Những câu hỏi tại sao hay nhất

Những câu hỏi tại sao hay nhất

Cách bạn đặt câu hỏi trước một sự vật hiện tượng thể hiện góc độ mà bạn quan tâm về chúng. Việc này cũng xây dựng cho bạn phản xạ trong những tình huống khác nhau.

1. Ai ? Cái gì? Thế nào?

Phan Lan Hương, một người bạn đang du học ở Malaysia đã kể cho tôi nghe một câu chuyện như thế này: Bằng thời gian này năm ngoái, cả thế giới còn đang bàng hoàng vì thảm họa sóng thần ở Đông Nam Á. Lớp Hương đang học được thầy giáo giao cho một bài tập lớn. Mỗi người phải tự chọn cho mình một khía cạnh mình quan tâm về thảm họa vừa qua để tìm tư liệu viết bài.

Hương đã đầu tư rất nhiều công sức cho bài tập đó: lên mạng lấy thông tin, lấy ảnh, trích những đoạn phỏng vấn người dân... Thậm chí cô còn nhờ vài người bạn ở Thái Lan quay tận cảnh bãi biển Phuket sau thảm họa để đưa vào slide cho sinh động.

Công phu sưu tầm, trích dẫn, tác phẩm của Hương đã tường thuật lại rất cảm động và chân thực khung cảnh điêu tàn và không khí tang thương do sóng thần gây ra. Tuy nhiên, khi nhận được điểm cho bài tập, Hương khá thất vọng: chỉ là điểm trung bình.

Trong khi đó, vài người bạn nước ngoài của cô lại đạt điểm khá, mặc dù bài làm không được công phu bằng. Vậy yếu tố quyết định ở đây là gì? Câu trả lời của thầy giáo đã làm Hương, cũng như tôi, người chỉ nghe thuật lại câu chuyện phải giật mình: Khi làm bài tập bạn đã đặt câu hỏi nào?

Hương đặt cho mình câu hỏi “Ai? ở đâu? Như thế nào?” và trả lời bằng một bài viết hoành tráng để miêu tả hiện tại. Trong khi đó, những người bạn nước ngoài lại đặt câu hỏi “Tại sao sóng thần lại gây ra hậu quả thảm khốc đến thế?” và từ nghiên cứu đó rút ra những bài học sau này.

Không thể bàn đến yếu tố chuyên môn, đúng hay sai, trong bài học mà những người bạn nước ngoài đã đề cập đến trong bài viết của họ. Tôi muốn nói đến cách họ nhìn cuộc sống. Cách họ phản ứng với nó.

“Ai? Cái gì? Thế nào?” là câu hỏi dành cho hiện tại. Tất cả chúng ta đều quen với cách hỏi ấy từ rất lâu rồi, đến nỗi nó bật ra như một phản xạ không điều kiện khi có chuyện gì bất ngờ xảy đến.

Những câu hỏi quen thuộc ấy chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến những điều đang hiển hiện trước mắt hơn bất cứ gì khác. Trong khi bạn quên mất một điều là, nó mới dừng lại ở mức độ giúp con người nhận thức được sự việc chứ chưa thể dẫn chúng ta đến một giải pháp hay cái gì thiết thực hơn.

Bạn đang xem: Những câu hỏi tại sao hay

Trong khi đó, “Tại sao?” là câu hỏi tưởng như để tìm hiểu quá khứ nhưng thực ra lại thể hiện mối quan tâm đến tương lai. “Tại sao?” mới chính là câu hỏi quan trọng nhất. Nó giúp ta hiểu được mình đã làm gì đúng, và làm gì sai, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân trong tương lai.

Trả lời được câu hỏi “Tại sao?”, bạn sẽ không bao giờ phạm lại những thiếu sót cũ.

Bạn thường hay đặt câu hỏi nào cho mình? Cuộc sống của bạn sẽ nói lên điều đó. Câu hỏi “Tại sao?” tạo cho bạn một phản xạ nhanh nhạy theo hướng tìm cách giải quyết nhanh nhất cho sự việc mới phát sinh.

Câu hỏi “Ai? ở đâu? Thế nào?” đòi hỏi bạn nhiều thời gian hơn để xác định phương hướng. Trước một đám cháy, người hỏi “Tại sao cháy?” sẽ tìm đến nguồn lửa để dập tắt. Còn người hỏi “Cháy ở đâu? To không?” sẽ còn quan tâm xem có bao nhiêu nhà bị cháy? Đó là cửa hàng nào?... Và đến khi nhận thức được việc mình cần làm thì đã quá muộn.

Trong câu chuyện của Hương, sau khi thảm hoạ xảy ra, điều chúng ta cần quan tâm là làm thế nào để khắc phục hiện tại? Làm sao để lần sau không còn thảm họa như thế xảy ra nữa? Thái độ đó sẽ thực tế hơn nhiều so với việc than khóc cho những điều đã xảy ra, không thể thay đổi được.

Những người Việt Nam đang học tập ở nước ngoài đã công nhận rằng “Tại sao?” là câu hỏi quen thuộc của những người bạn ngoại quốc. Chính vì thế mà họ có “cảm giác nhanh nhạy” hơn các bạn trẻ Việt Nam.

Việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình giúp họ hiểu sâu hơn về vấn đề, và quan trọng là biến những kiến thức sách vở thành kiến thức “sống”. Càng trong những trường hợp khẩn cấp cần phản ứng nhanh thì “cảm giác nhanh nhạy” của họ càng phát huy tác dụng.

Phương Thảo (du học sinh ở Nhật): “Khi tôi mới sang đây, tôi khá tự tin vì mình chăm chỉ và thông minh. Tuy nhiên sau một thời gian, tôi nhận ra rằng mình chỉ mới biết những điều trong sách vở. Trong những hoạt động thực tế, vào phòng thí nghiệm hay hoạt động xã hội chẳng hạn, trong khi du học sinh Việt Nam còn rất lúng túng thì các bạn nước ngoài lại hoàn toàn chủ động!”.

Quang Việt (du học sinh Mỹ): “Khi cùng làm thí nghiệm Hoá học, nếu như kết quả ra khác với tính toán lí thuyết thì học sinh Việt Nam sẽ lo lắng tìm cách “ăn gian” cho ra đúng kết quả. Còn học sinh Mỹ thì lại mày mò tìm xem yếu tố bất thường nào đã xen vào. Thế là từ lần sau, họ biết cách điều chỉnh thí nghiệm, còn tôi vẫn cứ loay hoay tìm cách “ăn gian”!”.

Những câu hỏi tại sao hay nhất

2. Những câu hỏi “Tại sao?” không được khuyến khích

Tôi hỏi một người bạn thân rằng có hay hỏi “Tại sao?” trước một sự việc không? Anh cười và bảo “Đấy là câu hỏi chỉ có bọn con nít mới hay hỏi!”. Tôi thấy đúng. Chúng ta ai cũng lớn lên từ những câu hỏi “Tại sao?” thời thơ bé. Câu hỏi đó như một bản năng, ai muốn trưởng thành cũng phải tự đi tìm câu trả lời cho mình. Nhưng rồi càng lớn, chúng ta càng ít hỏi câu hỏi quan trọng nhất ấy. Đó là kết quả của cách giáo dục truyền thống mà nhiều thế hệ đã trải nghiệm.

Đứa cháu họ của tôi, mới có 5 tuổi, nhìn thấy cái gì quanh mình cũng quay ra hỏi mẹ “Tại sao lại thế?”. Lúc đầu chị còn trả lời, sau rồi khó chịu gắt bẳn làm nó khóc oà lên. Dần dần tôi không thấy nó hỏi “Tại sao?” nữa. Mẹ bảo gì là răm rắp nghe theo, thế là được khen là ngoan, được ăn kẹo, được đi chơi cuối tuần.

Chính bản thân tôi, hồi còn lớp 2, trong giờ Tiếng Việt, đã giơ tay hỏi cô giáo “Tại sao người ta lại nói là “chợ búa”?”. Cô suy nghĩ một lát rồi chẳng trả lời. Tôi hỏi lại mấy lần, bị cô giáo mắng “Còn bé mà cứ thích vặn vẹo người lớn!”. Thế là thôi, từ đấy cũng biết ... khôn ra, chẳng bao giờ vặn-vẹo-người-lớn nữa.

Xem thêm: Huawei Honor 4X Review: An Honorable Option, Honor 4X Review

Lên cấp THCS và THPT, nhiều người vẫn còn giữ cho mình thói quen hỏi “Tại sao?” khi chưa hiểu điều gì trong bài giảng của thầy cô giáo. Nhưng không nhiều trong số họ nhận được sự khích lệ từ giáo viên, hay từ những người bạn cùng lớp của mình.

Trần Thanh An (ĐH KHTN, ĐHQG): “Trong những giờ Vật lý đầu tiên được học, tôi rất hay giơ tay thắc mắc khi chưa hiểu chỗ nào đó. Những gì tôi nhận được sau những câu hỏi thường là ánh mắt kì quặc của bạn bè và một thái độ không mấy dễ chịu của thầy cô”.

Nhiều khi, những câu hỏi “Tại sao?” bị gác lại đến cuối giờ hoặc để dành đến tiết bài tập, và thường bị lãng quên nhanh chóng. Hoặc là thầy cô giáo đã không đủ nhiệt tình để giải thích cặn kẽ cho học sinh hiểu. Hoặc là sức ép phải “chạy” cho hết giáo án trong vòng 45 phút đã không cho thầy cô có thời gian dừng lại.

Dần dần, Thanh An thoả hiệp với cách chấp nhận những kiến thức được dạy theo kiểu photocopy. Và với những lĩnh vực đặc biệt như giáo dục giới tính thì lại càng khó khăn hơn với câu hỏi “Tại sao?”. Bởi bức tường “tế nhị”, “nhạy cảm”... luôn nhảy ra ngăn chặn kịp thời. Thói quen hỏi cũng mất dần.

Bước vào giảng đường đại học? Không có chỗ cho những câu hỏi ngoài ... giờ thi vấn đáp. SV nhiều khi cứ học vẹt theo những dòng chữ trong giáo trình mà cũng không hiểu lắm. Chẳng mấy ai đặt câu hỏi “Tại sao nó lại thế này, thế kia?”. Sự thụ động ấy gần như đã trở thành bản chất chung cho nhiều người Việt trẻ bây giờ.

Những câu hỏi tại sao hay nhất

3. Không thể chỉ trách người!

Người đặt câu hỏi là các bạn. Nếu thực sự khao khát câu trả lời, các bạn có thể tự mình đi tìm trước khi có ai đó mang sẵn đến cho mình.

Trở lại câu chuyện của Trần Thanh An (ĐH KHTN ĐHQG). An có vẻ rất bức xúc khi nói đến những câu hỏi “Tại sao?” bị bỏ xó của mình từ những ngày cấp II. Nhưng khi tôi hỏi lại rằng “Bạn có tìm thêm sách tham khảo để tìm hiểu hoặc hỏi anh chị lớn trong nhà chứ?”, An tảng lờ.

Lí do An có thể đưa ra rất nhiều: “không có thời gian”, “không biết sách nào mà mua”... Nhưng đó rõ ràng chỉ là cách biện hộ. Nếu chỉ đặt câu hỏi và không có nỗ lực tự trả lời, nhiều khi câu hỏi “Tại sao?” của bạn chỉ để thoả mãn tính tò mò nhất thời.

Dù sao Thanh An cũng đã đặt cho mình câu hỏi quan trọng ấy. Còn những bạn trẻ chỉ ưa chuộng “Ai? Thế nào? ở đâu?”, họ vẫn còn giữ tâm lí đối phó. Hành động “ăn gian” của Quang Việt (du học sinh Mỹ) trong phòng thí nghiệm chính là minh chứng: đối phó với thầy giáo, quan tâm đến điểm số hơn là bản chất của thí nghiệm.

Chính trong buổi thí nghiệm đó, Việt đã thua các bạn nước ngoài. Họ học được bài học kinh nghiệm cho những lần sau, còn Việt vẫn cứ mãi phải đối phó, vẫn “gạo vì điểm”. Việt đã không nhận ra rằng những bài học lí thuyết trên lớp chỉ để phục vụ cho những hoạt động thực tiễn. Cậu chạy theo điểm để rồi lỡ mất bài học thực sự cho mình.

Xét cho cùng, sự khác nhau trong cách nhìn nhận sự việc, cách quan tâm đến cuộc sống giữa những người trẻ Việt và bạn bè thế giới đã phản ánh rất rõ sự khác nhau trong tầm nhìn. Tủn mủn với những điều nhìn thấy trước mắt là cách hành xử của tầm nhìn ngắn hạn. Đi tìm nguyên nhân, giải pháp và đúc kết bài học cho tương lai mới là thái độ của những người có tầm nhìn vượt qua “ngày hôm nay” của chính mình.

Đứng thẳng lên đi. Và hãy bắt đầu nhìn ra xa hơn với câu hỏi “Tại sao?” cho bản thân mình.

Trong cuộc sống, bạn thường hay hỏi "Tại sao...?" khi bắt gặp những vấn đề kì lại như trên máy bay cấm hút thuốc lá nhưng tại sao trong nhà vệ sinh lại có gạt tàn thuốc, những cuốn sách có những trang trắng hay khi vào ánh sáng thì người ta hắt hơi... Hãy khám phá điều đó qua bài viết này nhé!

1. Tại sao trên máy bay cấm hút thuốc lá nhưng tại sao trong nhà vệ sinh lại có gạt tàn thuốc?

Những câu hỏi tại sao hay nhất

Lệnh cấm hút thuốc trên các chuyến bay nội địa kéo dài dưới hai tiếng của Mỹ bắt đầu được áp dụng kể từ tháng 4/1988 và sau đó mở rộng ra cho các chuyến bay kéo dài dưới sáu tiếng vào tháng 2/1990. Cuối cùng, lệnh cấm này đã áp dụng cho toàn thể các chuyến bay nội địa và quốc tế từ năm 2000.

Các phi công đôi khi được tiếp tục cho phép hút thuốc sau thời điểm lệnh cấm năm 1990 được ban hành. Nguyên nhân được cho là bởi hút thuốc sẽ giúp họ giảm căng thẳng do phải tập trung điều khiển máy bay sao cho thật an toàn.

Có một vấn đề đặt ra rằng, tại sao lệnh cấm hút thuốc trên máy bay được ban bố nhưng lại vẫn tồn tại gạt tàn thuốc lá trên nhà vệ sinh của máy bay. Một vài ý kiến cho rằng, có lẽ chính việc sử dụng một vài máy bay còn dùng trong thời chưa ban bố lệnh cấm đã dẫn đến sự hiểu nhầm khiến nhiều người hút thuốc trên máy bay. 

Nhưng thật sự, gạt tàn thuốc sẵn không chỉ có trong các máy bay cũ, mà các máy bay thế hệ mới được vẫn được trang bị. Tại sao? ..

Câu trả lời là mặc dù thực tế rằng hút thuốc là bị nghiêm cấm khi hút gần hệ thống báo cháy nhưng một số người vẫn lén lút hút thuốc lá. Và gạt tàn trong nhà vệ sinh là tốt hơn để anh ta vứt bừa bãi rồi đốt cháy máy bay. Trong ngành hàng không, rủi ro là không thể chấp nhận.

2. Tại sao những cuốn sách có những trang trắng?

Nhiều cuốn sách thường được xuất bản với một-hai trang trắng, đôi khi thậm chí nhiều hơn.Đây là kết quả của quá trình in ấn. Trang của cuốn sách thường được in trên các tấm giấy rất lớn, không phải trên một tờ riêng lẻ. Máy gấp và cắt trang giấy, nhưng không hoàn toàn chính xác mọi thứ, vì thế sự xuất hiện của các trang trống.

Những câu hỏi tại sao hay nhất

3. Tại sao khi vào ánh sáng thì người ta hắt hơi?

Thông thường, hắt hơi là một kết quả của sự kích thích niêm mạc mũi. Tuy nhiên, trong trường hợp  “phản ứng hắt hơi dưới tác của động ánh nắng” thì chỉ đơn giản là khi bạn nhìn trực tiếp vào nguồn ánh sáng.

Tất nhiên, “phản ứng hắt hơi dưới tác động ánh nắng” không có bất kì mối liên hệ nào với nhiệt độ. Chúng là kết quả của những liên kết chéo của các dây thần kinh sinh ba nằm ở rìa gần hộp sọ. Khu vực này được gọi là vùng thần kinh hộp sọ số V. Đây là vùng não lớn nhất và phức tạp nhất. Từ vùng này sẽ sinh ra ba bó dây thần kinh nối liền tới mắt, khoang mũi và quai hàm. Vùng thần kinh hộp sọ số V luôn nhận được cùng một lúc rất nhiều tín hiệu thần kinh. Chính vì thế, các tế bào sinh ba thỉnh thoảng sẽ phát sinh các phản ứng nhầm lẫn. Thay vì đem tín hiệu ánh sáng đến tế bào mắt, những tế bào thần kinh sinh ba sẽ chuyển nhầm đến mũi.

Tuy có liên quan phần lớn đến ánh sáng mặt trời, nhưng “phản ứng hắt hơi dưới tác của động ánh nắng” vẫn có thể xảy ra trong điều kiện chiếu sáng mạnh và bất ngờ, như ánh đèn flash nhóe lên trong phòng tối. Và cuối cùng, đây là một phản ứng bình hoàn toàn bình thường của cơ thể và không có bất kì sự gây hại nào.

Những câu hỏi tại sao hay nhất

4. Tại sao tóc chuyển sang màu xám?

Tóc mọc trong nang, điều này bạn đã có thể nhìn thấy trong một triệu quảng cáo dầu gội đầu. Nhưng thực sự, mái tóc ban đầu của bạn có màu xám, và sau đó các sắc tố melanin mang đến cho nó màu sắc như khi nó phát triển. Khi có tuổi, các tế bào sản xuất sắc tố bắt đầu chết, do đó khi mọc ra, tóc bạn không còn màu sắc tố và lộ ra màu trắng, bạc hoặc màu xám. 

Những câu hỏi tại sao hay nhất

5. Tại sao lại có cảm giác "bướm trong bụng" hay nghĩa bóng là cảm giác sợ hãi, bồn chồn trong lòng trước khi làm việc quan trọng? 

Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc phải cảm thấy lo lắng hồi hộp trước một sự việc quan trọng. Ðó là những lo lắng mang tính chất bình thường và là một sự đáp ứng tự nhiên của cơ thể. Sự hồi hộp khiến bạn bứt rứt, khó chịu và đôi khi gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả đạt được. Vậy tại sao con người lại bị hồi hộp và làm thế nào để chiến thắng cảm giác "như có đàn bướm bay trong bụng" thật khó chịu này? 

Một cảm giác sợ hãi trong bụng gây ra bởi những cảm xúc mạnh như lo sợ hay trải nghiệm sự phấn khích. Cảm giác này là do bộ não nhận biết những cảm xúc như căng thẳng và phản ứng với nó, sản xuất adrenaline để giúp bạn đối phó với các mối đe dọa hoặc chạy trốn nó. Adrenalin theo máu chảy máu đến tim và cơ bắp, cũng như lượng máu trong cơ thể con người bị giới hạn, chảy ra từ các cơ quan khác như ruột, cuối cùng dẫn đến cảm giác "bướm trong bụng".

Những câu hỏi tại sao hay nhất

6. Tại sao lại có trường hợp bỏng rượu?

Khi rượu vào trong cơ thể chúng ta, nó tác động trực tiếp lên thụ thể vanilloid 1 (VR1) mọc nhiều trên da và lưỡi, có chức năng nhận biết đau đớn và cảm giác nóng bỏng. Thông thường chúng được kích hoạt ở nhiệt độ cao, nhưng rượu làm giảm ngưỡng nhạy cảm với nhiệt độ cơ thể. Thụ thể "nghĩ" rằng cơ thể bị bỏng, và chúng truyền tải các tín hiệu đau lên não, mặc dù da không bị hề bị bỏng.

Những câu hỏi tại sao hay nhất

7. Tại sao có cảm giác đắng khi đánh răng sau bữa ăn?

Điều này xuất phát từ các chất tạo bọt được sử dụng trong hầu hết các loại kem đánh răng.Sodium lauryl sulfate làm suy giảm thụ thể mùi vị có thể chịu trách nhiệm cho việc nhận thức hương vị ngọt ngào.

Hơn nữa, sodium lauryl sulfate phá hủy các phospholipid thường làm giảm vị đắng. Vì vậy, tất cả các đồ ngọt mà bạn ăn sau khi đánh răng, sẽ không có vẻ ngọt ngào, cay đắng mà sẽ nhân đôi cảm giác đắng.

Những câu hỏi tại sao hay nhất

8. Tại sao bầu trời màu xanh?

Khi ánh sáng chiếu vào phân tử khí, "một phần" của nó có thể bị phân tử khí hấp thụ. Sau đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác với ban đầu. 

Quá trình trên được gọi là tán xạ Rayleigh. Hiện tượng được đặt theo tên của người phát hiện ra nó: Lord John Rayleigh, một nhà vật lý học người Anh. Vào năm 1871, Rayleigh đã đưa ra phương trình tính hệ số tán xạ của một vật tỷ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng (ký hiệu là lamda) mũ 4. Nói cách khác, ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị tán xạ nhiều hơn và ngược lại.

Đã có thể trả lời câu hỏi ban đầu: Màu xanh của bầu trời là do tán xạ Rayleigh

Do bước sóng của ánh sáng (100~1000 nm) lớn hơn so với kích thước của các phân tử khí (10 nm) nên chúng ta có thể áp dụng công thức tán xạ Rayleigh cho hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển của Trái Đất.

Lúc này, ánh sáng xanh sẽ tán xạ khắp bầu trời. Vào ban ngày, cho dù bạn đứng ở bất cứ đâu và nhìn theo hướng nào thì một số ánh sáng xanh bị tán xạ luôn hướng tới mắt của bạn. 

Nếu bạn chú ý kỹ hơn, thì khi nhìn càng gần về phía đường chân trời thì bầu trời có vẻ nhạt màu hơn. Đó là do, để đến được vị trí của bạn, ánh sáng xanh sau khi bị tán xạ phải đi qua thêm nhiều lớp không khí. Một phần tiếp tục bị tán xạ theo nhiều hướng khác. Do đó, có ít ánh sáng xanh từ phía gần chân trời tiến đến vị trí của bạn hơn so với lượng ánh sáng xanh từ đỉnh đầu bạn.

Những câu hỏi tại sao hay nhất

9. Tại sao là rất khó khăn để ghi nhớ những giấc mơ?

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Neuropsychopharmacology cũng chỉ ra, những người có khả năng hồi tưởng lại giấc mơ cao có số lần tỉnh giấc trong khi ngủ cao gấp hai lần người còn lại. Bộ não của họ cũng phản ứng mạnh hơn với các kích thích thính giác trong giấc ngủ và khi tỉnh táo.

Perrine Ruby, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết,"Sự tăng phản ứng não này có thể thúc đẩy hành vi tỉnh giấc vào ban đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ các giấc mơ trong giai đoạn tỉnh táo ngắn ngủi. Trong thực tế, bộ não đang ngủ không có khả năng ghi nhớ thông tin mới. Do đó, nó cần phải được đánh thức để có khả năng làm việc đó".

Những câu hỏi tại sao hay nhất

Tổng hợp - Biên soạn H2T - Ohay TV