Phân tích giá trị dinh đường của cây vải

Cây vải là loại cây đặc sản của các tỉnh. Đồng bằng sông Hồng, có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại thu nhập đáng kể. Cùi vải chứa đường, vitamin B1, B2, PP, chất khoáng Ca, P, Fe…

1. Đặc điểm thực vật

Cây vải được trồng bằng hạt, cành chiết hoặc ghép. Rễ cây vải trồng bằng cành chiết thường ăn nông, tập trung ở độ sâu từ 0 – 60cm và phát triển gấp từ 1,5 – 2 lần tán cây. Với các cây trồng bằng hạt, rễ ăn sâu đến 1,6m.

Trên cây có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa đực và hoa cái không nở cùng một lúc. Khi ra hoa, gặp thời tiết ấm, nắng, khô, ít mây mù hoặc mưa phùn thì tỉ lệ đậu quả sẽ cao.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

a) Nhiệt độ thích hợp: 24 – 290C. Trong năm (tháng 1, 2) cần có nhiệt độ thấp để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ thích cho việc ra hoa, thụ phấn, thụ tinh là 180C – 240C.

b) Lượng mưa tối thiểu trong năm là 1250mm. Độ ẩm không khí từ 80 – 90%, chịu được hạn nhưng chịu úng kém.

c) Ánh sáng: Nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự hình thành hoa.

d) Đất: Cây vải có thể trồng trên đất phù sa, đất đồi… nhưng thích hợp là đất phù sa, có tầng đất dày, độ pH từ 6 – 6,5.

1. Một số giống vải

Hiên nay đang có 3 giống vải chính: vải chua, vải thiều và giống lai giữa vải chua và thiều. Trong ba giống trên thì giống vải thiều có chất lượng tốt hơn đang được phát triển mạnh.

2. Nhân giống cây

Phương pháp phổ biến là phương pháp chiết và ghép cành và ghép mắt.

a) Chiết cành: Ngoài kĩ thuật chung đã nêu ở trên, cần lưu ý một số điểm sau:

- Chọn cành chiết có đường kính từ 0,5 – 1,5cm, dài từ 40 – 60cm trên cây mẹ đã cho quả liên tục nhiều năm, phẩm chất tốt.

- Sau khi chiết từ 30 – 60 ngày, rễ chuyển sang màu vàng nâu thì cắt cành chiết rồi giẫm vào vườn ươm với khoảng cách 20cm x 20cm hoặc 30cm x 30cm. Tưới nước thường xuyên và làm giàn che nắng.

b) Ghép

Tạo gốc ghép bằng cách gieo hạt vải chua trong vườn ươm. Tiến hành chăm sóc đầy đủ cho cây phát triển, khi cây có đường kính 1cm thì bắt đầu ghép.

Có thể sử dụng các phương pháp để ghép vải như ghép áp, ghép đoan cành, ghép chè bên, ghép nêm, ghép mắt cửa sổ.

3. Trồng cây

a) Thời vụ

Thường trồng từ tháng 2 – 4 (vụ xuân), tháng 8 – 9 (vụ thu) ở các tỉnh phía Bắc.

b) Khoảng cách trồng

Loại đất Khoảng cách (m) Mật độ (cây/ha)
Đất đồng bằng 9 x 10; 10 x 10 100 – 110
Đất đồi 7 x 8; 8 x 8 150 - 180

c) Đào hố bón phân lót: Tiến hành đào hố, bón phân lót trước khi trồng 1 tháng như đối với cây nhân.

Loại đất Kích thước (cm) Khối lượng phân bón (kg/hố)
Sâu Rộng Hữu cơ Lân (P) Kali (K)
Đất đồng bằng 40 80 20 - 30 0.5 0.5
Đất đồi 60 – 80 100 30 – 40 0.6 0.6

4. Chăm sóc

a) Làm cỏ, vun xới kết hợp trồng cây xen với các cây họ Đậu.

b) Bón phân thúc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vào thời kì xuất hiện mầm hoa, có quả non và sau khi thu hoạch.

c) Tưới nước thường xuyên cho cây phát triển. Trước khi cây ra hoa, hạn chế tưới nước để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa.

d) Tạo hình sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành nhỏ.

e) Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ các loại sâu, bệnh phá hại vải giống như ở cây nhãn.

1. Thu hoạch: Khi vỏ màu xanh vàng chuyển sang màu hồng hoặc đỏ thẫm là thu hoạch được.

Bẻ từng chùm quả, không kèm theo lá vì khoảng cách giữa, các cành quả với phần lá dưới cành quả có các mầm ngủ

2. Bảo quản: Quả được hái xuống để nơi râm mát sau đó cho vào sọt, hộp cát tông rồi đem ngay đến nơi tiêu thụ.

3. Chế biến: Tiến hành sấy vải bằng lò sấy với nhiệt độ 500 – 600C.

bai-9-ky-thuat-trong-cay-vai.jsp

Vải thiều là một loại trái cây được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Bên canh đó, loại quả này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Cùng bTaskee tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và công dụng cần biết của vải thiều nhé!

Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của vải thiều

Nguồn gốc, đặc điểm của vải thiều 

Quả vải được du nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Từ một cây vải nhỏ ở Thanh Hà, hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những vườn vải trĩu quả ở nhiều nơi như Lục Ngạn Bắc Giang, Chí Linh Hải Dương và nhiều địa phương khác.

Phân tích giá trị dinh đường của cây vải
Vải thiều có nguồn gốc từ Thanh Hà

Từ xa xưa, vải thiều vốn là một loại quả quý, được các vua chúa vô cùng yêu thích. Có tích truyền rằng, Dương Quý Phi vì quá yêu thích loại trái này đã ban cho nó cái tên “phi tử tiếu” (Nụ cười quý phi). Sử sách lưu lại, vải thiều “Mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”.

Vải thiều có quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt rất màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Khi cắn vào, thịt quả dày, mọng nước, ngọt tươi ngập trong răng, cảm giác sảng khoái vô cùng. 

Vải thiều thường ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6 vậy nên mùa vải thường chỉ kéo dài 1, 2 tháng, bắt đầu từ tháng 4, tháng 5.. Sau đó chúng thường được vận chuyển vào tiêu thụ tại các vùng miền khác như Sài Gòn, Hà Nội…

Thành phần dinh dưỡng

Tuy có ngoại hình nhỏ bé nhưng trong vải thiều lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Theo USDA, trung bình trong 100g vải thiều chứa:

Phân tích giá trị dinh đường của cây vải
Thành phần dinh dưỡng trong vải thiều
  • Năng lượng: 66kcal
  • Chất đạm: 0.8g
  • Carbohydrate: 16.5g
  • Đường: 15.2g
  • Chất xơ: 1.3g
  • Chất béo: 0.4g

Quả vải thiều có công dụng gì?

Vải thiều là loại trái cây chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của nó.

Phân tích giá trị dinh đường của cây vải
7 công dụng của vải thiều

Chống ung thư

Chiết xuất vải thiều có khả năng chống ung thư. Nó có thể có khả năng ngăn chặn sự phát triển tế bào của các bệnh ung thư khác nhau. Nhưng để kiểm chứng công dụng này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ

Bạn nên ăn ít nhất 1,5 đến 2,5 cốc trái cây mỗi ngày và 2 đến 4 cốc rau. Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh như bệnh tim mạch, đột quỵ và một số loại ung thư.‌ Chất chống oxy hóa trong quả vải giúp cải thiện hệ miễn dịch, làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể và phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch.

Cung cấp Vitamin C

Quả vải là một nguồn cung cấp vitamin C. Người lớn nên bổ sung khoảng 75mg đến 90mg vitamin C mỗi ngày. Một khẩu phần 100 gam vải thiều cung cấp cho bạn 71,5 miligam vitamin C.‌

Cải thiện sức khỏe gan

Phân tích giá trị dinh đường của cây vải
Vải thiều chứa chất bảo vệ tăng cường gan

Vải thiều chứa nhiều chất chống oxy hóa gọi là polyphenol. Những chất này được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để bảo vệ tăng cường gan và tuyến tụy.

Một nghiên cứu năm 2017 được thí nghiệm trên chuột đã xem xét vải thiều và tác động của nó đối với gan. Nghiên cứu cho thấy các hợp chất đa âm trong chiết xuất vải thiều làm tăng khả năng phục hồi tế bào ở các tế bào gan bị tổn thương của chuột và điều trị gan nhiễm mỡ và sẹo gan tốt hơn so với cây kế sữa (silymarin). Cây kế sữa là một phương pháp điều trị chống oxy hóa đầu tiên đối với các triệu chứng viêm gan.

Giảm cân

Phân tích giá trị dinh đường của cây vải
Vải thiều có công dụng giảm mỡ trong cơ thể

Vải thiều có thể giúp bạn giảm mỡ trong cơ thể. Theo một nghiên cứu năm 2009, chiết xuất vải thiều giàu polyphenol làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, vòng bụng và mỡ nội tạng so với giả dược. Mỡ nội tạng là chất béo xung quanh bụng của bạn. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2.

Tuy nhiên, có một điểm lưu ý, không nên ăn quá nhiều vải thiều bởi nó là loại trái cây nhỏ, nếu không cẩn thận ăn nhiều sẽ làm tăng lượng carbs và đường.

Hỗ trợ tiêu hóa

Vải và long nhãn tươi và khô đều có xơ. Chất xơ giúp phân đông và bình thường hóa nhu động ruột. Nó cũng cải thiện sức khỏe tổng thể của ruột. Nó cũng có thể làm giảm cholesterol, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột.

Các chất dinh dưỡng thân thiện với da

Phân tích giá trị dinh đường của cây vải
Các chất dinh dưỡng thân thiện với da có ở trong vải thiều

Vải là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thân thiện với da như thiamin, niacin và đồng. Thiamin giúp chuyển hóa chất béo và protein cho da khỏe mạnh. Niacin làm tăng độ ẩm cho da trong khi với một lượng nhỏ đồng sẽ giúp tăng tốc độ làm liền da.

Lưu ý khi sử dụng vải thiều

Theo nghiên cứu của Viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, vải thiều có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn.

Năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện ra được nguyên nhân của đợt bùng phát dịch bệnh của trẻ em ở Ấn Độ đến từ quả vải. Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng đã ăn những quả vải chưa chín từ một vườn cây ăn quả. Sự kết hợp của một hợp chất trong trái cây có tên là hypoglycin A và lượng đường trong máu thấp đã gây ra các tác động thần kinh cấp tính và thậm chí tử vong.

Những người đang ăn một lượng vải chín điển hình sẽ không sao, nhưng những người đang điều trị bệnh tiểu đường nên thận trọng.

Theo NCBI những người đang dùng các loại thuốc sau đây cũng nên thận trọng vì vải thiều có thể phản ứng với chúng:

  • Thuốc chống đông máu như warfarin hoặc heparin
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel
  • Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen
  • Chất chống ung thư
  • Chống vi-rút
  • Tác nhân tim mạch
  • Chất làm giảm cholesterol hoặc lipid
  • Tác nhân điều hòa miễn dịch
  • Thuốc giảm đau
  • Thảo dược bổ sung như Bạch Quả

Cũng có một số trường hợp hiếm hoi những người có phản ứng dị ứng với quả vải thiều, theo ghi nhận một nghiên cứu cũ của Viện y tế quốc gia Mỹ.

Cách chọn và bảo quản quả vải thiều

Cách chọn vải thiều ngon

Quan sát vỏ bên ngoài

Phân tích giá trị dinh đường của cây vải
Chọn vải thiều ngon bằng việc quan sát vỏ

Vải chín và ngon sẽ có vỏ màu hồng đỏ, quả tròn, phần gai nhẵn, có phần cành dính vào quả và lá vẫn còn xanh tươi. Không chọn các quả vải mặt vỏ có đốm sậm màu, đốm đen, đặc biệt là ở phần cuống vì rất dễ gặp quả thối hay chín quá.

Dùng tay nắn thử

Vải thiều tươi sờ vào sẽ có độ đàn hồi, cảm giác quả hơi mềm nhưng vẫn khá săn chắc. Nếu sờ nắn thấy quả vải cứng thì còn xanh, còn nếu nắn mềm nhưng không đàn hồi thì quả đã cũ hoặc chín quá.

Ngửi thử

Khi ngửi mùi của quả vải thiều tươi ngon, bạn sẽ ngửi thấy hương thơm nhẹ. Ngược lại, nếu ngửi thấy quả vải có mùi chua, mùi lên men, mùi lạ thì không nên chọn vì rất có thể nó đã bị rã ủng hoặc quá cũ.

Bóc vỏ

Phân tích giá trị dinh đường của cây vải
Chọn vải thiều ngon bằng việc bóc vỏ

Nếu được phép, hãy bóc thử vỏ 1 quả vải bất kì trong chùm vải. Nếu khi bóc ra quả vải có phần cuống màu trắng, không thâm; Vỏ giòn, dễ lột và không bị rỉ nước mật khi lột vỏ; Cùi khá trong và nhìn cảm giác mọng nước thì đó là chùm vải thiều ngon vừa chín tới.

Quan sát hột bên trong

Phân tích giá trị dinh đường của cây vải
Vải thiều ngon thường có hạt nhỏ

Sau khi lột vỏ, hãy tách thử phần cùi vải bên trong. Nếu cùi vải mềm, màu trắng trong, mọng nước, khi lột mới bắt đầu rỉ mật, có mùi thơm nhẹ, cùi dầy và dễ tách, hạt nhỏ thì đó là quả vải thiều ngon.

>>> Tham khảo thêm: 6 Mẹo Chọn Vải Thiều Ngon Ngọt, không Bị Sâu Đầu

Bạn chưa biết cách chọn vải thiều ngon? Chỉ với vài thao tác đơn giản trên app bTaskee, đội ngũ cộng tác viên chất lượng sẽ giúp bạn Đi Chợ tìm mua những thực phẩm chất lượng nhất và giao đến tận nơi. Việc gì khó, có ngay bTaskee lo

Tải app ngay tại đây

Cách bảo quản vải thiều

Phân tích giá trị dinh đường của cây vải
Cho túi vải thiều vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản

Sau khi chọn mua được những quả vải thiều tươi ngon, bạn cần biết cách bảo quản chúng để đảm bảo dinh dưỡng của loại trái cây này không bị mất đi.

Theo đó, bạn cần rửa sạch toàn bộ số vải đã mua, loại bỏ chất bẩn bám trên lớp vỏ cũng như loại bỏ những quả vải bị hư hỏng, chảy nước để bảo quản chúng tốt hơn.

Bạn có thể cho phần vải thiều đã rửa sạch vào một túi nilon rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và ăn dần mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể bảo quản vải thiều ở những nơi thoáng mát tránh ẩm mốc, ướt… trong thời gian quy định, nếu để quá lâu sẽ làm vải bị hư hỏng, mất dinh dưỡng.

Câu hỏi thường gặp

  1. Bạn có thể ăn bao nhiêu quả vải một ngày?

    Người bình thường không nên ăn quá 10 quả vải một lần, riêng trẻ em có thể ăn 3 – 4 quả vải một lần, không quá nhiều. Vải đóng hộp thường chứa thêm đường, nếu vượt quá mức kể trên vải có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. 

  2. Khi nào thì không nên ăn vải thiều?

    Trái cây có lợi cho sức khỏe con người, nhưng có một số loại trái cây như vải thiều bạn cần tránh ăn khi bụng đói. Nghiên cứu cho thấy quả vải có chứa một loại độc tố có thể khiến lượng đường trong máu thấp, đặc biệt là khi ăn lúc đói.

Vậy là bTaskee đã giúp bạn tổng hợp các giá trị dinh dưỡng, cũng như các lợi ích về sức khỏe và lưu ý khi sử dụng và cách chọn, bảo quản quả vải thiều. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích đến bạn.

Xem thêm bài viết liên quan:

Hình ảnh: Canva, Internet