Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quản lý dữ liệu bảng File

Trường (field): bản chất là cột của bảng, thể hiện thuộc tính của chủ thể cần quản lý. Vì vậy trong một trường chỉ có thể có một kiểu dữ liệu.

Đáp án: D

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mẫu hỏi?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Tin học hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mẫu hỏi?

A. Trên hàng Field có tất cả các trường trong các bảng liên quan đến mẫu hỏi

B. Ngầm định các trường đưa vào mẫu hỏi đều được hiển thị

C. Có thể thay đổi thứ tự các trường trong mẫu hỏi

D. Avg, Min, Max, Count là các hàm tổng hợp dữ liệu

Trả lời:

Đáp án đúng D. Avg, Min, Max, Count là các hàm tổng hợp dữ liệu

Phần kiến thức tham khảo về Truy vấn dữ liệu

1. Các khái niệm

a, Mẫu hỏi

- Mẫu hỏi là một đối tượng trong Access để trả lời những câu hỏi truy vấn phức tạp, liên quan đến nhiều bảng (ví dụ: Ai có điểm toán cao nhất?) mà sử dụng thao tác tìm kiếm và lọc thì khó có thể tìm được câu trả lời.

- Mẫu hỏi thường được sử dụng để:

+ Sắp xếp các bản ghi

+ Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước

+ Chọn các trường để hiển thị

+ Thực hiện tính toán: tính trung bình cộng, tính tổng, ….

+ Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác

• Có 2 chế độ làm việc, đó là chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.

• Kết quả mẫu hỏi cũng đóng vai trò như một bảng.

b, Biểu thức

- Cáckí hiệu phép toánthường dùng bao gồm:

+ Phép toán số học: + , – , * , /

+ Phép so sánh: <, >, <=, >=, =, <>

+ Phép toán logic: AND, OR, NOT

-Toán hạngtrong các biểu thức có thể là:

+ Tên trường (đóng vai trò các biến) được ghi trong dấu ngoặc vuông: [GT], [LUONG], …

+ Các hằng số: 0.1 ; 1000000, ……

+ Các hằng văn bản, được viết trong dấu nháy kép, ví dụ : “NAM”, “HANOI”, ……

+ Các hàm (Sum, avg, Max. Min, count,…)

-Biểu thức số họcđược sử dụng để mô tả các trường tính toán trong mẫu hỏi:

+ Cú pháp:<Tên trường>:<Biểu thức số học>

+ Ví dụ:

MAT_DO : [SO_DAN] / [DIENTICH]

TIEN_THUONG : [LUONG] * 0.1

- Biểu thức lôgic sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Thiết lập bộ lọc cho bảng

+ Thiết lập điều kiện lọc để tạo mẫu hỏi

+ Ví dụ: Trong cơ sở dữ liệu quản lí lương cán bộ có thể tìm các cán bộ là Nam, có lương cao hơn 1.000.000 bằng biểu thức lọc:

[GT] = “NAM” AND [LUONG]>1000000

c, Các hàm

- Access cung cấp một số hàm thống kê thông dụng áp dụng cho các nhóm, gọi là hàm gộp nhóm:

+ SUM: Tính tổng giá trị số trên trường chỉ định.

+ AVG: Tính giá trị trung bình các giá trị số trên trường chỉ định

+ MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất của các số nằm trên trường chỉ định

+ MAX: Tìm giá trị lớn nhất của các số nằm trên trường chỉ định

+ COUNT: Đếm các ô khác rỗng nằm trên trường chỉ định

- Lưu ý: Bốn hàm đầu tiên chỉ thực hiện trên kiểu dữ liệu số.

2. Tạo mẫu hỏi

a, Các bước để tạo mẫu hỏi

- Chọn bảng, mẫu hỏi làm nguồn dữ liệu.

- Tạo lập các quan hệ giữa các bảng và mẫu hỏi nguồn (nếu quan hệ cũ không thích hợp).

- Chọn các trường cần hiển thị.

- Thêm vào các trường mới là kết quả thực hiện các phép tính trên các trường của bảng hay mẫu hỏi nguồn.

- Đưa các trường dùng để sắp xếp các bản ghi trong mẫu hỏi.

- Đưa vào các điều kiện tìm kiếm, lọc, gộp nhóm.

b, Thiết kế mẫu hỏi

Hình 1: Thanh công cụ thiết kế mẫu hỏi

- Để thực hiện thiết kế mẫu hỏi thực hiện 1 trong 2 cách sau:

+ Nháy đúp vàoCreate Query by using Wizard.

+ Nháy đúp vàoCreate Query in Design View.

- Để xem hay sửa đổi mẫu hỏi đã có ta cần làm:

+ Chọn mẫu hỏi cần xem hoặc sửa.

+ Nháy nút Design.

Trong đó:

+ Field:Khai báo tên các trường được chọn: có mặt trong mẫu hỏi hoặc chỉ dùng để lọc, xắp xếp, kiểm tra giá trị…

+ Table:Tên bảng (mẫu hỏi) chứa trường tương ứng.

+ Sort:Xác định các trường cần sắp xếp

+ Show:Xác định các trường xuất hiện trong mẫu hỏi.

+ Criteria:Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi: Viết dưới dạng các biểu thức.

3. Ví dụ áp dụng

Khai thác cơ sở dữ liệu ″Quản lý học sinh″, tạo mẫu hỏi cho biết danh sách học sinh có điểm trung bình các môn trên từ 6.5 trở lên

+ 1. Nháy vào Create query in Design View.

+ 2. Chọn bảng HOC_SINH làm dữ liệu

+ 3. Nháy tất cả các trường đưa vào mẫu hỏi

+ 4. Trong lưới QBE, dòng Criterial, tại các cột Toan, Li, Hoa, Van, Tin gõ: >=6.5

+ 5. Nháy nút ! để thực hiện và kết thúc.

Câu hỏi : Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng?

A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ

B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ

C. Phần mềm Microsoft Access

D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu

Đáp án đúng: B

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu làPhần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về quản trị cơ sở dữ liệu như dưới nhé:

1. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

a. Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu

- Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu là cung cấp cho người dùng ngôn ngữ định nghĩa kiểu dữ liệu để người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc của dữ liệu đồng thời tạo lập CSDL thông qua các giao diện đồ họa

- Ghi chú: Ngôn ngữ định nghĩa kiểu dữ liệu là hệ thống các ký hiệu để mô tả CSDL

b. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

- Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu là cung cấp cho người dùng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin

- Thao tác dữ liệu gồm:

+ Cập nhật (nhập, xóa, sửa, xóa dữ liệu)

+ Khai thác (sắp xếp,tìm kiếm ,kết xuất, báo cáo..)

- Ghi chú: Ngôn ngữ định nghĩa kiểu dữ liệu và ngôn ngữ thao tác dữ liệu là 2 thành phần của một ngôn ngữ CSDL duy nhất

c. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu

Hệ QTCSDL phải có bộ chương trình thực hiện những nhiệm vụ:

- Phát hiện, ngăn chặn sự truy cập không được phép

- Duy trì tính nhất quán dữ liệu

- Tổ chức điều khiển truy cập đồng thời

- Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm

- Quản lý các mô tả dữ liệu

2. Hoạt động của một hệ cơ sở dữ liệu

3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL

a. Người quản trị CSDL

Quản lý tài nguyên, cài đặt CSDL vật lý, cấp phát quyền truy cập, cấp phần mềm, phần cứng, duy trì hoạt động hệ thống.

b. Người lập trình ứng dụng

Xây dựng các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của nhóm người dùng.

c. Người dùng cuối:

Người khai thác thông tin từ CSDL, thường được phân nhóm. Mỗi nhóm có quyền để truy cập và khai thác khác nhau.

4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu

Có 3 bước để xây dựng cơ sở dữ liệu:

- Bước 1. Khảo sát

+ Tìm hiểu yêu cầu của công tác quản lý

+ Xác định dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ dữ liệu

+ Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác tt, đáp ứng các yêu cầu đạt ra

+ Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng

- Bước 2. Thiết kế

+ Thiết kế cơ sở dữ liệu.

+ Lựa chọn hệ QTCSDL triển khai.

+ Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.

- Bước 3. Kiểm thử

+ Nhập dữ liệu cho CSDL

+ Tiến hành chạy thử. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đạt ra thì đưa hệ thống vào sử dụng. Nếu hệ thống còn lỗi thì cần rà soát lại tất cả các bước đã thực hiện trước đó. Xem lỗi xuất hiện ở đâu để khắc phục.

Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1 : Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:

A. Mô hình phân cấp

B. Mô hình dữ liệu quan hệ

C. Mô hình hướng đối tượng

D. Mô hình cơ sỡ quan hệ

Hiển thị đáp án

Trả lời: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là mô hình dữ liệu quan hệ E. F. Codd đề xuất năm 1970. Trong vòng 30 năm trở lại đây, các hệ CSDL xây duwbgj theo mô hình quan hệ được dùng rất phổ biến.

Đáp án: B

Câu 2: Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ?

A. Cấu trúc dữ liệu

B. Các ràng buộc dữ liệu

C. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu

D. Tất cả câu trên

Hiển thị đáp án

Trả lời: Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ là:

+ Cấu trúc dữ liệu

+ Các thao tác, phép toán trên dữ liệu

+ Các ràng buộc dữ liệu

Đáp án: D

Câu 3: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các:

A. Cột (Field)

B. Hàng (Record)

C. Bảng (Table)

D. Báo cáo (Report)

Hiển thị đáp án

Trả lời: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng bao gồm các hàng và các cột thể hiện thông tin về một chủ thể. Các cột biểu thị các thuộc tính, mỗi hàng biểu thị cho một cá thể.

Đáp án: C

Câu 4: Thao tác trên dữ liệu có thể là:

A. Sửa bản ghi

B. Thêm bản ghi

C. Xoá bản ghi

D. Tất cả đáp án trên

Hiển thị đáp án

Trả lời: Có thể cập nhật dữ liệu như thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng. Các kết quả tìm kiếm thông tin qua truy vấn dữ liệu có được nhờ thực hiện các thao tác trên dữ liệu.

Đáp án: D

Câu 5: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai khi nói về miền?

A. Các miền của các thuộc tính khác nhau không nhất thiết phải khác nhau

B. Mỗi một thuộc tính có thể có hai miền trở lên

C. Hai thuộc tính khác nhau có thể cùng miền

D. Miền của thuộc tính họ tên thường là kiểu text

Hiển thị đáp án

Trả lời: Miền là kiểu dữ liệu của một thuộc tính. Mỗi một thuộc tính có một miền, ví dụ miền của thuộc tính họ tên thường là kiểu text, dài không qua 25 kí tự.

Đáp án: C

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không là đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ?

A. Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng

B. Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức tạp

C. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là quan trọng

D. Tên của các quan hệ có thể trùng nhau

Hiển thị đáp án

Trả lời: đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ là:

+ Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng

+ Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức tạp

+ Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là quan trọng

+ Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác

Đáp án: D