Nhiệt độ cơ thể của bồ câu như thế nào

Chim bồ câu là giống gia cầm được nuôi dưỡng và thuần hoá lâu đời ở nước ta. Thịt chim bồ câu ngon và bổ dưỡng vì vậy ngoài mục đích nuôi chim bồ câu làm cảnh người ta còn nuôi chim bồ câu theo hướng lấy thịt cho hiệu quả kinh tế cao.

  • Đặc điểm chim bồ câu
  • Kỹ thuật nuôi chim bồ câu
    • Phương pháp chọn con giống
    • Chăm sóc cho chim bồ câu ở thời kỳ sinh sản
    • Chuẩn bị chuồng trại
    • Chuẩn bị ổ đẻ cho chim
    • Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ
    • Máng uống cho một đôi chim bố mẹ
    • Máng đựng thức ăn bổ sung
    • Chuẩn bị thức ăn

Đặc điểm chim bồ câu

Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi, chim bồ câu là động vật hằng nhiệt.

– Thân chim có hình thoi có thể làm giảm sức cản không khí khi bay. Còn da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mảnh tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.

– Đặc biệt, cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì rất gọn áp vào thân.

Chi sau có bàn chân dài với ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.

Chim có mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ, cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyến phao câu có thể tiết chất nhờn giúp chim rỉa lông làm lông mịn và không thấm nước.

Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như: Chim sẻ, chim ri, chim vành khuyên, gà…

Khi chim cất cánh thì chân chim khuỵu xuống, cánh chim giang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá làm chim bật cao lên.

Còn khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.

Khi chim bay, thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó, chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.

– Chim có bộ lông vũ xốp và nhẹ bao bọc cơ thể. Lông chim vừa có tác dụng che chở cơ thể, không làm nặng cơ thể. Ở phần cánh và phần đuôi được cấu tạo có lông ống dài, rộng hơi để giúp quạt không khí tạo lực đẩy cơ thể (cánh) và cử động bẻ lái cơ thể khi bay (đuôi).

– Đầu, cổ nhẹ và cử động linh hoạt từ đó giúp chim mở rộng được tầm quan sát môi trường khi bay. Miệng không có răng mà được thay bằng mỏ bằng chất sừng rất nhẹ.

– Thân mình có dạng hình thoi vững chắc: Vừa tạo khung bảo vệ tốt cho các nội quan khi cử động cánh, vừa làm giảm sức càn của không khí khi bay.

– Chi trước và chi sau: Hai chi trước biến thành cánh để quạt không khí đẩy và nâng cơ thể, hai chi sau có các xương bàn và xương ngón gồm 3 ngón trước, 1 ngón sau. Cấu tạo này tạo ra sự sắp xếp thích nghi cho việc cất cánh, hạ cánh, hoặc bám vào cành cây.

Phương pháp chọn con giống

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: Khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

Cần phân biệt chim bồ câu trống mái: ở loài chim bồ câu con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa hai xương chậu hẹp. Con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc chim còn nhỏ rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4 -5 tháng tuổi.

Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, kha năng sinh sản giảm, lúc này người nuôi nên thay chim bố mẹ mới.

Chăm sóc cho chim bồ câu ở thời kỳ sinh sản

Nếu nuôi tốt thì một con bồ câu mái sau 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp từ 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Khi chim được 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7 – 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế một cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.

Nếu nuôi chim trong chuồng thì tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90 – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều hơn và tốn công hơn.

Còn khi nuôi thả thì tỷ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bị bệnh dịch.

Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 – 5 giờ chiều, do vậy người nuôi cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn…bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không đẻ hoặc ngưng đẻ ngay.

Trong thời kỳ chim ấp cần có kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ được 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.

Chuẩn bị chuồng trại

Với chuồng trại rộng khoảng 200m² có thể nuôi được 70 con bồ câu bố mẹ, trong đó có 50m² làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp. Ngoài ra, có khu vực dành cho bồ câu thịt, khu an dưỡng cho chim chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trài, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải… Mặt khác, cũng cần phải có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.

Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng. Cụ thể là:

– Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi:

Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Chuồng cao: 40cm x sâu 60cm x rộng 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.

– Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2 – 6 tháng tuổi có chiều dài 6m x rộng 3, 5m x cao 5, 5m (cả mái).

– Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21 – 30 ngày tuổi): Cao 40cm x sâu 60cm x rộng 50cm. Mật độ 45 – 50 con/m², không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng phải đủ.

Mật độ nuôi hợp lý

Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng dùng nuôi một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6 – 8 con/m² chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10 – 14 con/m²).

Chuẩn bị ổ đẻ cho chim

Đường kính: 20 – 25cm x cao 7 – 8cm. Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi chim con đặt ở dưới ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ và vệ sinh thay rửa thường xuyên.

Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ

Máng dài 15cm x rộng 5cm x sâu 5 – 10cm là phù hợp. Nên đặt máng ăn cho chim ở những vị trí sạch sẽ, tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn.

Máng uống cho một đôi chim bố mẹ

Đường kính 5 – 6cm x cao 8 – 10cm là hợp lý. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng vỏ hộp để tạo ra như lon nước giải khát, lon bia.

Máng đựng thức ăn bổ sung

Đối với chủ nuôi nhốt cần cung cấp chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.

Chuẩn bị thức ăn

Chế độ ăn uống của chim đều đặn 2 – 3 bữa/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho một con chỉ từ 0,1 – 0,15g. Cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho chim ăn bắp – đậu xanh, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt (thịt, đẻ).

Có thể pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo và 10% lúa trộn đều với nhau. Có thể trộn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm lượng đậu xanh, giảm chi phí thức àn.

Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt

Hơn nữa, chuồng nuôi chim bồ câu phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hàng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50 – 90ml/ngày.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

Video liên quan

Chủ đề