Phân tích ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến phát triển và phân bố công nghiệp

I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP

1. Vai trò

Công ngiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:

- Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.

- Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.

- Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.

- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng.

- Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước.

2. Đặc điểm

a) Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn

- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động $ \longrightarrow$ Nguyên liệu.

- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu $ \longrightarrow$ Tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

- Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.

b) Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ

- Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.

c) Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng

- Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B).

+ Công nghiệp nặng (nhóm A): sản phẩm phục vụ cho sản xuất.

+ Công nghiệp nhẹ (nhóm B): sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

1. Vị trí địa lí

- Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị... $ \longrightarrow$ lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.

2. Nhân tố tự nhiên

Đây là nhân tố quan trọng, góp phần tạo nên thuận lợi hoặc gây khó khăn cản trở cho sự phát triển công nghiệp.

- Khoáng sản: Chi phối tới quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

- Khí hậu và nước: vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp.

- Đất, rừng, biển:

+ Đất: tạo mặt bằng để xây dựng xí nghiệp.

+ Rừng, biển: cung cấp nguyên liệu…

3. Nhân tố kinh tế - xã hội

- Dân cư – lao động: Trình độ lao động cho phép phát triển và phân các ngành công nghiệp phù hợp.

- Tiến bộ khoa học – kĩ thuật: Cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lí; Nâng cao năng suất, chất lượng…

- Thị trường: Tác động tới hướng chuyên môn hóa sản phẩm.

- Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp.

- Đường lối chính sách: định hướng, chỉ đạo chiến lược phát triển.



Page 2

Bài 31. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp

Lý thuyết địa 9 bài 11 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 41.

==>> Địa 9 bài 11 lý thuyết bài tập nâng cao mới nhất

Soạn Địa lí 9 Bài 11 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây Với Mobitool nhé.

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp:

– Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

– Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Khoáng sản phong phú: nhiên liệu (than, dầu khí), kim loại (sắt, thiếc..), phi kim loại (apaatit. pirit), vật liệu xây dựng (sét, đá vôi) thuận lợi phát triển công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng.

+ Nguồn thủy năng có trữ lượng lớn → phát triển thủy điện.

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật thuận lợi cho sự phát triển nông – lâm – ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

⇒ Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.

+ Trung du miền núi Bắc Bộ nổi bật với công nghiệp khai khoáng, năng lượng…

+ Đông Nam Bộ khai thác dầu khí.

Các nhân tố kinh tế – xã hội quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

a. Dân cư và lao động

– Dân số đông → thị trường tiêu thụ lớn; thu nhập tăng và chất luợng cuộc sống được nâng cao nên → sức mua đang tăng lên.

– Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật → Điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

b. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

+ Trình độ công nghệ còn thấp.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.

– Cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu chính, điện năng đang từng bước được cải thiện.

c. Chính sách phát triển công nghiệp

– Thay đổi qua các thời kì lịch sử, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

– Hiện nay, gắn liền với kinh tế nhiều thành phần, thu hút đầu tư trong và ngoài nước; khuyến khích đầu tư nước ngoài; đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại.

d. Thị trường

  • Thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.
  • Nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng.

Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội (được nêu trong bài) tương ứng vào các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Lời giải:

Phân tích ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến phát triển và phân bố công nghiệp

– Các yếu tố đầu vào:

+ Nguyên, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,… từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).

+ Lao động.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật.

– Các yếu tố đầu ra:

+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp có liên quan).

+ Thị trường ngoài nước.

– Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào, đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Gợi ý đáp án

Ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:

– Tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Ví dụ:

+ Mía cho công nghiệp đường mía

+ Chè, cà phê cho công nghiệp chế biến chè, cà phê

+ Bò thịt, bò sữa cho ngành sản xuất thịt hộp, sữa hộp…

+ Cá, tôm… cho công nghiệp chế biến thủy sản.

– Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.

Phân tích ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến phát triển và phân bố công nghiệp
Chọn đáp án đúng nhất (Địa lý - Lớp 8)

Phân tích ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến phát triển và phân bố công nghiệp

1 trả lời

Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận? (Địa lý - Lớp 6)

2 trả lời

Trình bày đặc điểm khí hậu nước ta (Địa lý - Lớp 8)

1 trả lời

Tỉnh Đăk Lăk có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống (Địa lý - Lớp 5)

2 trả lời