Nước chanh sả để được bao lâu

Nấu nước chanh sả gừng để xông từ xa xưa, nhân dân ta đã sử dụng cách xông hơi bằng một số loại lá để giải cảm, trị bệnh. Tuy nhiên không phải bệnh nào cũng có thể áp dụng cách điều trị này. Lá xông cũng phải được chọn phù hợp, phương pháp xông phải đúng cách. Chanh sả gừng là loại thực phẩm dùng thải độc cho cơ thể rất tốt. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây về cách nấu nước chanh sả gừng để xông nhé!

Nấu nước chanh sả gừng để xông

Nấu nước chanh sả gừng để xông là một phương pháp trị cảm rất tốt mà đã được rất nhiều người áp dụng. Nó đơn giản mà mang lại hiệu quả rất cao và đây là cách Nấu nước chanh sả gừng để xông:

Bước 1: Bạn hãy rửa sạch sả, chanh và gừng, sau đó để ráo nước. Sả bạn bóc lớp vỏ già bên ngoài, cắt lấy phần củ sả rồi đập dập. Gừng bạn cạo bỏ vỏ rồi thái lát thành miếng. Chanh bạn dùng dao cắt thành lát mỏng hoặc cắt thành các miếng múi cau.

Bước 2: Bạn cho nồi lên bếp, sau đó đổ khoảng 300ml nước lọc vào nồi, cho tiếp sả đập dập, chanh và gừng vào nồi rồi đun sôi. Khi thấy nước sôi hẳn thì bạn hạ nhỏ lửa, đun thêm khoảng 5 phút nữa để cho các tinh chất từ sả, gừng và chanh ra nhiều hơn thì tắt bếp.

.Đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang. Thời gian xông hơi khoảng 10-15 phút. Xong, bạn mở chăn ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch.

Nước chanh sả gừng để được bao lâu

Nếu bảo quản trong ngăn mát có thể để được tầm 1 tuần

Không cho nhiều đường ngay từ đầu sẽ rất khó chữa lại ảnh hưởng đến hương vị của nước chanh sả. Chanh sảcó thể dùng ngay cũng được hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Nếu bảo quản trong ngăn mát có thể để được tầm 1 tuần. Nước chanh lấy ra nên đổ ra cốc và uống hết luôn cốc nước đó. Không nên uống thừa rồi lại tiếp tục bỏ vào tủ lạnh vừa mất vệ sinh lại làm giảm đi dưỡng chất trong nước.

Cách nấu nước xông sả gừng

  • Bước 1: Đầu tiên bạn tiến hành sơ chế nguyên liệu. Lột bỏ lớp vỏ già bên ngoài, cắt bớt phần cuống xanh, rửa sạch sau đó cắt nhỏ thành từng khúc khoảng 5cm. Sử dụng dụng cụ để đập dập sả.
  • Bước 2: Gừng rửa với nước, thái mỏng chừng 0.5cm và cũng đập dập như sả.
  • Bước 3: Sả và gừng đập dập xong để riêng mỗi loại ra một chiếc bát sạch. Sau đó đổ 2.5l nước lọc đã chuẩn bị vào bên trong nồi, đặt lên bếp.

Nước sôi kỹ lại thì tắt bếp, đậy nắp để ủ đó để mọi tinh chất từ sả, gừng được ra hết. Khi đó sẽ đạt hiệu quả cao nhất

Nước sả gừng để được bao lâu

Các bạn có thể nấu nhiều và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 7 ngày, khi sử dụng có thể thêm mật ong, siro để mùi vị dễ uống hơn.

Nước chanh sả gừng có hại không

Không nên lạm dụng uống quá nhiều

Như vậy, nhìn chung thì nước chanh sả gừng có những giá trị nhất định cho sức khỏe, cho sự làm đẹp của chị em phụ nữ. Tuy nhiên nhiều người vì thấy nước chanh sả gừng tốt mà lạm dụng uống hàng ngày, uống thay nước lọc trong một thời gian dài thì không được. Nước chanh sả gừng phải được sử dụng đúng đối tượng, hàm lượng thì mới cho ra kết quả tốt, còn nếu không, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

  • Những người hay ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, mất máu nhiều, chóng mặt, người bệnh Parkinson… thì không nên sử dụng phương pháp xông hơi giải cảm này nhé.
  • Phương pháp xông hơi này được các bác sĩ khuyên không dùng cho những người đang bị bệnh nặng, phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 12 tuổi.

Cách nấu nước sả gừng để uống

Bắc nồi lên bếp đổ vào 2 lít nước sạch, mở lửa vừa nấu sôi tiếp theo bạn cho phần sả, gừng, 300gr đường phèn, 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi đun sôi 5 phút rồi tắt bếp.

Để nước sả, gừng nguội khoảng 30 phút bạn nhắc nồi xuống, vớt sả gừng ra ngoài và lọc nước sả gừng qua rây cho hết cặn. Sau khi nước sả gừng nguội hẳn bạn thêm nước cốt chanh vào (điều chỉnh theo sở thích), khuấy đều, thêm đá (nếu thích) vào và thưởng thức ngay hoặc để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Uống nước vỏ chanh và sả có tác dụng gì

Những dược liệu hỗ trợ phòng và trị bệnh rất tốt.

Chanh, sả… đều là những loại gia vị thực phẩm quen thuộc dùng để chế biến thức ăn hàng ngày. Trong Đông y, ba loại gia vị thực phẩm này còn là những dược liệu hỗ trợ phòng và trị bệnh rất tốt.

Sả cũng là vị thuốc trong đông y có tác dụng chủ yếu trên tỳ vị và cũng có tính ôn ấm. Một số tác giả cũng cho rằng sả có tác dụng giải độc cơ thể, tác dụng này có lẽ có được do tăng cường khả năng tiết mật và tăng thải độc qua đường tiêu hoá hoặc qua đường tiết niệu

Vỏ chanh chứa một lượng lớn vitamin C dưới dạng axit ascobic cũng như nồng độ cao chất chống oxy hóa với khả năng giải độc. Những thành phần này rất tốt cho da vì chúng giúp đẩy lùi sự xuất hiện của nếp nhăn, khuyết điểm trên da và làm chậm quá trình lão hóa.

Bên cạnh đó, các vitamin C trong vỏ chanh có thể làm sáng da và giúp giảm các đốm đồi mồi. Ngoài ra, loại vitamin này còn kích thích quá trình sản xuất collagen, từ đó có thể giúp làm săn chắc da.

Cách nấu nước sả gừng mật ong

Đơn giản và dễ thực hiện

Cho chanh, sả, gừng vào ly với 1 muỗng canh mật ong, sau đó cho 300ml nước sôi hoặc nước nóng trong bình thủy chế vào ly, khuấy đều, đậy kín khoảng 5 phút, chờ nước còn âm ấm thì uống 1 ly vào buổi sáng sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe, kháng khuẩn hiệu quả.

Cách nấu nước chanh sả mật ong

Trên đây là cách nấu nước chanh sả gừng để xông giải cảm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là có ích đối với bạn.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn dịch bệnh căng thẳng cộng với thời điểm thời tiết đang chuyển sang giao mùa, nóng lạnh thất thường khiến cho các chứng bệnh về hô hấp gia tăng, khó chịu. Nước chanh, gừng, sả vốn là thứ nước uống thảo dược được dân gian khuyên dùng từ xa xưa, rất hữu dụng, hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh về hô hấp, giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể. Nấu một nồi nước chanh, gừng, sả không khó, lại giúp gia đình thêm vị, cải thiện sức khỏe, khiến các món nước uống thường ngày thêm hấp dẫn.

Có thể nấu chanh, gừng, sả với đường phèn hoặc mật ong.

Nguyên liệu:

+ 1 trái chanh

+ 3 cây sả

+ 50 gram gừng

+ 40 gram đường phèn (nếu không muốn ngọt chỉ cần từ 25 - 30 gram)

+ 1/4 thìa cà phê muối hạt

Có thể thay thế đường phèn bằng mật ong.

Cách làm:

+ Bước 1 - Sơ chế nguyên liệu: Lột bỏ phần vỏ già của củ sả, rửa sạch, cắt làm 3 - 4 khúc, đập dập; Gừng rửa sạch, giữ vỏ, thái nghiêng tạo lát mỏng vừa phải, đập nhẹ cho hơi dập; Chanh rửa sạch, thái lát mỏng khoảng 1/3 quả để trang trí, còn 2/3 quả vắt lấy nước cốt (muốn ăn chua, có thể thêm khoảng nửa quả nữa).

Gừng ngoài giúp kháng viêm, còn là vị thảo dược quen dùng trị ho, cảm lạnh.

Sả có tính kháng viêm cao.

Chanh giúp giải nhiệt, dễ chịu.

+ Bước 2 - Nấu nước: Cho khoảng 1,5 - 2 lít nước vào đun, cho đường phèn vào cùng, đun đến khi sôi nước, đường phèn tan hết thì cho sả vào, đun sôi tiếp khoảng 3 - 5 phút rồi cho gừng vào, đun thêm 1 - 2 phút và tắt bếp. Lúc này, bỏ số muối nhỏ đã chuẩn bị vào và để nguội.

Nếu dùng đường phèn, chị em phải cho vào đun cho tan cùng với nước khi bắt đầu, còn nếu dùng mật ong, có thể cho sau.  


 

Có hai loại đường phèn phổ biến là đường phèn trắng và đường phèn vàng. Đường phèn vàng làm từ mật mía còn đường phèn trắng làm từ đường trắng tinh luyện. Dùng loại nào cũng được.

+ Bước 3 - Trữ nước: Để nồi nước vừa nấu chừng 30 phút cho nguội thì chắt lấy nước, bỏ bã (chắt nước qua 1 cái rây cho sạch nước) sau đó bỏ nước cốt chanh vào. Khi uống thì thả lát chanh đã thái mỏng vào ly cho đẹp. 

Nước gừng, sả không nên đun quá lâu sẽ bị đắng, chanh chỉ vắt khi nguội (cũng tránh bị đắng).

Một nồi nước chanh, gừng, sả như trên để ngăn mát, có thể dùng được 2 - 3 ngày, uống cùng các loại nước thảo mộc, thanh lọc và nước lọc khác, giúp đa dạng vị giác, rất hấp dẫn.

Chanh, gừng, sả còn được dùng để xông khi ốm mệt.

Lưu ý: Là những vị thuốc trong Đông Y nên không chỉ là các loại thảo dược lành tính, nước chanh, gừng, sả còn là những vị thuốc hữu dụng, có chứa chất kháng viêm và nhiều chất quý khác, chủ yếu giúp làm sạch đường hô hấp, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm ho, tiêu đờm, giải tỏa căng thẳng… Tuy nhiên, để đảm bảo đúng tính chất bổ trợ, ngăn ngừa bệnh hô hấp, hỗ trợ đề kháng chỉ nên dùng loại nước này vào sáng, chiều và dùng cách tuần (mỗi tuần đun 1 nồi, dùng chừng 2 - 3 ngày).

Nước chanh, gừng, sả chỉ nên uống ban ngày và uống 2 - 3 ngày mỗi tuần.

Video liên quan

Chủ đề