Nông sản việt nam 2023

Lượt xem: 305

07/09/2022

Nông sản việt nam 2023
Nông sản việt nam 2023

Ngày 05/9/2022, UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND về Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2023.

Nhằm tiếp tục xây dựng, duy trì và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo Luật An toàn thực phẩm, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và tình hình thế giới.

Mục tiêu cụ thể phấn đấu năm 2023: 100% nông sản, thủy sản an toàn sản xuất trên địa bàn tỉnh được tiêu thụ ổn định tại thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu; toàn tỉnh duy trì và phát triển ổn định các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; phát triển diện tích, sản lượng nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương tự tại 12 huyện, thành phố trong tỉnh tăng thấp nhất là 10% so với năm 2022.

Kế hoạch phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn năm 2023 bao gồm: Duy trì, xây dựng và phát triển 280 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; hỗ trợ mua bao bì, đóng gói sản phẩm; hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến nông sản; kiểm tra, thẩm định, lấy mẫu giám sát chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôntham mưu giúp UBND tỉnh đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tiêu thụ trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu; giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các chương trình, dự án chuyển đổi số trong phát triển sản xuất, kinh doanh, truy xuất nguồn gốc nông sản, thủy sản của tỉnh.

Chi tiết văn bản xem tại đây./.

Nguyễn Hạnh (TH)

Nhanh chóng chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

(MPI) - Tham gia phát biểu giải trình tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn diễn ra sáng ngày 08/6/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, chưa bao giờ ngành nông nghiệp Việt Nam có một bước phát triển mạnh mẽ như hiện nay, từ sản xuất đủ ăn đáp ứng được nhu cầu của người dân cho đến xuất khẩu đạt tỷ trọng cao. Diện mạo của nông thôn thay đổi nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện hết sức rõ rệt.

Nông sản việt nam 2023

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, có được kết quả này trước hết là nhờ vào sự nỗ lực, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó sáng tạo cho người nông dân; chủ trương lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành của Chính chủ, đặc biệt là của ngành nông nghiệp Việt Nam. Bộ trưởng cũng bày tỏ đồng tình với nhận định của một số đại biểu rằng hiện nay ngành nông nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp của chúng ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để ngành nông nghiệp phát triển bền vững và người dân yên tâm sản xuất, trách nhiệm này thuộc về các bộ, ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, trước hết là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành cần dùng các công cụ điều hành chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch để có được sự phát triển trong thời gian tới; cần căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, thay đổi ngay tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng tới hiệu quả cao; không tối đa hóa sản lượng mà tối ưu hóa giá trị…

Tham gia trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết, thực tiễn hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành nông nghiệp đã có nhiều đột phá để phát triển và có những bước tiến vượt bậc trên các lĩnh vực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Trong đó, nổi bật nhất là xuất khẩu nông sản tăng 16,8% các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Tiếp tục duy trì xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới; xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới; xuất khẩu gạo đạt gần 3 triệu tấn, tăng 10,3%; xuất khẩu rau quả đạt 1,4 tỷ USD, xuất khẩu thủy sản đạt 4,79 tỷ USD tăng 46,3% xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,2 tỷ USD tăng 6,9% đây là những kết quả rất đáng khích lệ, tiếp tục khẳng định nông nghiệp luôn là trụ đỡ của nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và các giải pháp trong thời gian tới. Theo đó, các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương cần tập trung cao và thực hiện tốt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã thông qua về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã và hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đai.

Đồng thời cho biết Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp từ khâu đầu tư, nghiên cứu chọn tạo giống đến quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán để các sản phẩm nông nghiệp sớm được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường lớn, từng bước giảm xuất khẩu tiểu ngạch, hạn chế tình trạng ùn ứ hàng hóa. Hỗ trợ tín dụng miễn giảm các loại phí thuế để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất vật tư nông nghiệp, phân bón; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Nông sản việt nam 2023

Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu kết thúc nội dung chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, nông nghiệp nông dân, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề chiến lược, là cơ sở và lực lượng đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và ưu tiên nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, qua báo cáo và diễn biến của phiên chất vấn đã làm rõ thêm thực trạng, tình hình hiện nay và những phương hướng, giải pháp chủ yếu như tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, nông nghiệp sinh thái bền vững, hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới, lấy người nông dân là chủ thể và trung tâm xây dựng chương trình hành động với các chiến lược, kế hoạch, đề án, giải pháp cụ thể để triển khai có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa 13 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; cũng như các Kết luận, Nghị quyết công tác giám sát chuyên đề của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, gắn an ninh lương tự với an ninh nguồn nước, bảo vệ và làm giàu đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản, đáp ứng nhu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu sớm đưa Việt Nam thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Xây dựng và quyết liệt triển khai chương trình hành động thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa 13 về phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã. Tham mưu cho Chính phủ tổng kết và đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2013. Thường xuyên quan tâm đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp. Chú trọng phát triển quy mô hợp tác xã và tăng nhanh tỷ trọng hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Phấn đấu đến hết năm 2025 có 25.000 hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp. Khuyến khích hình thành các tổ hợp tác trang trại liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ, coi đây là một trong những bước đột phá để phát triển sản xuất quy mô lớn, thay thế sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Tổ chức sản xuất, liên kết thị trường theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, giữa nông dân với nông dân; giữa nông nghiệp với doanh nghiệp.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương đánh giá bối cảnh tình hình trong nước và thế giới, nhu cầu trong nước, điều tiết xuất nhập khẩu, vật tư nông nghiệp đầu vào, tăng cường kiểm minh bạch về giá, chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. Khắc phục tình trạng thiếu giống, thiếu chủ động về giống, vật tư nông nghiệp; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ sinh học, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tăng cường sử dụng sản phẩm nông nghiệp trong nước, phụ phẩm chế biến để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản, phân bón hữu cơ giảm phụ thuộc một phần nguồn nhập khẩu.

Triển khai nhanh chóng, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sau đại dịch Covid-19. Rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Bố trí, cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách đã được quyết định. Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp./.

Tùng Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư