Nuôi não là gì

Khi vùng đầu - não chịu lực tác động vượt quá khả năng chịu đựng, sọ não có thể bị nứt, vỡ và gặp phải những tổn thương thực thể. Di chứng sau chấn thương sọ não nặng nề như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và điều trị y tế. Việc phục hồi, cải thiện những di chứng này là vô cùng quan trọng để bệnh nhân có lại cuộc sống bình thường.

1. Chấn thương sọ não có thể để lại những di chứng gì?

Chấn thương sọ não chỉ chung cho mọi tổn thương, chấn thương mà vùng sọ não gặp phải. Con người có thể gặp phải chấn thương này trong cuộc sống, sinh hoạt hay công việc hàng ngày như: ngã từ trên cao, vật nặng va vào đầu, tai nạn giao thông, ngã đập đầu vào vật cứng,…

Một trong những chấn thương phổ biến nhất là chấn thương sọ não

Tùy vào mức độ và vị trí chấn thương, bệnh nhân có thể gặp phải những di chứng như:

1.1. Máu tụ nội sọ

Mặc dù nơi chịu tổn thương trực tiếp là vỏ não song do lực tác động mạnh mà các khu vực trong não cũng chịu ảnh hưởng. Nguy hiểm nhất là tình trạng đứt, rách động mạch lớn khiến máu chảy, gây ra những điểm tổn thương mạch máu não hợp thành bọc máu tụ nội sọ. Những khối máu tụ này có thể xuất hiện một hoặc nhiều vùng trong não.

Vị trí máu tụ nội sọ cũng có mức độ nguy hiểm khác nhau do ảnh hưởng đến chức năng thần kinh của khu vực đó. Thông thường, máu tụ xuất hiện ở dưới màng cứng, ngoài màng cứng, trong não, dưới tiểu não, trong não thất,… Nếu không can thiệp y tế sớm, khi lưu thông máu bị ảnh hưởng, khiến máu tràn vào não thất thì nguy cơ xuất huyết não là rất cao.

Máu tụ nội sọ là di chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ mạch máu não

1.2. Phù não

Phù não cũng là một trong những hậu quả mà chấn thương sọ não gây ra. Có 2 dạng phù não là phù não do nhiễm độc tế bào và do căn nguyên mạch, chúng đều nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

1.3. Hội chứng tăng áp lực nội sọ

Hội chứng này gây ra các triệu chứng điển hình như:

  • Đau đầu: Triệu chứng đau nặng với cường độ ngày càng tăng, cảm giác đau thay đổi theo nhịp tim đập, có thể đau kèm co giật khiến bệnh nhân la hét, kêu rên.

  • Nôn mửa.

  • Phù gai thị.

Hội chứng tăng áp lực nội sọ là di chứng kết hợp với phù não sau chấn thương sọ não, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

1.4. Thoát vị não

Thoát vị não cũng là di chứng do phù não nặng gây ra, lực chèn ép mạnh nên một phần não bị đẩy ra ngoài. Thoát vị não qua các lỗ hở, khe, khoang vỏ não vô cùng nguy hiểm, có thể chèn ép các khu thần kinh khác như hành tủy - trung tâm chi phối tim mạch và hô hấp.

Vì thế, thoát vị não xảy ra ở lỗ chẩm có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu y tế sớm.

1.5. Thiếu máu não

Chấn thương sọ não làm tổn thương mô não, gây sưng viêm, chảy máu não và chèn ép mạch máu não. Khi máu nuôi không đi đến hết được các tế bào não, một số vùng sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu não. Nếu thiếu máu não quá lâu, mô não có thể bị hoại tử không thể hồi phục. Các trường hợp thiếu máu não nhẹ hơn vẫn hồi phục được nếu can thiệp đảm bảo tưới máu đủ.

2. Di chứng sau chấn thương sọ não có phục hồi được không?

Có thể thấy, di chứng để lại sau chấn thương sọ não có thể rất nặng nề, cần theo dõi y tế, điều trị và phục hồi lâu dài để bệnh nhân có sức khỏe tinh thần, thể chất tốt nhất. Những di chứng não xảy ra ở từng vùng khác nhau sẽ dẫn đến những rối loạn khác nhau. Rối loạn sau chấn thương sọ não thường gặp là rối loạn vận động, rối loạn nhận thức, ngôn ngữ và giác quan.

Mặc dù nguy hiểm và biến chứng phức tạp nhưng nếu cấp cứu kịp thời, điều trị kiên trì kết hợp với phục hồi chức năng thì hầu hết di chứng sau chấn thương sọ não có thể phục hồi. Các trường hợp chấn thương sọ não nhẹ, tổn thương không nghiêm trọng thì hầu hết bệnh nhân sau điều trị sẽ phục hồi hoàn toàn hoặc phần lớn chức năng não bộ.

Nếu gặp phải những di chứng nặng, đặc biệt là hoại tử mô não thì khả năng phục hồi là rất thấp. Tuy nhiên điều trị toàn diện, kiên trì, phối hợp tốt các phương pháp vẫn phần nào giúp bệnh nhân hạn chế những di chứng sau chấn thương này.

Điều trị kiên trì có thể giúp bệnh nhân khắc phục di chứng sau chấn thương sọ não

Ngoài điều trị, nghỉ ngơi và bài tập phục hồi chức năng, dinh dưỡng cũng rất quan trọng để bệnh nhân sau chấn thương sọ não có thể phục hồi tốt. Nguyên tắc dinh dưỡng đầu tiên cần áp dụng đó là ăn nhiều thực phẩm chứa protein - loại hợp chất phức tạp quan trọng trong sửa chữa, tăng trưởng, duy trì chức năng của các mô trong cơ thể, trong đó có mô não. Cùng với đó là những thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại chất “dinh dưỡng” của não bộ như Choline.

Để hạn chế di chứng sau chấn thương sọ não, người bệnh và người nhà cần chủ động thăm khám, chẩn đoán đánh giá tổn thương. Nếu nghi ngờ có tổn thương nặng vùng não, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Điều trị triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, suy giảm chức năng thần kinh có thể sử dụng thuốc hoặc thực phẩm hỗ trợ, tuy nhiên các biến chứng tụ máu, bầm não, nứt vỏ sọ,… thì phẫu thuật can thiệp sẽ có hiệu quả hơn.

Như vậy, mức độ tổn thương sọ não càng nặng thì di chứng càng nguy hiểm. Song điều trị sớm, toàn diện và tích cực hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân hồi phục được chức năng sọ não và có được sức khỏe, tinh thần khỏe mạnh.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ nhiều y bác sĩ giỏi trên cả nước

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bởi hệ thống y bác sĩ đầu ngành, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ khám chữa bệnh thông minh, chuyên nghiệp. Các chuyên gia thần kinh tại MEDLATEC đã và đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị di chứng sau chấn thương sọ não.

Nếu cần tư vấn từ các chuyên gia, hãy liên hệ qua số hotline 1900 56 56 56 hoặc tới thăm khám trực tiếp tại hệ thống y tế MEDLATEC trên cả nước.

Mở nắp sọ là một phần của phẫu thuật sọ não, trong đó hộp sọ được mở ra để cho phép phẫu thuật viên can thiệp vào não hoặc các mạch máu não.


Mở nắp sọ được thực hiện trong các phẫu thuật, bao gồm:

• Lấy bỏ một khối u, chẳng hạn như u màng não.

• Lấy bỏ cục máu đông trong tai biến mạch não hoặc dẫn lưu áp xe não.

• Sửa chữa các tổn thương gãy xương sọ sau chấn thương.

• Giải ép mạch máu – thần kinhtrong đau dây thần kinh V (còn được gọi là Giải ép vi mạch),...

Trong một số ít trường hợp, mở nắp sọ còn được tiến hành khi nối tắt mạch trong – ngoài sọ để điều trị một số bệnh về mạch máu não.

Phẫu thuật sọ não là một phẫu thuật lớn, đầy thách thức, đòi hỏi trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao của các phẫu thuật viên chuyên ngành Ngoại Thần kinh. Những người bệnh trải qua cuộc phẫu thuật sọ não cần phải có một chế độ hậu phẫu nghiêm ngặt thì sức khỏe mới có thể phục hồi và sinh hoạt bình thường. Chăm sóc người bệnh sau khi phẫu thuật sọ não đóng vai trò vô cùng quan trọng, vậy chăm sóc như thế nào cho đúng?

Chăm sóc vết mổ…

Hãy giữ vết mổ của bạn sạch sẽ và khô ráo. Người nhà thường xuyên kiểm tra vết mổ của bạn mỗi ngày trong vài tuần đầu sau phẫu thuật.

Bác sĩ thăm khám cho nam bệnh nhân phẫu thuật u não

Bạn có thể gội đầu nhưng cần cẩn thận, tránh gõ hoặc chà xát bất kỳ vật nào trên vết mổ. Làm khô tóc của bạn bằng cách lau khăn khô, sạch. Tránh nhiệt trực tiếp từ máy sấy tóc trong vài tuần đầu tiên. Không sử dụng bất kỳ loại kem dưỡng da, thuốc mỡ hoặc các sản phẩm khác vào vết thương và tránh thuốc nhuộm tóc cho đến 12 tuần. Sau đấy, bạn cần liên hệ với bác sĩ để biết khi nào có thể cắt chỉ. Bạn sẽ cần tới gặp một nhân viên y tế có dụng cụ cắt chỉ vô khuẩn để cắt chỉ.

Các hoạt động thể chất

Bạn thường hỏi: Tôi có thể làm được những gì sau mổ? Câu hỏi này khó để trả lời vì nó phụ thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn đã trải qua và mức độ hồi phục sau mổ của bạn.

Bạn có thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi đôi chút cho đến 6 tuần sau phẫu thuật. Đây là diễn biến bình thường của quá trình lành bệnh. Bạn sẽ thấy khỏe hơn một chút mỗi ngày.

Chăm sóc hướng dẫn vận động cho bệnh nhân Lào sau mổ u não

Nhân viên điều dưỡng sẽ nói chuyện với bạn về tầm quan trọng của việc tập vận động thường xuyên để giúp máu lưu thông ở chân và giảm nguy cơ đông máu. Một việc cũng quan trọng cần dành thời gian luyện tập là tập hít thở sâu để giảm nguy cơ viêm phổi, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật.

Chúng tôi đưa ra những lời khuyên đối với người bệnh sau khi phẫu thuật sọ não, cần phải:

- Tăng mức độ hoạt động của bạn từ từ.

- Nếu bạn cảm thấy đau đầu nhẹ hoặc mệt mỏi sau khi hoạt động, hãy nghỉ ngơi và giảm bớt số lượng hoạt động mà bạn đang làm. Bạn cũng cần rèn luyện để thích nghi với việc hoạt động chậm hơn.

- Không được lái xe cho đến khi bạn được bác sĩ cho phép.

- Bạn có thể tiếp tục hoạt động tình dục nếu bạn cảm thấy thoải mái, có ham muốn.

- Tránh mọi hoạt động khiến bạn nín thở và nâng đẩy, ví dụ: nâng hoặc di chuyển các vật nặng, rặn lâu trong quá trình đi đại tiện.

- Nhớ nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Lắng nghe cơ thể của bạn và tránh quá sức. Bạn có thể giúp chăm sóc trẻ em, việc nhà, mua sắm hay chuẩn bị bữa ăn.

Bệnh nhân sau phẫu thuật u não hoạt động sinh hoạt bình thường (NNNB cung cấp)

Một số triệu chứng cần theo dõi sau phẫu thuật sọ não

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đến khám lại:

- Cảm thấy không khỏe

- Buồn ngủ, ngủ nhiều

- Đi lại khó khăn, yếu ở chân, tay hoặc mặt.

- Hay nhầm lẫn hoặc các rối loạn về trí nhớ.

- Nhìn đôi hoặc mờ mắt.

- Cứng cổ.

- Sốt.

- Sợ ánh sáng.

- Nhức đầu dữ dội.

- Nôn liên tục hoặc cảm thấy mệt mỏi sau những ngày cảm thấy khỏe khoắn.

- Vết mổ của bạn có dấu hiệu đỏ, sưng, hoặc chảy bất kỳ dịch nào từ vết mổ hoặc cảm thấy nóng khi sờ vào vết mổ.

- Ho có đờm màu vàng hoặc xanh

- Đau, sưng hoặc đỏ ở bắp chân hoặc đùi của bạn

- Bất kỳ dấu hiệu nào của cơn co giật hoặc co giật, chẳng hạn như co giật ở mặt, ở tay chân, cử động hoặc tê và ngứa ran ở một vị trí hoặc một số vị trí trên cơ thể bạn.

  Nhiều bệnh nhân u não lớn, chấn thương sọ não nặng, nguy hiểm được phẫu thuật và điều trị, đều đạt kết quả tốt tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện TWQĐ 108. Vấn đề an toàn trong điều trị luôn được duy trì, đặt lên hàng đầu, thường xuyên không có tai biến, tai nạn trong phẫu thuật, điều trị. Trong những năm qua, công tác thu dung điều trị bệnh nhân luôn được duy trì tốt, thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật chuyên khoa. Bệnh nhân được khám, làm chẩn đoán sớm, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, luân chuyển hợp lý. Số lượng các ca phẫu thuật sọ não tăng lên theo từng năm (năm 2017: 278 ca, năm 2019: 345 ca).

Với bàn tay và khối óc, với tinh thần hết lòng vì người bệnh, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu triển khai các kỹ thuật mới, khó để thực hiện và làm chủ trong điều trị các mặt bệnh phức tạp, đặc biệt là phẫu thuật sọ não.

Mọi thông tin liên lạc: Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện TWQĐ 108

Số điện thoại: 02462784105

Thực hiện: TS. Nguyễn Khắc Hiếu – Bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện TWQĐ 108.

Lan Hương – Truyền thông Bệnh viện.

Video liên quan

Chủ đề