Nhà nước đã đưa ra chính sách nào trong việc phòng, chống tác hại rượu, bia

Hội nghị triển khai các văn bản pháp luật, hướng dẫn luật phòng, chống tác hại của rượu, bia

Sáng ngày 28/9/2020 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai các văn bản pháp luật, hướng dẫn luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại Hội nghị. Tham dự Hội nghị  đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, Văn phòng Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng; Bộ Công thương; đại diện các Bộ/Ban/ngành/đơn vị liên quan.

Nhà nước đã đưa ra chính sách nào trong việc phòng, chống tác hại rượu, bia

Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Trong giai đoạn vừa qua, ngành Y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân, trở thành một điểm sáng trong thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, được quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh các thách thức truyền thống như bệnh truyền nhiễm, gánh nặng bệnh không lây nhiễm đang là trở ngại lớn cho ngành Y tế cũng như sự phát triển đất nước. Trong đó, sử dụng rượu bia là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm. Do những ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng nên rượu, bia là loại hàng hóa được hầu hết các quốc gia đưa vào kiểm soát chặt chẽ và không khuyến khích tiêu dùng. Ngày 14/6/2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong phòng, chống các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, phòng, chống tai nạn giao thông, bạo lực, tội phạm, góp phần hạn chế gánh nặng do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật điều chỉnh đầy đủ, hoàn chỉnh đối với vấn đề phòng, chống tác hại của rượu, bia, đồng thời, đây cũng là đạo luật khó cả trong xây dựng và tổ chức thực hiện do liên quan đến thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân. Vì vậy, ngay sau khi Luật được ban hành, Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương đã tích cực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và xử lý các hành vi vi phạm. Việc ban hành các văn bản trên đã góp phần tạo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật về phòng, chống tác hại cua rượu, bia. Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới ở độ tuổi từ 15-49. Chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 50.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017). Ước tính chưa đầy đủ cho thấy, tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính (ung thư vú, đại trực tràng, gan, khoang miệng, dạ dày, cổ tử cung) đã là 25,789 tỷ đồng, chiếm 0,22 tổng GDP năm 2012. Trong khi đó, mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người tại Việt Nam (trên 15 tuổi) đã tăng từ 3,8 lít cồn/người/năm giai đoạn 2008-2010. Tỷ lệ uống rượu bia ở cả 2 giới đang ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua thì sau 5 năm, đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới. Tỷ lệ uống rượu, bia trong vị thành niên và thanh niên là 79,9% đối với nam và 36% đối với nữ. Năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại (trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60g cồn trở lên). Đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong phòng, chống các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, tội phạm góp phần hạn chế gánh nặng do tác hại của rượu bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Để triển khai thực hiện Luật một cách kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, thống nhất trên toàn quốc tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu bia của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các cấp, đảm bảo các văn bản này đi vào cuộc sống, có tính khả thi và hiệu quả thì công tác tuyên truyền, phố biến luật là hết sức quan trọng.

Uống rượu bia gây ra hậu quả cấp tính hoặc mạn tính, tác hại cả với người uống, người xung quanh cũng như cộng đồng xã hội. Một số tác hại có thể xảy ra ngay sau khi uống như chấn thương, gây tai nạn giao thông hay ngộ độc rượu, bia... Một số tác hại khác diễn ra từ từ và kéo dài như gây các tổn thương mạn tính đối với sức khỏe (mắc bệnh ung thư, bệnh lý tim mạch, xơ gan, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, ngộ độc bào thai do bà mẹ sử dụng rượu bia...) hay các vấn đề xã hội lâu dài như tác hại đối với gia đình, suy giảm chất lượng nhân lực, chất lượng dân số, phá vỡ các mối quan hệ gia đình, xã hội.

Ban biên tập trang Thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thứ hai, 03/03/2014 "Cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ thi đua lập thành tích xuất sắc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh Đắk Lắk và Đại hội XII Công đoàn Việt Nam"!"

- Select language - English

Để cung cấp thông tin tổng hợp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, tổ chức truyền thông, cộng đồng học thuật và công chúng về tác động đối sức khỏe và kinh tế xã hội của rượu bia, Văn phòng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã phát hành ấn phẩm Hỏi đáp về phòng chống tác hại của rượu bia. Ấn phẩm này cung cấp bằng chứng khoa học về tác hại của việc sử dụng rượu bia đối với sức khỏe của người dùng, những người xung quanh và xã hội nói chung.

Hỏi đáp về phòng chống tác hại của rượu bia được đưa ra trong thời gian Quốc hội thảo luận về Luật phòng chống tác hại của rượu bia. Nó bao gồm các khuyến nghị của WHO về các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất ở Việt Nam và những thông tin mà nhà lập pháp cần để xây dựng các chính sách hiệu quả để ngăn ngừa và kiểm soát các tác hại liên quan đến rượu bia.

Sử dụng rượu bia ở mức nguy hại gây ra các bệnh mạn tính chính, như bệnh tim, xơ gan, ung thư và khoảng 230 loại bệnh khác nhau. Ước tính 79.000 người tử vong tại Việt Nam trong năm 2016 có liên quan đến sử dụng rượu bia. Trong 10 năm qua, mức tiêu thụ rượu bia quy đổi theo số lít cồn nguyên chất trung bình ở Việt Nam đã tăng gấp đôi - từ 3,8 lít năm 2005 lên 8,3 lít vào năm 2016. Tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất có nghĩa là trung binh mỗi người lớn uống 15 ly bia hơi mỗi tuần. Mức tiêu thụ rượu bia quy theo số lít cồn nguyên chất trung bình của Việt Nam cao hơn 30% so với mức trung bình toàn cầu là 6,4 lít.

WHO đã và đang hỗ trợ Bộ Y tế trong việc ngăn chặn xu hướng tiêu thụ rượu bia tăng nhanh ở Việt Nam. Hiện tại, WHO hợp tác với Bộ trong việc xây dựng và kêu gọi hành động giúp phê chuẩn Luật phòng chống tác hại của rượu bia. Luật đề xuất tập trung vào việc thực hiện ba can thiệp tốt nhất là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia; ban hành và thực thi các lệnh cấm hoặc hạn chế toàn diện đối với việc tiếp xúc với quảng cáo rượu bia (trên các loại phương tiện truyền thông); và ban hành và thực thi các hạn chế về tính sẵn có của rượu bia bán lẻ (thông qua giảm số giờ bán).

Hỏi đáp về phòng chống tác hại của rượu bia được xây dựng với sự đóng góp kỹ thuật từ các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Liên kết liên quan: https://iris.wpro.who.int/bitstream/handle/10665.1/14361/9789290618874-vie.pdf