Nói giảm nói tránh

Bản để in

Nói giảm nói tránh

Mục lục

1. Khái niệm [edit]

2. Cách dùng [edit]

3. Cách thực hiện [edit]

Khái niệm [edit]

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Cách dùng [edit]

Nói giảm nói tránh được dùng chủ yếu trong các trường hợp sau:

  • Khi đề cập đến những chuyện đau buồn
Nói giảm là gì
"Áo bào thay chiếu anh về đất"

  • Khi biểu lộ thái độ lịch sự, tránh thô tục
Nói giảm là gì
Khuya rồi, mời bà
đi nghỉ.

  • Ít sử dụng trong các văn bản hành chính, khoa học mà chủ yếu dùng trong lời nói hằng ngày, văn bản chính luận, văn bản văn chương.

Cách thực hiện [edit]

Nói giảm nói tránh thường được thực hiện bằng các cách sau:

  • Sử dụng từ Hán Việt
Nói giảm là gì
chết từ trần, tạ thế...

  • Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa thông qua các hình thức ẩn dụ hoặc hoán dụ.
Nói giảm là gì
"Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!"

  • Phủ định từ trái nghĩa
Nói giảm là gì
xấu
chưa đẹp, chưa tốt; lười chưa chăm,...

  • Tỉnh lược
Nói giảm là gì
"
Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng (...) ra phết chứ chả đùa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó..." (Nam Cao)
Thẻ từ khoá:
  • khái niệm
  • cách dùng
  • nói giảm nói tránh
  • cách thực hiện