Ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV giữa nam và nữ như thế nào

Hậu quả tiềm ẩn của việc tiếp xúc với HIV đã thúc đẩy sự phát triển của các chính sách và thủ tục, đặc biệt là điều trị dự phòng, để giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Điều trị dự phòng được chỉ định sau

  • Thương tích xuyên thấu liên quan đến máu nhiễm HIV (thường là kim tiêm)

  • Tiếp xúc nhiều màng nhầy (mắt hoặc miệng) với các dịch cơ thể bị nhiễm bệnh như tinh dịch, chất dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể có chứa máu (ví dụ, dịch ối)

Các chất dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu, nước mắt, tiết nước mũi, ói mửa, hoặc mồ hôi không được coi là có khả năng lây nhiễm trừ khi chúng có máu rõ rệt.

Sau khi tiếp xúc với máu, khu vực tiếp xúc cần được làm sạch ngay bằng xà phòng và nước để tiếp xúc với da và có chất sát khuẩn cho vết thương đâm thủng. Nếu niêm mạc phơi nhiễm, cần rửa bằng một lượng lớn nước.

  • Thời gian kể từ khi phơi nhiễm

  • Thông tin lâm sàng (bao gồm các yếu tố nguy cơ và các xét nghiệm huyết thanh học đối với HIV) về bệnh nhân nguồn cho việc tiếp xúc và người tiếp xúc

Loại phơi nhiễm được định nghĩa bởi

  • Cho dù phơi nhiễm có liên quan đến vết thương thâm nhập (ví dụ, kim chích, cắt bằng vật sắc nhọn) và tổn thương sâu như thế nào

  • Cho dù chất lỏng có tiếp xúc với da không nguyên vẹn (ví dụ như nứt da hay khô ) hoặc niêm mạc

Nguy cơ lây nhiễm khoảng 0,3% (1: 300) sau khi phơi nhiễm qua da điển hình và khoảng 0,09% (1: 1100) sau khi tiếp xúc với niêm mạc. Những rủi ro này khác nhau tuỳ vào lượng HIV truyền cho người bị thương; số lượng HIV lây truyền bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tải lượng virus của nguồn và loại kim tiêm (ví dụ, rỗng hoặc dạng đặc). Tuy nhiên, những yếu tố này không còn được tính đến trong các khuyến cáo về PEP.

Mục tiêu là bắt đầu PEP ngay sau khi tiếp xúc càng sớm càng tốt nếu phòng ngừa được bảo đảm. CDC khuyến cáo nên cung cấp PEP trong vòng 24 đến 36 giờ sau khi tiếp xúc; khoảng cách dài hơn sau khi phơi nhiễm đòi hỏi sự tư vấn của chuyên gia.

Việc sử dụng PEP được xác định bởi nguy cơ lây nhiễm; hướng dẫn đề nghị điều trị kháng retrovirus với ≥ 3 loại thuốc kháng retrovirus. Các loại thuốc nên được lựa chọn cẩn thận để giảm thiểu tác dụng phụ và cung cấp một kế hoạch dùng thuốc thuận tiện và do đó khuyến khích tuân thủ đầy đủ. Phác đồ ưu tiên bao gồm phối hợp 2 NRTIs và thêm một hoặc nhiều thuốc (ví dụ 2 NRTIs cộng với một chất ức chế integrase, PI, hoặc một NNRTI); thuốc được cho trong 28 ngày. Nevirapine được tránh được vì có trường hợp viêm gan nặng. Mặc dù bằng chứng không phải là kết luận, ZDV một mình có thể làm giảm nguy cơ lây truyền sau khi bị thương bằng kim chích khoảng 80%. Để có các khuyến nghị chi tiết, xem CDC's Updated Guidelines for Antiretroviral Postexposure Prophylaxis After Sexual, Injection Drug Use, or Other Nonoccupational Exposure to HIV—United States, 2016.

Nếu virus của nguồn được biết hoặc nghi là có khả năng kháng 1 loại thuốc, cần có sự tư vấn một chuyên gia về liệu pháp kháng retrovirus và HIV Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng không nên trì hoãn PEP trong khi chờ đợi các chuyên gia tư vấn hoặc xét nghiệm tính nhạy cảm với thuốc. Ngoài ra, các bác sỹ lâm sàng nên đánh giá ngay lập tức và tư vấn trực tiếp và không chậm trễ theo dõi chăm sóc.

Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đến hết 30/9/2014 và kết quả một số chương trình


Tình hình dịch HIV

Từ  trường  hợp  nhiễm HIV  đầu  tiên  được  phát  hiện  năm  1990 tính đến ngày 30/9/2014, toàn quốc hiện có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617) và tính từ đầu vụ dịch HIV/AIDS đến nay có 70.734 trường hợp người nhiễm HIV/AIDS tử vong.


Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 7 năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.000-14.000 ca mỗi năm. Mặc dù số nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm, nhưng  tổng số người đang nhiễm HIV ngày càng  gia  tăng. Hiện  đã  có  80,3%  số  xã,  phường,  thị  trấn  và  98,9%  số  quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình  thái  dịch  khác  nhau  trên  toàn  quốc  và  vẫn  đang  tập  trung  chủ  yếu  ở  ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy  (NCMT),  nam  quan  hệ  tình  dục  đồng  giới  (MSM)  và  phụ  nữ  bán  dâm (PNBD). Trong thời gian gần đây, bạn tình của người nghiện chích ma túy được coi là quần thể có nguy cơ cao mới, được bổ sung vào các can thiệp dự phòng.


Việc gia tăng các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo, chiếm đến 32,5% các ca nhiễm mới  trong năm 2013, phản ánh sự  lây  truyền HIV  từ nam giới có hành vi nguy cơ cao sang bạn tình.


Tỉ  lệ  hiện  nhiễm HIV  trong  nhóm NCMT  giảm  dần  trong  giai  đoạn  từ năm 2004 đến 2013,  lần đầu  tiên xuống dưới 11%  trong năm 2013 kể  từ năm 1997. Tuy  tỉ  lệ hiện nhiễm  trong nhóm NCMT  đang giảm  dần ở một  số  tỉnh, nhưng ở hầu hết  các  tỉnh thực hiện giám  sát, dịch HIV/AIDS vẫn đang  cao ở mức đ́áng báo động. Theo kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT đặc biệt cao ở các tỉnh Thái Nguyên (34%), Lai Châu (27,7%), Hà Nội (24%), Quảng Ninh (22,4%) và Thành phố Hồ Chí Minh (18,2%).

Đối với nhóm phụ nữ bán dâm  tỉ lệ này  là 2,6%. Tuy nhiên tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD tương đối cao trên 10%, tại Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, và Thành  phố Hồ Chí Minh. Bằng  chứng  cũng  cho  thấy  tỉ  lệ  hiện nhiễm HIV  trong nhóm PNBD đường phố cao hơn so với PNBD nhà hàng, và ước tính có khoảng 3-8% PNBD tiêm chích ma túy. Trong số PNBD tiêm chích ma túy, tỉ lệ hiện nhiễm HIV là 25-30%. 

Trong những năm gần đây, dịch HIV  trong nhóm MSM ngày càng được ghi nhận  rõ hơn. Số  lượng các nghiên cứu và giám sát về hành vi  trong nhóm MSM ngày càng tăng. Số liệu giám sát trọng điểm HIV trong nhóm MSM năm 2013 (ở 8 tỉnh), cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm trung bình là 3,7%. Quan hệ tình dục qua  đường  hậu môn  không  được  bảo  vệ  là  con  đường  lây  truyền HIV  chính trong nhóm MSM. Bên cạnh đó,  tỉ  lệ hiện nhiễm HIV  trong nhóm MSM  tiêm chích ma túy khá cao. Tại 8 tỉnh thực hiện giám sát trọng điểm năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM có tiêm chích ma túy là 6% và nhóm MSM không tiêm chích ma túy là 1,8%. Với số lượng người nghiện chích túy, phụ nữ bán dâm ở các khu vực kh́ác nhau, nên nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm này và số lượng nhiễm HIV ở mỗi khu vực.

Chương trình ARV

Việt Nam bắt đầu triển khai mở rộng điều trị ARV từ năm 2006, cho đến nay có 318 điểm cơ sở điều trị ARV đặt tại cơ sở y tế, 47 điểm điều trị ARV tại các  trại giam và  trung  tâm giáo dục  chữa bệnh và  lao động xã hội. Hiện nay, chương  trình  phòng,  chống HIV/AIDS  đang  triển khai mở  rộng  các  điểm  cấp phát thuốc tại xã phường, đảm bảo tiếp cận tốt hơn cho người nhiễm HIV. Tính đến  30/9/2014,  có  88.800  bệnh  nhân  đang  điều  trị  ARV  (84.375  bệnh  nhân người lớn và 4.425 trẻ em); Số bệnh nhân điều trị ARV hiện nay chiếm khoảng 36%  số nhiễm HIV  có  trong cộng đồng. Việc gia  tăng  số người được điều  trị ARV trong thời gian qua đã làm giảm đ́áng kể số tử vong do AIDS hằng năm, trong  những  năm  2009  số  ca  nhiễm HIV  báo  cáo  tử  vong  hằng  năm  khoảng 7.000- 8.000 ca, đến nay số ca  tử vong báo cáo khoảng 2000-3000 ca  tử vong mỗi năm. 

Tuy nhiên, do  tình  trạng phân biệt đối xử còn phổ biến, bệnh nhân đăng ký điều trị muộn, bệnh nhân sống xa khu vực điều trị, nhiều bệnh nhân là người nghiện  chích ma  túy  nên  di  biến  động  thường  xuyên  đã  ảnh  hưởng  đến  chất lượng điều  trị ARV. Ngoài ra do  tỷ bệnh nhân HIV mắc  lao cao nên  liên quan nhiều đến tình trạng tử vong của bệnh nhân AIDS. Ngoài ra kinh phí cắt giảm đã t́ác  động  đến  các  việc  đảm  bảo  duy  trì  các  xét  nghiệm  thường  quy  cho  bệnh nhân, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng không còn duy trì, nên  t́ác động đến các hoạt động hỗ trợ tuân thủ điều trị của bệnh nhân, cũng như giới thiệu bệnh nhân mới tham gia điều trị.

Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Việc xét nghiệm phát hiện phụ nữ mang thai ở giai đoạn sớm và triển khai điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ con sẽ làm giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con xuống dưới 5%, nhiều địa phương trong thời gian qua như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Th́ái Nguyên không có trẻ nhiễm HIV sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai đồng bộ trong nhiều năm qua, tháng 6 hằng năm đều  triển khai  tháng chiến dịch  lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhiều huyện trọng điểm về HIV được triển khai xét nghiệm  sàng  lọc HIV  cho  phụ  nữ mang  thai  tại  tuyến  xã  phường. Do  đó  xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai đã tăng từ 36,7% năm 2011 lên 49,7% trong năm  2013. Trong  năm 2013,  trong  tổng  số  ước  tính  2.981  phụ  nữ mang  thai được  chẩn đoán dương  t́ính với HIV, có 1.664 bà mẹ và 1.770  trẻ  sơ  sinh đã được điều trị dự phòng bằng ARV. Ước tính tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt 57%. Số trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV bị nhiễm HIV đã giảm đ́áng kể trong những năm vừa qua.

Trích báo cáo của Bộ Y Tế

Nếu muốn biết: Làm thế nào để sống khỏe mạnh bình thường 30 năm sau khi bị nhiễm HIV kể cả đã ở giai đoạn AIDS hãy tham khảo: 

BÍ QUYẾT ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS

Nếu muốn biết: Cách nhanh nhất giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh về xét nghiệm HIV mãi mãi và điều trị phơi nhiễm HIV như thế nào hãy tham khảo: 

//bacsi.bacsisaigon.com/xet-nghiem-va-dieu-tri-phoi-nhiem-hiv/

Video liên quan

Chủ đề