Số sánh giữa đánh giá truyền thống và hiện đại2 tháng trướcĐáp án tự luận Mô đun 3 THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận của 8 môn: Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Hóa học, Âm nhạc, Giáo dục thể chất trong chương trình tập huấn Mô đun 3 - GDPT 2018. Show Nhờ đó, thầy cô sẽ nhanh chóng hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Mô đun 3 của mình, để đạt kết quả cao trong khóa tập huấn Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn: Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 3 THCS
Đáp án tự luận môn Giáo dục công dân THCS Mô đun 3Câu 1: Thầy/cô hãy trình bày quan niệm về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”. c) Kiểm tra Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá. b) Đánh giá
Câu 2: Nhận xét sơ đồ: Đánh giá truyền thống: Người học thụ động tiếp nhận kiến thức do giáo viên hoặc giáo trình đưa đến. Đánh giá hiện đại: Người học là người chủ động tham gia, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Câu 3: Theo thầy/cô năng lực học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao? Đánh giá dựa trên thang tiêu chí về năng lực và có nhiều dạng thức, hướng đến ghi nhận sự tiến bộ của cá nhân người học. Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống của HS, kết quả đánh giá HS phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã hoàn thành theo các mức độ khác nhau. Thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, GV có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của HS. Đánh giá năng lực được dựa trên kết quả thực hiện chương trình của tất cả các môn học, các hoạt động giáo dục, là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. Câu 4. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?
Câu 5 Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín Có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên một vòng tròn khép kín vì kết quả kiểm tra đánh giá lại quay trở lại phục vụ cho việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh trong quá trình học tập. Câu 6. Theo thầy/cô, đánh giá thường xuyên có nghĩa là gì? Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá; mục đích chính là khuyến khích học sinh nỗ lực học tập, vì sự tiến bộ của học sinh. Có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ, sản phẩm học tập…; có thể thông qua các công cụ khác nhau như phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, bảng kiểm tra, hồ sơ học tập…phù hợp với từng tình huống. Ý nghĩa: Nhằm đưa ra những khuyến nghị để HS tích cực học tập hơn trong thời gian tiếp theo Vì vậy, khi áp dụng các nguyên tắc kiếm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trong trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh; đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, đồng đều cho học sinh. Câu 7: 1. Khái niệm đánh giá định kì Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS. 2. Mục đích đánh giá định kì Mục đích chính của đánh giá định kì là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng. 3. Nội dung đánh giá định kì Đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì)/ cuối kì. Câu 8: Thầy (cô) hãy lấy ví dụ về đánh giá định kì trong dạy học môn Giáo dục công dân. Ví dụ trong môn giáo dục công dân cấp THCS, số tiết: 1 tiết/tuần, thì mỗi một năm học đánh giá định kì chất lượng học sinh ở 4 giai đoạn: giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kì II. Nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS. Câu 9: Thầy (cô) hãy cho ví dụ về đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Giáo dục công dân. Theo thầy (cô) việc vận dụng đánh giá thường xuyên trong môn Giáo dục công dân có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh? Ví dụ trong môn giáo dục công dân, mỗi tuần 1 tiết thì sẽ đánh giá thường xuyên 2 đến 3 lần điểm trên một học kì, thường là kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút. Như vậy trong một năm học có thể đánh giá thường xuyên 4-6 lần/ 1 học sinh. Có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ, sản phẩm học tập…; có thể thông qua các công cụ khác nhau như phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, bảng kiểm tra, hồ sơ học tập… phù hợp với từng tình huống. Ý nghĩa: Nhằm đưa ra những khuyến nghị để HS tích cực học tập hơn trong thời gian tiếp theo. Câu 10: Theo các thầy cô Phương pháp kiểm tra viết có những ưu điểm và nhược điểm gì? Với kinh nghiệm và thực tế giảng dạy của mình, thầy cô hãy liệt kê tối thiểu 3 hình thức hoặc kỹ thuật kiểm tra viết mà thầy cô thường áp dụng trong lớp học của mình. - Kiểm tra viết thường được sử dụng sau khi học một phần chương, cuối chương, cuối giáo trình, nhàm kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp, kiểm tra toàn lớp trong một thời gian nhất định, giúp học sinh rèn luyện năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ viết. Có 3 dạng kiểm tra viết cơ bản:
* Ưu điểm
* Nhược điểm:
Câu 11: vd: với từng ví dụ dưới đây, mời thầy cô gọi tên dạng thức trắc nghiệm khách quan phù hợp. Trả lời: Câu nhiều lựa chọn: Câu 1, 4 Câu điền vào chỗ trống: Câu 3, 5 Câu ghép đôi: Câu 2 Câu 12: Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào? Trong quá trình dạy học, tôi thường xuyên sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát. Thông qua đó thấy được thái độ học tập, năng lực xử lí tình huống, phẩm chất của học sinh trong quá trình học tập. Các phương pháp quan sát giúp xác định những thái độ, những sự phản ứng vô ý thức, những kĩ năng thực hành và một số kĩ năng về nhận thức. Tôi thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng cách:
Thông thường trong quan sát, giáo viên có thể sử dụng 3 loại công cụ để thu thập thông tin. Đó là: Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo và bảng kiểm tra. 1. Ghi chép các sự kiện thường nhật Hàng ngày giáo viên làm việc với học sinh, quan sát học sinh và ghi nhận được rất nhiều thông tin về hoạt động học tập của học sinh. Ví dụ học sinh A phát âm sai một vài từ đơn giản, học sinh B luôn thiếu tập trung chú ý và nhìn ra cửa sổ. Học sinh C luôn làm xong nhiệm vụ của mình sớm và giúp đỡ các bạn khác trong giờ thực hành... Những sự kiện lặt vặt hàng ngày như vậy có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá. Nó giúp cho giáo viên dự đoán khả năng và cách ứng xử của học sinh trong những tình huống khác nhau hoặc giải thích cho kết quả thu được từ những bài kiểm tra viết của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên không có khả năng quan sát và ghi chép được tất cả những hành vi, sự kiện, mọi mặt của tình huống diễn ra hàng ngày của học sinh dù rằng chúng đều có thể là những thông tin có giá trị. Do vậy cần phải có sự chọn lựa trong quan sát. 2. Thang đo Đánh giá bằng thang đo cần tuân theo những nguyên tắc sau:
3. Bảng kiểm tra Bảng kiểm tra (bảng kiểm) có hình thức và sử dụng gần giống như thang đo. Tuy nhiên thang đo đòi hỏi người đánh giá chỉ ra mức độ biểu hiện của một phẩm chất hoặc mức độ thường xuyên của một hành vi còn bảng kiểm tra chỉ yêu cầu người đánh giá trả lời câu hỏi đơn giản Có - Không. Đó là phương pháp ghi lại xem một phẩm chất có biểu hiện hay không hoặc một hành vi có được thực hiện hay không. Câu 13. Thầy, cô thường sử dụng Phương pháp hỏi - đáp trong dạy học như thế nào? Phương pháp này nhằm giúp HS hình thành tri thức mới hoặc giúp HS cần nắm vững, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà HS đã học. Do vậy tôi thường xuyên sử dụng Phương pháp đặt câu hỏi vấn đáp cung cấp rất nhiều thông tin chính thức và không chính thức về HS. Phương pháp này còn được sử dụng phổ biến ở mọi lớp học và sau mỗi chủ đề dạy học. Đây là phương pháp dạy học thường được sử dụng nhiều nhất - Tuỳ theo vị trí của phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học, cũng như tuỳ theo mục đích, nội dung của bài, phân biệt những dạng vấn đáp cơ bản sau:
Câu 14: Thực tế dạy học thầy, cô đã sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào? HS phải được tham gia vào quá trình đánh giá bằng hồ sơ học tập, thể hiện ở chỗ họ được tham gia lựa chọn một số sản phẩm, bài làm, công việc đã tiến hành để đưa vào hồ sơ của họ. Đồng thời họ được yêu cầu suy ngẫm và viết những cảm nghĩ ngắn về những thay đổi trong bài làm, sản phẩm mới so với giai đoạn trước, hay tại sao họ thấy rằng họ xứng đáng nhận các mức điểm đã cho. HS phải tự suy ngẫm về từng sản phẩm của mình, nói rõ ưu điểm, hạn chế. GV có thể yêu cầu đưa thêm lời nhận xét của cha mẹ vào phần tự suy ngẫm của HS. Cha mẹ có thể cùng chọn bài mẫu đưa vào hồ sơ và giúp HS suy ngẫm về bài làm của mình. Câu 15. Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
Câu 16. Thầy, cô thường sử dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học như thế nào? Sử dụng vấn đáp gợi mở để GV đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những sự kiện đã quan sát được hoặc những tài liệu đã học được, được sử dụng khi dạy kiến thức mới Sử dụng vấn đáp củng cố sau khi giảng tri thức mới, giúp HS củng cố được những tri thức cơ bản nhất và hệ thống hoá chúng: mở rộng và đào sâu những tri thức đã thu lượm được, khắc phục tính thiếu chính xác của việc nắm tri thức Sử dụng vấn đáp tổng kết khi cần dẫn dắt HS khái quát hoá, hệ thống hoá những tri thức đã học sau một vấn đề, một phần, một chương hay một môn học nhất định. Sử dụng vấn đáp kiểm tra trước, trong và sau giờ giảng hoặc sau một vài bài học giúp GV kiểm tra tri thức HS một cách nhanh gọn kịp thời để có thể bổ sung củng cố tri thức ngay nếu cần thiết. Nó cũng giúp HS tự kiểm tra tri thức của mình Câu 17. Thực tế dạy học thầy, cô đã sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào? GV đưa ra các nhận xét, kết quả hoạt động của HS, từ đó đánh giá HS theo từng nội dung có liên quan. Sử dụng trong phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, Ví dụ. Có thể tổ chức dạy học qua dự án với nội dung Hoạt động thực hành và trải nghiệm và sử dụng phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập để đánh giá HS Câu 18: Trong dạy học môn Giáo dục công dân tôi thường sử dụng những dạng sản phẩm để đánh như: Các bài làm hoàn chỉnh: bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra giữa kì, bài kiểm tra cuối kì; tranh vẽ, bản đồ, đồ thị, đồ vật, sáng tác , chế tạo. Câu 19: Theo thầy (cô) mục đích của việc sử dụng phương pháp đánh giá qua sản phẩm trong dạy học Giáo dục công dân để làm gì? Mục đích của việc sử dụng phương pháp đánh giá qua sản phẩm của học sinh trong dạy học Giáo dục công dân để thông qua đó giáo viên có thể đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. Câu 20. Hãy tóm lược lại “Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn GDCD theo Chương trình GDPT 2018” theo cách hiểu của thầy, cô? Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nâng cao chất lượng giáo dục. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn GDCD. Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế. Đặc điểm của kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn GDCD theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS. Kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các chức năng và yêu cầu chính sau:
Câu 21. Theo thầy/cô với mỗi chủ đề/bài học có cần phải xác định được cả 3 thành phần năng lực gdcd hay không? Tại sao? Không cần xác định đủ 3 năng lực đặc thù trong môn gdcd mà tùy vào chủ đề bài học. Trong đánh giá phát triển năng lực HS, GV phải ghi nhận sự tiến bộ của HS thông qua việc thu thập, mô tả, phân tích, giải thích các hành vi đạt được của HS theo các mức độ từ thấp đến cao và đối chiếu nó với các mức độ thuộc các thành tố của mỗi năng lực cần đo (yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực trong Chương trình GDPT 2018). Câu 22: Thầy (cô) thường sử dụng các dạng câu hỏi đánh giá nào trong dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục công dân? Tôi thường sử dụng các dạng câu hỏi đánh giá trong dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục công dân như:
Câu 23: Theo thầy (cô) những dạng bài tập nào thường được sử dụng trong kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục công dân? Vì sao? Bài tập có thể phân loại thành các dạng bài tập như:
Trong dạy học môn Giáo dục công dân thì bài tập thường có sự tích hợp, 2 dạng bài tập thường được sử dụng đến trong kiểm tra đánh giá là: Bài tập tình huống và bài tập thực hành. Vì để nhằm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn và năng lực hành động của học sinh. Bên cạnh đó đánh giá tính tự lực tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh trong học tập. Câu 24: Hãy nêu cách xây dựng và sử dụng bài tập tình huống? Cho ví dụ? * Cách xây dựng bài tập tình huống: - Bài tập tình huống có 2 phần: + Mô tả tình huống. + Câu hỏi của giáo viên.( Nêu nhiệm vụ học tập): Là tình huống có thực hay tình huống giả định. * Cách sử dụng bài tập tình huống: + Sử dụng trong đánh giá thường xuyên, kiểm tra viết ( nhóm, cá nhân, toàn lớp) + Quan tâm đến nội dung trả lời và quá trình thực hiện bài tập. + Đánh giá bằng cách cho điểm, nhận xét học sinh (lưu ý cách nhận xét). Ví dụ về sử dụng bài tập tình huống: Khi dạy chủ đề: Công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam, GV muốn đánh giá xem học sinh có nắm chắc về căn cứ để xác định công dân Việt Nam hay không, Gv có thể sử dụng bài tập tình huống sau: Vợ chồng anh Minh là công dân Việt Nam, sinh sống tại Hà Nội. Năm 2018 vợ chồng anh Minh đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để sang định cư ở Hàn quốc và đã có quyết định đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên vì một lí do về sức khỏe nên gia đình anh Minh chưa nhập quốc tịch Hàn Quốc được và vẫn ở tại Hà Nội. Năm 2019, vợ chồng anh sinh bé Hải Phong tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Theo em, bé Hải Phong có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao? Như vậy học sinh sẽ vận dụng những kiến thức được hiểu về các căn cứ để xác định công dân Việt Nam, vận dụng vào tình huống cụ thể này và xác định bé Hải Phong có phải là công dân Việt Nam hay không và đưa ra lí do giải thích. |
Bài Viết Liên Quan
Giá đọc sách Tiki
Giá đọc sách gọn nhẹ, đa chức năng, gắn được mọi loại sách vở, tài liệu với các kích thước khác nhau Giá đọc sách để bàn thông minh giúp chống cận, ...
Kim cương 20 carat giá bao nhiêu
Ngoài vàng, bạc thì kim cương cũng là loại trang sức được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên giá trị của kim cương cao hơn các loại kim loại, đá quý ...
Lethobenthos là gì
Strop. Codswallop. Knackered. Giống như hình ảnh một chiếc ghế trên phố ở trên (không, chúng tôi cũng không hiểu thành như vậy), người Anh chúng tôi đôi khi nói ...
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đánh giá quá hồ sơ
GD&TĐ -Hồ sơ học tập của học sinh là một bộ sưu tập có mục đích và có tổ chức những công việc của học sinh, được tích lũy trong suốt một thời ...
Bụng tụt bao lâu thì sinh webtretho
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải ...
Các lệnh trên Binance
Lệnh Thị trường là gì?Lệnh thị trường được thực hiện theo giá thị trường hiện hành trong thời gian nhanh nhất khi người dùng đặt lệnh.Khi đặt lệnh ...
Bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3 nâng cao
Bài tập Toán lớp 3 nâng cao: Tính giá trị biểu thức là tài liệu nâng cao lớp 3 dành cho học sinh khá - giỏi. Mời các bạn tham khảo để nắm vững các kiến ...
Hạch toán chi phí nghiên cứu thị trường
Mẫu bảng phân tích Chi phí Nghiên cứu thị trườngMẫu bảng phân tích Chi phí Nghiên cứu thị trường là mẫu bảng được lập ra để ghi chép về việc phân ...
Bsc Launch là gì
Có thể nói, việc đầu tư IDO luôn có sức hút mãnh liệt đối với những nhà đầu tư ưa thích sự mạo hiểm, lý do chính có thể đến từ phần trăm lợi ...
Cách tính đơn giá đào đất
- Công tác đắp đất bằng máy nói chung phải sử dụng nguồn đất đào từ nơi khác chuyển đắp, theo quy định hiện hành có 2 trường hợp như sau : 1) Đất ...
Ic 1000w giá bảo nhiêu
điều tốc xe điện 1000w sản phẩm này chỉ dùng cho các dòng xe điện động cơ 3 pha , mọi chi tiết xin liên hệ 0978358735 hoặc chat để được hỗ trợ #longebike ...
phương tiện vận tải nào sau đây có đặc điểm là an toàn, tiện lợi và giá cước rẻ nhất
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37 có đáp án hay nhất Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải Lý thuyết ...
Giáo trình MSUTONG giá bao nhiều
Bộ sách giáo trình Hán Ngữ MSUTONG sơ cấp là bộ tài liệu Hán Ngữ không thể bỏ qua khi học tiếng Trung, cung cấp kiến thức nền tảng từ cơ bản đến nâng ...
The Muong are among the ethnic minority who live
Tìm và sửa lỗi sai1.The Muong people are the ethnic minority who live in the mountainous regions of VNA.The MuongB.the ethnicC.of VND.in the2.Mathematics,one of the compulsory school ...
Câu hỏi đánh giá khả năng lãnh đạo
Các câu hỏi đánh giá năng lực nhân viên chính xác nhất Đánh giá nhân viên là hoạt động định ...