Packaging la gì

Đóng gói hàng hoá – hay packaging gần như là một khâu không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào, bất kể bạn là doanh nghiệp hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.

Bất kể một sản phẩm, mặt hàng nào, trước khi vận chuyển đều cần được bao bì, đóng gói cẩn thận, không chỉ để đảm bảo độ an toàn đến mức tối đa, tránh tình trạng thất thoát, hư hỏng hay bị ảnh hưởng bởi tác động môi trường, mà còn để tăng độ nhận diện của thương hiệu đó trong mắt người nhận.

Với bài viết sau đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu rõ hơn về các lưu ý, quy định đóng gói hàng hóa của một số hàng hoá, để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy cách đóng gói phù hợp với ngành nghề, sản phẩm của mình.

Quy định khi đóng gói hàng hoá

Một số quy định về quy cách đóng gói hàng hoá hiện nay bao gồm:

Đóng gói đơn vị:

Phương cách này phù hợp dành cho đối tượng người mua hàng hoá. Bao bì yêu cầu phải sử dụng được trong thời gian dài, kèm theo mã vạch nhằm phục vụ cho việc thanh toán thuận tiện hơn.

Đóng gói theo nhóm nhỏ:

Hay còn được biết đến với 1 tên gọi khác là Bulking Packaging. Cách thức này cực phù hợp với những người mua hàng là nhà phân phối, kênh bán lẻ hàng hoá, và thường được gói ghém trong những thùng carton xếp trên nền pallet.

Đóng gói theo nhóm lớn:

Group Packaging rất thích hợp cho đối tượng người nhận là doanh nghiệp, nhà phân phối số lượng lớn. Những kiện hàng đóng gói theo nhóm lớn phải được gắn mã SSCC (Serial Shipping Container Code) nhằm xác định rõ số lượng lô hàng, HSD và số thứ tự.

Đóng gói hàng kho:

Theo quy cách đóng gói hàng kho (warehouse packaging), kích thước bao bì cần giống với kích thước của từng vị trí. Lưu ý, cần cẩn thận trong việc bảo quản để hàng hoá không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường.

Đóng gói bao bì vận chuyển:

Cần đóng gói theo đúng chuẩn về các chỉ tiêu bao bì, đồng thời lưu ý để đưa ra hướng xử lý các phát sinh trong quá trình giao nhận.

Packaging la gì

Đóng gói hàng hoá theo quy cách đóng hàng kho

Đóng gói thực phẩm

→ Áp dụng với các loại hàng hoá: Đồ khô, hải sản mực, cá, bánh kẹo,…

Nếu bạn là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này, bạn có thể áp dụng 2 dạng quy cách đóng gói hàng hóa như sau:

  • Bao bì kín: Ứng dụng tốt đối với các sản phẩm cần thời gian di chuyển dài và bảo quản lâu. Cần bọc toàn bộ sản phẩm một cách kín kẽ, tránh để yếu tố môi trường, thời tiết, độ ẩm gây hư hỏng cho sản phẩm.
  • Bao bì hở: Thích hợp cho các sản phẩm ăn liền, sử dụng ngay, không đòi hỏi bảo quản lâu. Đơn giản người cung cấp chỉ cần đóng gói, sắp xếp các sản phẩm cẩn thận trong 1 thùng carton là được.

Đóng gói đồ may mặc, ga nệm,…

→ Áp dụng với các loại hàng hoá: túi xách, chăn đệm, quần áo,…

Đối với những sản phẩm còn trong hộp của nhà sản xuất, bạn hãy bọc thêm túi nilon bên ngoài và sử dụng băng keo để niêm phong túi lại.

Còn với các sản phẩm không có hộp, chẳng hạn quần áo, bạn cần gấp gọn gàng và bọc lại bằng bọc khí hoặc túi nilon. Với giày dép hoặc túi xách, một chiếc hộp carton sẽ là lựa chọn tốt để bảo vệ form dáng của sản phẩm.

Đóng gói thiết bị điện tử, đồ công nghệ

→ Áp dụng với các loại hàng hoá: máy in, máy tính xách tay, điện thoại,…

Loại hàng hoá này đòi hỏi bạn phải bọc quanh sản phẩm vài lớp đệm xốp bọt khí, tiếp theo sau đó là bọc nilon nổ, và cuối cùng là đóng gói bên trong 1 thùng carton 3-5 lớp để tránh va chạm.

Đối với một số mặt hàng có giá trị cao hơn, hoặc tùy theo yêu cầu của người nhận, các doanh nghiệp, người bán có thể đóng gói sản phẩm trong thùng gỗ để bảo vệ sản phẩm tốt hơn.

Đóng gói mỹ phẩm

→ Áp dụng với các loại hàng hoá: mỹ phẩm (son, phấn,…), sản phẩm chăm sóc cơ thể, chăm sóc da, chăm sóc tóc,… các loại hóa chất khác.

Bởi theo phân loại hàng hoá, đây đều là những mặt hàng, sản phẩm chứa chất lỏng, cần niêm phong nắp lọ, chai để tránh chất lỏng chảy ra ngoài. Bạn có thể niêm phong bằng tem, nhãn hoặc băng dính, thậm chí là bọc lại bằng những tấm xốp mỏng hay vải.

Sẽ tốt hợp nếu các sản phẩm được xếp trong những thùng carton có vách ngăn hoặc khay định hình. Trong trường hợp bạn không có công cụ để định hình, có thể chèn thêm những vật liệu như bọc khí, mút, xốp,… để bảo vệ hàng hóa.

Đặc biệt đối với các loại chất lỏng nguy hại, được xếp vào vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn về đóng và vận chuyển hàng hóa, trong đó có bảng phân loại hóa chất MSDS, các phương pháp xử lý khi xảy ra sai sót,… để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển tốt nhất.

Đóng gói văn phòng phẩm

→ Áp dụng với các loại hàng hoá: sách, tạp chí, tranh vẽ, bản đồ,…

Vấn đề lớn nhất của loại mặt hàng này chính là tác động rách, thấm nước trong quá trình vận chuyển, hoặc các tác động của môi trường.

Cách đóng gói hiệu quả nhất là cuộn tròn, cho vào ống nhựa hoặc sử dụng các cặp tài liệu. Để tăng hiệu quả bảo vệ, các sản phẩm cũng nên được bọc nilon để tránh va chạm, gây trầy xước trước khi đặt vào thùng, hộp carton.

Đóng gói đồ gia dụng

→ Áp dụng với các loại hàng hoá: tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện,…

Những mặt hàng này thường có kích thước và trọng lượng khá lớn. Khi đóng gói, cần kèm thêm xốp hoặc giấy bóng khí ở các mặt, góc của sản phẩm trước khi đặt vào thùng carton bên ngoài để tránh va chạm, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt sản phẩm, gây hư hỏng, trầy xước không đáng có.

Một lưu ý khó, đó là thùng carton sử dụng bên ngoài nên là thùng 3-5 lớp để đảm bảo ít rủi ro và an toàn tuyệt đối khi vận chuyển.

Đóng gói hàng hóa dễ vỡ

Packaging la gì

Hàng dễ vỡ cần bảo vệ tối đa

→ Áp dụng với các loại hàng hoá: tượng điêu khắc, đồ gốm mỹ nghệ, mặt kính, đồ thuỷ tinh,…

Đây là những mặt hàng vô cùng dễ vỡ, nên khi đóng gói, bạn cần bọc hàng chắc chắn bằng giấy gói hoặc các loại vật liệu như bọc khí, bìa, xốp,… sau đó đóng hàng trong thùng carton 5 lớp nhằm đảm bảo sự chắc chắn.

Ở bên ngoài thùng carton bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ cũng nên ghi rõ các ký hiệu cảnh báo để người vận chuyển cẩn thận hơn.

Đóng gói máy móc, hàng siêu trọng

→ Áp dụng với các loại hàng hoá: máy móc công trình, các thiết bị siêu trường siêu trọng.

Các sản phẩm này có thể đóng gói bằng nilon hoặc hút chân không nếu vận chuyển thông qua đường biển. Đặc biệt là có thể sử dụng pallet gỗ để gỡ hàng, cũng như đóng thùng hàng một cách an toàn hơn.

Xem thêm: C/O là gì? Nguồn gốc hàng hóa

Một số lưu ý khác

Ngoài những quy định bạn cần nắm cũng như các hướng dẫn trên, tổng kết lại, chúng ta có 5 yếu tố cần phải lưu ý bao gồm:

1.Cần đảm bảo tính chính xác trong khâu bao bì, đóng gói theo quy định của từng loại hình vận chuyển.

2.Chèn thêm các vật liệu để đảm bảo độ bền, độ dẻo dai của sản phẩm, tránh va chạm, đổ vỡ trong quá trình vận chuyển.

3.Kích thước tuân thủ theo quy định, nhằm thuận tiện hơn cho việc lưu kho bãi, container hay pallet.

4.Cần có các ký hiệu rõ ràng về sản phẩm trên thùng, trên bao bì đóng gói, để thông báo cho người thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, bốc dỡ trở nên an toàn, dễ dàng hơn.

5.Bao bì cần đảm bảo không có mùi và có khả năng bảo vệ hàng hóa chắc chắn.

Packaging la gì

Lưu ý khác khi đóng gói hàng hóa

Kết luận

Với những quy định, quy cách, hướng dẫn và lưu ý mà chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thông qua những chia sẻ trên, mình hy vọng đã có thể cung cấp thêm cho bạn những thông tin mang giá trị hữu ích, giúp bạn có thể sắp xếp, đóng gói và vận chuyển hàng hoá trong ngành nghề của mình một cách chuẩn xác, ít rủi ro nhất.

Nếu bạn có những thắc mắc mà trong giới hạn bài viết trên chưa thể tỏ tường, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn thêm về những thông tin bạn quan tâm nhé! Chúc bạn thành công.