Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?

Nồng độ oxy trong máu – chỉ số SpO2 là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. Vậy bạn đã biết nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường chưa? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?

Kiểm tra nồng độ oxy trong máu

Nồng độ oxy trong máu là gì?

Nồng độ oxy trong máu còn gọi là chỉ số SpO2 – chỉ số biểu thị cho tỉ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong máu. Nếu tất cả các phân tử Hemoglobin trong máu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy là 100%.

Bên cạnh các dấu hiệu mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở, chỉ số SpO2 là dấu hiệu sinh tồn thứ 5 của cơ thể. Khi thiếu oxy trong máu, các cơ quan như tim, não, gan,… phải chịu tác động tiêu cực.

Kiểm tra chỉ số SpO2 thường xuyên giúp chúng ta phát hiện dấu hiệu bất thường của cơ thể để kịp thời xử lý. Đặc biệt, với những bệnh nhân Covid-19, kiểm tra thường xuyên nồng độ oxy trong máu giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt oxy, nhằm cấp cứu kịp thời trước khi bệnh nhân trở nặng, có dấu hiệu lâm sàng như tím tái.

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường?

Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra trong quá trình tự theo dõi chỉ số SpO2 tại nhà. Hầu hết các phân từ Hemoglobin gắn với oxy khi chúng đi qua phổi. Chính vì vậy, chỉ số SpO2 được thể hiện như sau:

  • Từ 97-99%: chỉ số oxy trong máu tốt.
  • Từ 94-96%: chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy.
  • Từ 90-93%: chỉ số oxy trong máu thấp, xin ý kiến bác sĩ.
  • Dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: suy hô hấp nặng.
  • Dưới 90%: biểu hiện ca cấp cứu lâm sàng.

**Lưu ý: chỉ số này ở trẻ sơ sinh giống như ở người lớn.

Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?

Nhìn chung, nồng độ oxy trong máu bình thường lớn hơn hoặc bằng 94% và thấp khi nằm ở khoảng 90% – 93%.

Đối với bệnh nhân Covid-19, khi chỉ số SpO2 dưới 92%, đây là lúc bệnh nhân gặp hiện tượng thiếu oxy nghiêm trọng, gây ra triệu chứng tím tái, diễn tiến nặng… Khi đó, bệnh nhân cần được hỗ trợ oxy, thở oxy bằng thiết bị chuyên dụng. Nếu được hỗ trợ thở oxy lưu lượng từ 5 – 10 lít/phút nhưng SpO2 không thể đạt trên 92% thì bệnh nhân dễ bị suy hô hấp cap, cần nhập viện cấp cứu can thiệp sâu hơn.

Đo chỉ số SpO2 bằng dụng cụ gì?

Theo dõi nồng độ oxy trong máu tại nhà là rất cần thiết, đặc biệt với người bệnh, bệnh nhân Covid-19 trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Sử dụng máy đo SpO2 thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng giúp bạn dễ dàng theo dõi nồng độ oxy trong máu bất cứ lúc nào. Đây là biện pháp an toàn, cần thiết và hiệu quả khi bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà mà không có sự hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên y tế.

Gợi ý máy đo SpO2 tại nhà

Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 YM201 kẹp ngón tay với thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng là thiết bị mà mọi gia đình nên có, đặc biệt người có vấn đề về hô hấp, bệnh nhân Covid-19.

Thiết bị được tích hợp màn hình LED hiển thị kết quả rõ ràng, giúp người dùng dễ dàng theo dõi. Không chỉ hiển thị chỉ số SpO2, mà còn cả nhịp tim, truyền dịch chỉ số. Hoạt động ổn định với phép đo xung, không xâm lấn, không đau. Kết quả sai lệch không quá 2%.

Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?

Máy đo SpO2 YM201 có giá chỉ khoảng 700.000đ và được bảo hành 12 tháng.

Xem chi tiết và mua hàng tại: Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 YM201

Hy vọng với bài viết này, bạn đã biết được nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường. Nếu có nhu cầu trang bị máy đo SpO2 cho gia đình, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để đặt hàng nhanh nhất!

Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh - Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết: Một trong những thiết bị y tế cần có trong gia đình có F0 điều trị tại nhà là máy đo nồng độ oxy máu (SpO2). Đây là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay, giúp bệnh nhân Covid-19 nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường.

Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?
Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?
Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?
Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?
Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?
Máy đo SpO2 là một công cụ phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu. Ảnh: CTV

Đối với những người mắc COVID-19 khi trở nặng thường có biểu hiện suy hô hấp, máy đo SpO2 là một công cụ phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu để sớm có hướng xử lý cho bệnh nhân, cụ thể như:

- Những bệnh nhân có chỉ số SpO2 dưới 96% với biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy là những bệnh nhân ở mức độ nhẹ.

- Những người có chỉ số SpO2 94-96% kèm với các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ, có dấu hiệu viêm phổi với khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, mạch nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường được chẩn đoán ở mức độ trung bình.

- Những bệnh nhân nặng là những người có chỉ số SpO2 dưới 94% khi thở khí phòng kèm với các dấu hiệu như nhịp thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; nhịp tim nhanh hoặc có thể nhịp tim chậm, huyết áp bình thường hay tăng; bứt rứt hoặc đừ, mệt. Bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, thở oxy bằng thiết bị chuyên dụng.

Theo BS Nguyễn Trọng Hiếu, trưởng khoa Nội 2, bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết bình thường SpO2 trên 96%, nếu hít thở không khí bình thường. Nếu SpO2 dưới 96% là một trong những dấu hiệu suy hô hấp, cần liên hệ y tế.

Việc sử dụng thiết bị SpO2 cũng khá đơn giản, tuy nhiên để tránh trường hợp xảy ra sai số trong quá trình thực hiện cần lưu ý sau:

Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?
Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?
Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?
Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?
Nồng độ oxy trọng máu Covid bao nhiêu là tốt?
Hướng dẫn đo SpO2 nồng độ oxy máu

Các chuyên gia khuyên người dân trước khi dùng thiết bị đo SpO2 nên xoa ấm bàn tay, cần để cố định bàn tay lên trên mặt bàn. Khi đo cố gắng không cử động trong vòng 1 phút để kết quả được chính xác hơn.

Đối với chị em phụ nữ, bác sĩ khuyên không nên sơn móng tay vì khi sơn, tín hiệu nhận biết trên đầu cặp SpO2 không chính xác nữa, nên có thể chỉ số này bị hạ dù thực tế bệnh nhân không thiếu oxy máu.

Ngoài sơn móng tay, một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2 như người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp, người bệnh cử động nhiều hay đo ở môi trường có ánh sáng chiếu trực tiếp.

Các chuyên gia cũng lưy ý, chỉ số SpO2 cần được đo nhiều lần để theo dõi và không chỉ dựa vào SpO2 để chẩn đoán bệnh hoặc loại trừ COVID-19. Người bệnh cần theo dõi sát các triệu chứng khác của cơ thể, khi có bất thường cần báo nhân viên y tế ngay./.