Pci năm 2022 có báo nhiều chỉ tiêu đánh giá

DN vẫn phải trả chi phí không chính thức

Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, là: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất; tính minh bạch; chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (DN); đào tạo lao động; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Năm 2020, mặc dù tăng về thứ bậc trên bảng xếp hạng chỉ số PCI song điểm số PCI của Bắc Giang chỉ cao hơn điểm trung vị của cả nước 0,44 điểm. Trong các chỉ số trên, có 5 chỉ số thành phần giảm điểm; 3 chỉ số tăng điểm nhẹ; 2 chỉ số gồm: Chi phí thời gian và cạnh tranh bình đẳng đạt mục tiêu đề ra.

Pci năm 2022 có báo nhiều chỉ tiêu đánh giá

Hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang LGG ( Lạng Giang).

Đáng chú ý, chỉ số tính minh bạch đạt 5,39 điểm, giảm 1,46 điểm so với năm ngoái và xếp 52/63 tỉnh, TP (giảm 36 bậc so với năm 2019), đây là thứ hạng thấp nhất của chỉ số này trong 10 năm qua. Sự sụt giảm chỉ số này là bước lùi trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh cũng như chỉ số PCI của tỉnh.

Tính minh bạch gồm 12 chỉ tiêu thành phần được nhận định là một trong 3 chỉ số có tác động lớn nhất tới sự phát triển của nền kinh tế tư nhân và có trọng số cao trong tính điểm PCI.

Chỉ tiêu thành phần của tính minh bạch như: Công bằng trong tiếp cận thông tin có xu hướng xấu đi; đặc biệt tỷ lệ DN nhận định rằng thỏa thuận khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là quan trọng tăng mạnh, từ 51% (2019) lên 62% năm 2020; vai trò của Hiệp hội DN trong xây dựng chính sách giảm mạnh liên tục trong 2 năm 2019-2020; tỷ lệ DN truy cập vào website của tỉnh giảm mạnh từ 87% (2019) xuống 38% năm 2020, đứng cuối các tỉnh, TP.

Năm 2020, mặc dù tăng về thứ bậc trên bảng xếp hạng chỉ số PCI song điểm số PCI của Bắc Giang chỉ cao hơn điểm trung vị của cả nước 0,44 điểm.

Bên cạnh đó, chi phí không chính thức năm 2020 đạt 6,47 điểm, tăng 0,42 điểm so với năm trước nhưng thứ hạng không đổi, xếp 38/63 tỉnh, TP.

Tình trạng DN phải trả chi phí không chính thức ở Bắc Giang vẫn diễn ra phổ biến. Có tới 56% phản ánh tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho DN là phổ biến và có 8% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức. Hơn nữa, 55% DN cho rằng công việc chưa đạt kết quả như mong đợi dù đã trả chi phí không chính thức; 45% DN có chi trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính đất đai.

Phân tích, làm rõ nguyên nhân tăng, giảm điểm

Đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), chỉ số PCI vẫn còn nhiều chỉ số đạt thấp là do các cơ quan, đơn vị được giao đầu mối, chủ trì thực hiện một số chỉ tiêu chưa thể hiện được vai trò của mình. Ví như, Cục Thuế tỉnh được giao thực hiện chỉ tiêu thỏa thuận khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng phải đạt dưới 45% song chỉ tiêu này năm 2020 vẫn đạt 62,37%.

Hay như, Sở Thông tin và Truyền thông được giao chỉ tiêu tỷ lệ DN truy cập vào wibsite của tỉnh đạt hơn 90% song tỷ lệ này mới đạt 38,46%. Chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất đạt 6,03 điểm, giảm 0,54 điểm so với năm trước, xếp thứ 45/63 tỉnh, TP, là năm có thứ hạng thấp nhất trong 5 năm qua. Đầu mối thực hiện chỉ tiêu này là Sở Tài nguyên và Môi trường nhưng 9/11 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra.

Pci năm 2022 có báo nhiều chỉ tiêu đánh giá

Dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần Thể thao Ba Sao, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang).

Việc đối thoại giữa cơ quan nhà nước với các DN, nhà đầu tư chưa thường xuyên, liên tục và đạt hiệu quả cao. Vẫn còn tình trạng trên nóng, dưới lạnh của một số cơ quan, đơn vị trong quá trình giải quyết công việc, tháo gỡ khó khăn cho DN, nhà đầu tư. Tình trạng tham nhũng vặt giảm song còn ở mức cao...

Ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT nhận định, trong bối cảnh xu hướng chung giảm điểm thời gian qua, các tỉnh dẫn đầu vẫn tiếp tục bứt phá tăng điểm, điều này cho thấy dư địa cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn rất lớn. Do đó, thời gian tới, tỉnh cần quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, nếu không các tỉnh phía sau có thể nhanh chóng vượt qua và Bắc Giang khó có thể giữ vững hay tăng thứ hạng.

Ngoài ra, với định hướng tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ trong thời gian tới, các tỉnh vùng Thủ đô (ngoại trừ Hà Nội) là những địa phương cạnh tranh chính của Bắc Giang trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ. Để tránh trở thành vùng trũng về môi trường kinh doanh, tỉnh cần nhanh chóng cải thiện chỉ số PCI cũng như môi trường kinh doanh.

Trước mắt, Sở KH&ĐT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị sớm đánh giá, phân tích làm rõ các nguyên nhân tăng, giảm điểm ở một số chỉ số, chỉ tiêu thành phần được giao phụ trách; xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan. Trong tháng 5, tổ chức hội nghị phân tích các chỉ số thành phần PCI năm 2020, giải pháp nâng cao chỉ số PCI năm 2021.

Bài, ảnh: Trịnh Lan
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương: Nâng hạng chỉ số PCI - cuộc đua vượt qua chính mình
(BGĐT)-Ngày 15/4, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020. Bắc Giang đạt 63,98 điểm, xếp thứ 27/63 tỉnh, TP, tăng 13 bậc so với năm trước và đây cũng là năm tỉnh có thứ hạng cao nhất kể từ năm 2016 đến nay.
Pci năm 2022 có báo nhiều chỉ tiêu đánh giá
Xếp hạng PCI: Thúc đẩy hành động thực chất của chính quyền các tỉnh, thành phố
Sáng 15/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020 (PCI 2020) dựa trên khảo sát gần 12.300 doanh nghiệp (hơn 10.700 doanh nghiệp tư nhân và 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI).
Pci năm 2022 có báo nhiều chỉ tiêu đánh giá
Bắc Giang tăng 13 bậc trên bảng xếp hạng PCI
(BGĐT)-Ngày 15/4, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020.
Pci năm 2022 có báo nhiều chỉ tiêu đánh giá
Nâng hạng PCI: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn
(BGĐT) - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đánh giá về năng lực, môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và những nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền cấp tỉnh, TP của Việt Nam.