Oô ăn quan gồm 2 quan và bao nhiêu quân năm 2024

Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em, Việt Nam. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi trở lên thường là từ 2 đến 3 người và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.

Nguồn gốc

Tuy xuất hiện rất lâu đời nhưng kì thực nguồn gốc xuất xứ của nó lại cách Việt Nam khá xa, cụ thể là Châu Phi. Trò chơi xuất phát từ Bờ Biển Ngà, Nigeria sau trở nên phổ biến ở châu Phi. Tại Châu Phi ô ăn quan được “khai sinh” với cái tên là Awale(nghĩa là túi hạt), tên ô ăn quan cũng xuất phát từ phiên âm của từ này.

Hiện chưa rõ nguồn gốc cũng như thời điểm bắt đầu nhưng chắc chắn rằng Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.

Chuẩn bị trò chơi Chuẩn bị trước khi chơi Bàn chơi: bàn chơi ô ăn quan được vẽ trên một mặt phẳng, có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn 2 ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.
Quân chơi: có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quân chơi quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi, phổ biến nhất là 50.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong 2 ô hình bán nguyệt, mỗi ô 1 quân. Dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau.

Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Luật chơi ô ăn quan

Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân (cờ).

Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược chiều xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp,theo chiều đã chọn.

Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ bị mất lượt số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm.

Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.

Những mẹo chơi ô ăn quan hay

Cần tính toán đường đi Đây là game giúp người chơi rèn luyện được trí tuệ. Người muốn chơi cờ ô ăn quan giỏi, đầu tiên cần tính toán giỏi. Việc này nghe đơn giản nhưng không hề dễ. Người chơi muốn ăn thật nhiều thì càng cần phải tính toán. Bạn đoán trước được bạn sẽ ăn ô nào và ăn những gì. Hãy chuẩn bị cho từng hướng đi và lựa chọn hướng đi đúng nhất.

Cần quan sát người chơi Đây là game ô ăn quan 2 người. Chính vì thế bạn không chỉ biết mình bạn, mà cần phải quan sát cả đối phương. Khi bạn chạy, bạn không chỉ tính bạn được gì, mà cần xem đối phương sẽ chạy như nào tiếp và sẽ ăn được gì. Điều này cực kì quan trọng. Bởi nếu bạn tính sai, bạn không những không ăn được mà còn tạo điều kiện cho địch ăn nhiều hơn. Chính vì thế người chơi game ô ăn quan cần phải tỉnh táo.

Cần giữ tâm trạng bình tĩnh Đây là một trò chơi nên người chơi nên thoải mái, vui vẻ không được căng thẳng. Bạn cần phải bình tĩnh để tính toán các nước đi. Học hỏi cách đi của những cao thủ, những người chơi giỏi hơn. Mỗi người thường có một quy luật chơi ô ăn quan khác nhau. Thế nên bạn cũng cần phải xây dựng cho mình một lối chơi đúng đắn nhất, dễ dàng nhất.

Trò chơi ô ăn quan gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ người Việt Nam . Trò chơi đã là một phần không thể thiếu của văn hóa tinh thần người Việt . Ô ăn quan được khai thác rất nhiều trong thơ ca và hội họa .

Ô ăn quan - Tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

Đồng dao

Hàng trầu hàng cau Là hàng con gái Hàng bánh hàng trái Là hàng bà già Hàng hương hàng hoa Là hàng cúng Phật.

Ô ăn quan là một game giúp bạn giảm tải căng thẳng. Bạn cũng rèn luyện được tư duy nhanh nhạy, đầu óc tính toán. Khi bạn chơi có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ không cần suy nghĩ mà đánh rất nhanh, dứt khoát. Ô ăn quan là một trò chơi dễ nếu bạn biết cách chơi và chăm chỉ rèn luyện.

Ô ăn quan có bao nhiêu người chơi?

Ô ăn quan.

Ô ăn quan được lấy cảm hứng từ đầu?

Ô ăn quan lấy cảm hứng từ những cách đồng lúa nước. Ô ăn quan đã từng được phổ biến khắp ba miền BẮC-TRUNG-NAM nhưng từ từ bị quên lãng và rất ít trẻ em hay người lớn nào nắm chính xác luật chơi và cách tính điểm trò chơi này.

Mancala là gì?

Mancala là tên gọi chung của một gia đình trò chơi bảng chiến lược theo lượt hai người chơi với những viên đá nhỏ, hạt đậu, hoặc hạt và hàng lỗ hoặc hố trên trái đất, một tấm ván hoặc bề mặt chơi khác. Mục tiêu thường là nắm bắt tất cả hoặc một số bộ quân cờ của đối thủ.

Ô ăn quan tên gọi khác là gì?

Ô ăn quan hay còn gọi là Ăn quan là một trò chơi dễ chơi, mộc mạc mang tính trí tuệ, đậm chất dân gian quen thuộc của trẻ em Việt Nam từ xa xưa. Cùng với các trò chơi dân gian khác như bắt trạch trong chum, nhẩy bao bố…, trò chơi ô ăn quan tại Bảo tàng Hải Dương được các bạn trẻ tham gia một cách nhiệt tình và sôi nổi.

Chủ đề