu đưa dự án về đích đúng thời hạn, đảm bảo thời gian đưa vào vận hành.

Công tác thi công móng trụ, lắp đặt cánh gió đòi hỏi sự chính xác cao do đó công tác chuẩn bị được đặc biệt chú trọng và có biện pháp thi công phải phù hợp. Bên cạnh việc tối ưu thời gian thực hiện, các bước thi công được đội ngũ kỹ sư lên kế hoạch chi tiết, đề xuất kịch bản phương án xử lý kỹ thuật cụ thể để giảm thiểu tối đa nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình thi công. 

Công tác thi công móng trụ, lắp đặt cánh gió đòi hỏi sự chính xác cao do đó công tác chuẩn bị được đặc biệt chú trọng và có biện pháp thi công phải phù hợp. Bên cạnh việc tối ưu thời gian thực hiện, các bước thi công được đội ngũ kỹ sư lên kế hoạch chi tiết, đề xuất kịch bản phương án xử lý kỹ thuật cụ thể để giảm thiểu tối đa nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình thi công. 

Trạm biến áp dự án Nhà máy điện gió Ea Nam sở hữu 2 máy biến áp 500 kV/225 MVA do Siemens - hãng thiết bị điện đứng đầu thế giới đến từ Đức - thiết kế và sản xuất. Mỗi máy biến áp công suất 225 MVA là thiết bị quan trọng nhất của dự án, đóng vai trò tăng - giảm điện thế, đảm bảo phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện của khu vực.

Dự kiến đến năm 2025, doanh nghiệp này sẽ nâng mức công suất sở hữu lên thành 3,8GW năng lượng tái tạo và 1,5GW điện khí LNG để đóng góp vào tiến trình giảm phát thải Carbon tương đương hơn 13 triệu tấn carbon so với điện than đồng thời duy trì tăng trưởng ít nhất 20% mỗi năm”.

Dự án Nhà máy Điện gió Ea Nam hoàn thành, bảo đảm cung cấp điện cho tỉnh Đắk Lắk và khu vực kinh tế trọng điểm vùng Tây Nguyên cũng như an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu về phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2045.

Nội dung, hình: Hoàng Gia

Trình bày: Đức Văn

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án Nhà máy Điện gió Ea Nam, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk có công suất thiết kế 400 MW do Tập đoàn Trung Nam đầu tư xây dựng với tổng vốn gần 16.500 tỷ đồng đã hoàn thành 80% khối lượng công việc.

Dự án Nhà máy Điện gió Ea Nam có quy mô trải rộng trên diện tích 6.000 hecta địa hình đồi núi, xen lẫn khu vực chuyên canh thuộc 3 xã: Ea Nam, Ea Khal, Dliê Yang, huyện Ea H’Leo, Đắk Lắk do Công ty CP Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 - thành viên của Trungnam Group làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng vốn đầu tư 16.500 tỷ đồng, công suất thiết kế 400 MW, với quy mô 84 trụ gió, kết nối hệ thống 1,2 km đường dây 500 KV.

Trạm biến áp 500KV-450MVA được xem là trái tim của dự án đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện, được đấu nối chuyển tiếp lên đường dây 500KV Pleiku-Di Linh. Dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; vị trí dự án không ảnh hưởng quốc phòng, an ninh, không có rừng tự nhiên; UBND tỉnh Đắk Lắk có quyết định đầu tư tại Quyết định số 3282/QĐ-UBND ngày 31/12/2020.

Dự kiến khi hoàn thành, hàng năm sẽ bổ sung khoảng 1.173,6 GWh vào nguồn điện quốc gia. Theo ước tính, trong thời gian thực hiện dự án, nhà đầu tư sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3.000 tỷ đồng cho ngân ngân sách tỉnh Đắk Lắk; dự kiến nộp thuế giá trị gia tăng khoảng 250 tỷ đồng/năm. Sau khi hoàn thành, dự án Nhà máy Điện gió Ea Nam sẽ là dự án điện gió trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk và cũng là dự án điện gió lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Những thiết bị siêu trường, siêu trọng này đang được khẩn trương tập kết tại các công trình điện gió để đảm bảo tiến độ thi công. Phần thân trụ gió đã được đưa đến bãi tập kết ở công trường. Theo đại diện Trungnam Group, việc lưu hành xe quá khổ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng đưa các thiết bị điện gió đến công trình lắp đặt phải được tính toán kỹ với đơn vị vận chuyển, nhà thầu cẩn thận để có thể phối hợp vận chuyển nhịp nhàng, đảm bảo an toàn, suôn sẻ.

Một số thiết bị quan trọng khác như cánh quạt và tua-bin điện gió công suất 4,2 và 5,5 MW đã được vận chuyển về cảng Nam Vân Phong, cảng Ba Son. Những thiết bị này đang được nhanh chóng thông quan, vận chuyển về công trường.

Dù dự án nằm trên diện tích khá lớn, nhưng nhờ với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự ủng hộ của người dân, chủ đầu tư cùng các đơn vị thi công đang huy động toàn lực để hoàn thành đúng tiến độ. Tính đến đầu tháng 7, tổng quan hạ tầng của dự án cơ bản hoàn thành được 80%. Đây là dự án được kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế và giá trị năng lượng xanh sạch phục vụ địa phương và khu vực.

Đại diện Trungnam Group cũng cho biết, dự án Nhà máy Điện gió Ea Nam đi vào hoạt động chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm không khí và giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, là cơ hội tốt để tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Hiện, Trungnam Group đã hoàn thành 12/84 trụ gió, số còn lại đang dần hoàn thiện khâu lắp đặt thiết bị tua bin điện gió và thực hiện các bước tiếp theo.

Dự kiến cuối tháng 7 tới, Công ty CP Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 (Trungnam Dak Lak 1 Wind Power) sẽ hoàn thành hạ tầng và 72 móng trụ còn lại để lắp đặt thiết bị tua bin điện gió, đưa nhà máy vận hành trước trước tháng 11 năm nay.

Dự án được đánh giá sẽ góp phần bảo đảm cung cấp điện cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng, an ninh năng lượng quốc gia nói chung; đồng thời, góp phần hoàn thành mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 15/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2045./.

Thuý Hằng – Kỳ Phương

Video liên quan

Chủ đề