Nhân viên công ty lương bao nhiêu?

Mặc dù công nhân đa phần là làm việc tay chân nhưng mỗi tháng người lao động sẽ có nguồn thu nhập ổn định. Vậy tiền lương phải trả cho công nhân mỗi tháng là bao nhiêu? Khi nhận lương, người công nhân cần lưu ý những gì?

Công nhân là ai?

Cho đến thời điểm hiện tại, khái niệm “công nhân” chưa được quy định cụ thể trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào.

Tuy nhiên, đây lại là đối tượng chiếm phần lớn trong thị lao động. Theo cách hiểu thông thường, công nhân là người lao động phổ thông, thông qua hợp đồng lao động hoặc giao kèo để kiếm tiền bằng cách lao động chân tay.

Thực tế, có rất nhiều ngành nghề cần đến công nhân như xây dựng, dệt may, da giày, thủy điện, chế tạo ô tô… Phần lớn họ thường làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, khu công nghiệp…

Nhân viên công ty lương bao nhiêu?

Tiền lương của công nhân được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

Lương công nhân được trả là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Cũng theo Điều này, tiền lương được trả cho người lao động không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay đang được áp dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Do vậy, có thể hiểu, lương của công nhân hiện nay ít nhất phải bằng:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 3.920.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 3.430.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 3.070.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Tra cứu doanh nghiệp đang làm việc thuộc vùng nào tại đây.

Lưu ý: Với những công nhân làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% mức này.

Đây là mức lương tối thiểu, pháp luật luôn khuyến khích doanh nghiệp trả lương ở mức cao hơn cho người lao động.

Nhân viên công ty lương bao nhiêu?

Lưu ý khi nhận lương dành cho công nhân (Ảnh minh họa)

Khi nhận lương, người công nhân cần chú ý những gì?

Để đảm bảo quyền lợi cho mình, khi nhận lương, người công nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

1 - Nhận lương qua tài khoản ngân hàng: Không phải trả phí chuyển lương

Đây là một quy định mới được quy định tại khoản 2 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019:

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Theo đó, trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng của công nhân, doanh nghiệp sẽ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương. Trước đây loại phí này do các bên thỏa thuận nên nhiều trường hợp phí này sẽ được trừ vào lương của công nhân.

Do đó, nếu hiện nay, doanh nghiệp nào còn trừ phí làm thẻ hoặc trừ phí chuyển khoản từ tiền lương của công nhân thì đều là trái quy định.

2 - Khi nhận lương: Được nhận bảng kê lương

Tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019, mỗi lần trả lương, doanh nghiệp phải thông báo bảng kê trả lương cho công nhân, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Hằng tháng, mỗi người công nhân sẽ bị khấu trừ các số tiền sau:

(1) Tiền đóng bảo hiểm.

(2) Tiền đoàn phí nếu công nhân tham gia công đoàn.

(3) Tiền thuế thu nhập cá nhân (nếu có).

Xem thêm: Các khoản tiền bị trừ trong lương hàng tháng của người lao động

Do đó, mỗi tháng khi nhận lương, người công nhân cần kiểm tra kỹ bảng kê lương của mình xem doanh nghiệp có trả đủ lương cho mình hay không, có khấu trừ tiền lương sai quy định hay không để đòi lại quyền lợi.

3 - Bị nợ lương: Được trả thêm tiền lãi 

Theo nguyên tắc trả lương, doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn.

Tuy nhiên căn cứ khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu vì lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì phép chậm lương nhưng không quá 30 ngày.

Dạo qua một vòng các trang mạng về tìm việc, hỗ trợ việc làm lớn với địa điểm làm việc tại Hà Nội, tôi gõ các từ khóa như "văn phòng", "biên tập", sẽ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm kết quả.

Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm ở đây, mức lương dao động của các công ty tuyển dụng trung bình rơi vào khoảng từ 8-10 triệu đồng cho một công việc văn phòng. Có thể liệt kê những công việc ấy như: làm nội dung, nhân viên biên tập Youtube, Seo website, biên tập nội dung web...

Ngoài ra, nhiều công ty cũng yêu cầu kinh nghiệm từ một năm trở lên, thậm chí hai năm. Nhưng mức lương và đãi ngộ sẽ không khác biệt, thậm chí tương đương với sinh viên mới ra trường nếu làm cùng vị trí đó.

Phải chăng mức lương văn phòng ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đang thấp so với chi phí ngày càng đắt đỏ ở ngoài kia?

Tôi vừa theo dõi báo cáo và tìm hiểu một chút về số liệu thu nhập trung bình của một số ngành nghề tại Việt Nam trong năm 2020. Cụ thể, lương trung bình của công nhân dao động từ 6,8- 7,4 triệu đồng, lương của nhân viên kỹ thuật khoảng 8 triệu, nhân viên nội dung khoảng 7,5 triệu đồng, lương văn phòng dao động từ 8 đến 10 triệu đồng.

Tính trung bình, lương của phần đông người làm ở vị trí nhân viên văn phòng sẽ rơi vào khoảng 110 triệu đồng một năm, thu nhập trung bình xấp xỉ 4.800 USD, cao hơn một chút so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước năm 2020 (3500 USD).

Thu nhập của nhân viên văn phòng như vậy không phải là hiếm, thậm chí có rất nhiều công ty trả lương như vậy. Dường như đây được xem là mức lương sàn chung cho nhân viên văn phòng ở các công ty tư nhân tại Hà Nội.

Dẫn chứng đơn giản nhất, tôi có thể đưa ra thêm. Công ty của tôi làm việc liên quan đến lĩnh vực điện máy vệ sinh công nghiệp, quy mô công ty xấp xỉ gần 100 nhân viên. Bỏ qua lương của trưởng phòng, quản lý và đội ngũ nhân viên kinh doanh, lương của nhân viên làm biên tập nội dung mà công ty chi trả 7.5 triệu đồng, nhân viên nội dung media 8 triệu, và nhân viên Seo nội dung web là hơn 10 triệu đồng.

Đây được xem là mặt bằng chung của rất nhiều công ty khác mà tôi từng tiếp xúc qua, thậm chí có rất nhiều người bạn của tôi hiện cũng làm với cùng vị trí, với cùng mức lương tương tự.

Nhiều tác giả chia sẻ trên diễn đàn về lương văn phòng, thấp có, cao có, và một vài ý kiến của một số người lại khiến tôi khá để tâm "lương văn phòng thấp thế? Sao không kiếm việc gì làm thêm? Hay đại loại như: "Làm gì có lương nhân viên văn phòng như vậy"?, "Tại sao thấp mà cứ bám trụ hay đổ lỗi cho công việc?" Thật lòng, nghe những lời như vậy, tôi cảm thấy khá phiền và buồn.

Lương văn phòng của những công việc tôi liệt kê thấp? Tại sao? Phải chăng là do mặt bằng chung của các công việc trên đang được định giá ngang như thị trường?

Nhiều bạn đọc có thể sẽ chủ doanh nghiệp, làm IT, kỹ sư công nghệ, hoặc đại loại như các ngành nghề liên quan đến chất xám nhiều hơn. Nhưng liệu khi có nhân lực trong tay các bạn lựa chọn trả lương nhân viên trung bình theo mặt bằng chung hay trả lương theo cơ chế "cao hơn so với thị trường"?

Các bạn nghĩ tại sao lương nhân viên văn phòng tại Hà Nội thấp? Có phải họ không làm được việc hay là như thế nào? Có phải các chủ doanh nghiệp chỉ trả lương theo thị trường, thậm chí mức lương như vậy giờ còn không chạy theo được mặt tăng chung của giá cả thị trường.