Phát thanh, truyền hình là gì

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Truyền hình cơ học
    • 2.2 Truyền hình điện tử
    • 2.3 Truyền hình màu
    • 2.4 Truyền hình kỹ thuật số
    • 2.5 Truyền hình thông minh
    • 2.6 Truyền hình 3D
  • 3 Hệ thống phát truyền hình
    • 3.1 Truyền hình mặt đất
    • 3.2 Truyền hình cáp
    • 3.3 Truyền hình vệ tinh
  • 4 Máy thu truyền hình (ti vi)
    • 4.1 Công nghệ màn hình
      • 4.1.1 Quay đĩa
      • 4.1.2 Công nghệ CRT
      • 4.1.3 Công nghệ DLP
      • 4.1.4 Plasma
      • 4.1.5 LCD
      • 4.1.6 OLED
    • 4.2 Độ phân giải màn hình
      • 4.2.1 LD
      • 4.2.2 SD
      • 4.2.3 HD
      • 4.2.4 UHD
    • 4.3 Kinh doanh
  • 5 Nội dung
    • 5.1 Chương trình
    • 5.2 Thể loại
    • 5.3 Tài trợ
    • 5.4 Quảng cáo
      • 5.4.1 Tại Mỹ
      • 5.4.2 Anh
      • 5.4.3 Ireland
      • 5.4.4 Đăng ký
    • 5.5 Thuế hoặc giấy phép
  • 6 Truyền hình tại Việt Nam
  • 7 Xem thêm
  • 8 Chú thích
  • 9 Đọc thêm
  • 10 Liên kết ngoài

Tổng quan về phát thanh và phát thanh hiện đại

Tweet

(BTV) “Phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng trong đó nội dung thông tin được truyền tải qua âm thanh”. Âm thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động”.


Phát thanh có 2 loại hình: phát thanh qua sóng điện từ; phát thanh truyền qua hệ thống dây dẫn. Đến thế kỷ XX, vệ tinh xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong thông tin đại chúng, tín hiệu phát thanh và truyền hình được trưyền đi khắp thế giới một cách rộng khắp và mau lẹ. Con người có thể ngồi trong nhà mình tiếp nhận thông tin về các sự kiện thuộc đủ các lĩnh vực và mọi nơi trên trái đất một cách trực tiếp.


Một số nhà nghiên cứu về báo chí phát thanh trên thế giới lại đưa ra những dự đoán sáng sủa về tương lai của phát thanh trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông đầu thế kỷ XXI này. Cơ sở của quan niệm này trước hết dựa trên những ưu thế của phát thanh như tính tiện lợi, kỹ thuật đơn giản, thiết bị gọn nhẹ và phương thức tiếp nhận thông tin rất linh hoạt (đang trong ô tô, trên giường ngủ, đang làm việc… đều có thể nghe phát thanh). Sự đơn giản, gọn nhẹ của thiết bị thu nhận thông tin phát thanh là một ưu thế nổi bật của phát thanh so với các báo khác trong cùng một điều kiện như nhau, vì báo mạng và truyền hình cần thiết bị kỹ thuật cồng kềnh và phức tạp hơn nhiều. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng chịu nhiều áp lực của nhịp sống khẩn trương, hiện đại thì những ưu thế này lại càng phát huy tác dụng.


Các yếu tố của phát thanh hiện đại


Phát thanh hiện đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển của phát thanh truyền thống. Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các chương trình phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng. Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất lượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công chúng mới… Trong phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, những ưu điểm của phát thanh truyền thống (như: có đối tượng thính giả rộng rãi; tính tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh không gian toàn bộ thời gian trong ngày; tính giao tiếp cá nhân; thông điệp len lỏi khắp nơi và có khả năng tác động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể hiện; sự thuyết phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác; kích thích trí tưởng tượng, buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ tiền, đơn giản, dễ phổ biến…) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn.


- Trong phát thanh hiện đại, sự xuất hiện của các phóng viên, biên tập viên và người dẫn làm cho chương trình có nhiều màu sắc, sinh động, gần gũi, hấp dẫn công chúng hơn. Việc sử dụng nhiều giọng nói và âm thanh phong phú - trong đó có nhiều tiếng nói của người dân và việc sử dụng phương thức nói với ngôn ngữ đời sống bình dị có thể tạo ra cảm giác gần gũi, thân mật cho thính giả. Bên cạnh đó, việc xây dựng các dạng chương trình mở, trong đó thính giả có thể tham gia trực tiếp vào chương trình (ở những mức độ khác nhau) cũng là những ưu thế của phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại.


- Các phương thức sản xuất chương trình hiện đại, mới mẻ như phát thanh có hình, phát thanh trên mạng, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế… thực sự là một cuộc cách mạng giúp cho nó đổi mới toàn diện trong nỗ lực thích ứng để tồn tại, phát triển.

- Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại cũng hạn chế được những nhược điểm, hạn chế của phát thanh truyền thống (như: công chúng chỉ tiếp nhận thông tin qua duy nhất một giác quan là tai nghe; nặng tính độc thoại; khó diễn tả được những hình ảnh phức tạp; độ xác thực của thông tin không cao; thính giả khó nhớ được toàn bộ thông tin do tính chất hình tuyến; nghe càng nhiều, độ ghi nhớ càng giảm...).

- Công chúng của phát thanh hiện đại không chỉ nghe mà còn có thể nhìn (phát thanh có hình), không chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể nghe nhiều lần một cách chủ động (phát thanh trên mạng); không chỉ tiếp nhận thông tin một chiều mà có thể trực tiếp tham gia vào các chương trình đang phát sóng (phát thanh tương tác, phát thanh thực tế) v.v.


- Theo xu hướng biến đổi của ngôn ngữ truyền thông, ngôn ngữ đa giọng của phát thanh hiện đại phù hợp với tâm lý và nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng báo chí nhiều hơn. Trong cuộc sống hiện đại, tác phong công nghiệp tạo ra áp lực rất lớn về công việc và thời gian cho con người, báo phát thanh sẽ tạo ra sự thư giãn giải trí cũng như tiếp nhận thông tin tiện lợi bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, kể cả khi đang nghỉ ngơi cũng như đang làm việc mà các loại hình báo chí khác không thể có được. Với thế mạnh riêng của mình, báo phát thanh sẽ không ngừng củng cố vị trí của mình trong hệ thống báo chí, truyền thông.


Tóm lại, phát thanh hiện đại phải hội đủ các yếu tố cơ bản: Có cơ sở hạ tầng sản xuất chương trình phát thanh, truyền dẫn phát sóng, tin học viễn thông đủ mạnh, hệ thống dây chuyền đã được số hóa; điều kiện làm việc của cán bộ công chức viên chức, phóng viên, kỹ thuật viên, ca sỹ, nhạc sỹ…đầy đủ, tiên tiến; trụ sở làm việc đáp ứng được mọi nhu cầu công việc, công năng mạnh, hiệu quả, thông minh. Trình độ cán bộ, công chức, viên chức, phóng viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp; kíp làm chương trình có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổng đạo diễn, dẫn chương trình, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên… cùng tạo ra sản phẩm tương thích với thế giới.


Đặc điểm của phát thanh:


Đối tượng tiếp nhận thông tin của phát thanh là người nghe, việc tiếp nhận thông tin bằng thính giác thường có liên tưởng rất phong phú, phát thanh phải tận dụng được lợi thế này để phối hợp giữa tiếng nói và âm thanh một cách hài hòa tạo cảm giác hứng thú cho thính giả. Phát thanh hiện đại đang được coi là một trong những loại hình truyền thông hiện đại, có được một lượng công chúng rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội.


- Phát thanh hiện đại là thông tin có chất lượng: Thông tin có chất lượng là thông tin chính xác. Tính chân thực là một điều kiện tiên quyết đối với thông tin đại chúng. Thêm vào đó, các thông tin phải đạt được sự khách quan trong cách tiếp cận sự kiện, trung thực đến từng chi tiết của sự kiện, chính xác tới từng con số đưa ra.


Trong thời đại bùng nổ thông tin nếu không phát huy thế mạnh thì phát thanh khó có thể cạnh tranh được với truyền hình ngày càng phát triển để giữ đúng được thế của phát thanh là loại hình thông tin nhanh nhất, phổ cập nhất và rẻ nhất.


- Phát thanh hiện đại kết hợp được chức năng thông tin và chức năng giải trí: Âm nhạc là phương tiện giao lưu với bạn bè, các nền văn hoá trên thế giới. cho nên âm nhạc trong phát thanh không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn nâng cao văn hoá của thính giả.

Âm nhạc trên phát thanh có thể ăn sâu vào tâm trí, cũng có thể chỉ là người bạn khiêm nhường đối với mọi người. Âm nhạc xen kẽ giữa các chương trình tin tức, thời sự, chuyên đề sẽ giúp cho thính giả có một thời gian thư giãn hợp lý, đủ để tiếp nhận những thông tin nóng hổi và đầy ắp những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.


- Phát thanh hiện đại đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thông điệp: Ngày nay, chất giọng văn là một tài sản quý giá nhưng nó không còn là nhân tố quyết định đối vớí người phát thanh viên. Phong cách đọc văn bản phát thanh hiện nay đã dần thay thế bằng sự giao tiếp giữa phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên với thính giả. Hiện nay phong cách được ưa chuộng là “giao tiếp trên sóng”


- Phát thanh hiện đại là âm thanh có chất lượng cao: Đây chính là sự kết hợp giữa nội dung thông tin và công nghệ phát thanh hiện đại. Trong thế kỷ XXI, thế kỷ đầy biến động và nắm thách thức, thế kỷ của khoa học và công nghệ, ủa trí tuệ và những bước nhảy vọt, phát thanh cần đây mạnh hơn nữa, theo kịp khu vực và thế giới và khu vực, từng bước tạo đà cho Tiếng nói Việt Nam hội nhập vào xu thế giao lưu thông tin toàn cầu trong thời đại bùng nổ truyền thông.


- Chương trình phát thanh mở là một trong những xu hướng xây dựng chương trình phát thanh hiên đại: Mở cho thính giả tham gia trực tiếp vào chương trình bằng nhiều cách. Cách hấp dẫn nhất là có một đường dây điện thoại trực tiếp. Thính giả theo dõi một chương trình có thể trực tiếp gọi điện thoại đến phòng thu, bày tỏ quan điểm của mình. Những ý kiến này được đưa trực tiếp lên sóng, góp phần tạo nên sự đa dạng, khách quan trong cách cách tiếp cận và phân tích vấn đề


Mục đích là để thông tin nhanh, để thính giả có thể tham gia trực tiếp vào nội dung chương trình, làm tăng tính đời thường của chương trình, tính gần gũi của phát thanh, làm cho phát thanh giống như người bạn, một diễn đàn nơi mà mọi người có thể chia sẻ quan niệm, ý kiến. Kinh nghiệm của các đài phát thanh lớn là khi thực hiện được công việc này thì sẽ tạo ra sức hút rất lớn với công chúng.


Các chương trình mở có một đặc điểm đó là thông tin ở đó không chỉ do phóng viên cung cấp mà do cả công chúng, những người tham gia vào chương trình qua trao đổi cung cấp do vậy nguồn tin sẽ đa dạng. Hơn thế thông tin ở đây có tính chân thực, khách quan và có khả năng thu hút thính giả theo dõi nhiều hơn.


Khicó sự góp mặt, đóng góp công sức của công chúng theo dõi vào chương trình thì sẽ có nhiều thông tin mới, thông tin đắt giá được khai thác, và hơn thế trách nhiệm về thông tin được chia đều cho cả phóng viên lẫn người trực tiếp cung cấp.


Khi các chương trình mở được thực hiện đòi hỏi phải có một êkíp thực hiện chuyên nghiệp, có trình độ, có khả năng ứng biến cao và các phương tiện, trang thiết bị hiện đại.

Nguyễn Bùi Khiêm

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

Họ tên:(*)

Email:(*)

Tiêu đề:(*)

Nội dung:(*)

Nhập ký tự:(*)

Phát thanh, truyền hình là gì
Phát thanh, truyền hình là gì

Gửi bình luận Nhập lại

Phát thanh truyền hình

Không gian tên

  • Nội dung
  • Thảo luận

Tác vụ trang

  • Xem
  • Lịch sử
  • Thêm nữa

Phát thanh truyền hình hay truyền thanh truyền hình hay gọi đơn giản là phát sóng (tiếng Anh: broadcasting), là phương tiện phổ biến âm thanh và hình ảnh một cách rộng rãi đến khán giả qua các phương pháp điện tử, thường là bằng phổ điện từ như sóng vô tuyến để nhiều người tiếp nhận.[1] Khác với truyền thông đại chúng gồm cả báo chí và sách vở, truyền thanh truyền hình được dùng riêng cho phương tiện điện tử: kỹ thuật truyền hình và radio.

Có mặt trước tiên là kỹ thuật truyền thanh radio phát triển từ thập niên 1920. Trước thời điểm đó mọi phương tiện như điện thoại, điện tín, v.v. chỉ hạn chế một-đến-một, tức là một điểm phát thì chỉ có một điểm nhận. Kỹ thuật truyền thanh tạo ra mở ra lãnh vực mới khi một điểm phát sóng có thể đưa tin đến nhiều điểm nhận sóng, và từ đó một đài phát thanh có thể phủ sóng để nhiều thính giả cùng nghe.

Truyền thanh truyền hình thường được hiểu là phát sóng vô tuyến nhưng sang đến cuối thế kỷ 20 thì truyền thanh truyền hình cũng dùng dây cáp để nối như truyền hình cáp. Khán thính giả có thể là công chúng nhưng cũng có thể là khách hàng đăng ký mua dịch vụ.

Ở Hoa Kỳ ngành truyền thanh truyền hình thường cần giấy phép của nhà chức trách tuy nhiên tín hiệu phát qua vệ tinh và nhận được ở nơi xa thì không bị chi phối bởi quản lý địa phương. Kỹ thuật số mở thêm phương tiện streaming để khán thính giả nhận tín hiệu cũng có thể coi là một phần của truyền thanh truyền hình.

Phát sóng trong không khí (không dây) thường liên quan đến cả phát thanh và truyền hình, mặc dù trong những năm gần đây truyền phát thanh và truyền hình bắt đầu được phân phối bằng cáp (truyền hình cáp). Các bên nhận có thể bao gồm công chúng hoặc một tập con tương đối nhỏ; vấn đề là bất kỳ ai có công nghệ và thiết bị tiếp nhận thích hợp (ví dụ như đài phát thanh hoặc tivi) đều có thể nhận được tín hiệu. Lĩnh vực phát sóng bao gồm cả các dịch vụ do chính phủ quản lý như đài phát thanh công cộng và truyền hình công cộng, đài phát thanh thương mại và truyền hình thương mại.

Chuyên ngành Phát thanh - Truyền hình

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3060/QĐ-HVBCTT ngày 28/9/2015của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Ngành đào tạo :Báo chí

Chuyên ngành :Phát thanh - Truyền hình

Trình độ đào tạo :Đại học thứ hai

Mã số :52 32 01 01

Loại hình đào tạo :Chính quy tập trung

1. Mục tiêu đào tạo

1. 1. Mục tiêu tổng quát

Đào tạo các nhà báo có trình độ chuyên môn bậc đại học về chuyên ngành báo phát thanh – truyền hình, có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình; làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng; làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức

+ Được đào tạo cơ bản, hệ thống về báo chí trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Có tri thức chuyên sâu về báo phát thanh– truyền hình, đồng thời am hiểu rộng các khoa học có liên quan, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo mục tiêu tổng quát đã nêu.

- Về kỹ năng: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có những kỹ năng sau:

+ Kỹ năng thực hiện các thể loại báo chí, đặc biệt là báo phát thanh– truyền hình.

+ Kỹ năng biên tập tác phẩm và biên tập chương trình phát thanh– truyền hình.

+ Kỹ năng tổ chức sản xuất các chương trình phát thanh– truyền hình.

+ Kỹ năng dẫn chương trình phát thanh– truyền hình...

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức:

+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, thái độ dũng cảm trong cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại chế độ, cổ vũ và hướng dẫn quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị trên cơ sở nhận thức đầy đủ và tự giác về vai trò, vị thế xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng.

- Về vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

+ Có năng lực hoạt động nghiệp vụ báo chí để có thể hội nhập bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp trong khu vực và thế giới.

+ Có khả năng làm việc tại các cơ quan báo chí, nhất là hệ thống các đài phát thanh- truyền hình.

+ Có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hóa – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội…

+ Có năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn.

+ Có khả năng tham gia vào hoạt động tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ chính trị- xã hội của Đảng và Nhà nước.

- Trình độ ngoại ngữ

Người học tốt nghiệp từ năm 2017 trở đi đạt trình độ ngoại ngữ B2 khung châu Âu (tương đương 550điểm TOEIC hoặc 500 điểm TOEFL hoặc 5.0điểm IELTS).

- Trình độ Tin học

Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2. Thời gian đào tạo:2 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:

Chương trình đào tạo toàn khóa gồm 65 tín chỉ.

4. Đối tượng tuyển sinh:

Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có thể dự thi vào ngành Báo chí, chuyên ngành Phát thanh-Truyền hình nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp đại học;

- Có đủ sức khỏe sức khỏe để học tập theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) số 10/TTLB ngày 18-8-1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20-8-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học.

Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26-6-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai; Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

6. Thang điểm

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

7. Nội dung chương trình:

TT

Mã học phần

Học phần

Số tín chỉ

Phân bổ

Học phần tiên quyết

Phân kỳ

Lý thuyết

Thực hành

7.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

10

1

TM01011

Triết học Mác-Lênin

2.0

1.5

0.5

1

2

KT01011

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2.0

1.5

0.5

1

3

CN01011

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.0

1.5

0.5

2

4

LS01002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.0

1.5

0.5

3

5

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.0

1.5

0.5

3

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

55

7.2. Kiến thức cơ sở ngành

Bắt buộc

12

6

BC02101

Lý thuyết truyền thông

2.0

1.0

1.0

1

7

BC02110

Cơ sở lý luận báo chí

3.0

2.0

1.0

1

8

PT02301

Lịch sử báo chí

2.0

1.0

1.0

1

9

PT02305

Ngôn ngữ báo chí

2.0

1.0

1.0

BC02110

3

10

PT02304

Luật pháp và đạo đức báo chí

3.0

2.0

1.0

BC02110

3

Tự chọn

4/8

11

PT03405

Tác phẩm báo chí đa phương tiện

2.0

1.0

1.0

1

12

PT03348

Lao động báo chí đa phương tiện

2.0

1.0

1.0

1

13

BC02103

Xã hội học báo chí

2.0

1.0

1.0

1

14

PT02310

Báo chí và dư luận xã hội

2.0

1.0

1.0

1

Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

25

15

PT03371

Lý thuyết và kỹ năng truyền hình

2.0

1.0

1.0

1

16

PT03366

Lý thuyết và kỹ năng phát thanh

2.0

1.0

1.0

1

17

PT03423

Tin và bản tin phát thanh

3.0

1.5

1.5

PT03366

2

18

PT03349

Phóng sự phát thanh – truyền hình

4.0

2.0

2.0

PT03366

PT03371

3

19

PT03432

Tổ chức sản xuất chương trình PT

3.0

1.5

1.5

PT03366

3

20

PT03310

Âm nhạc và tiếng động phát thanh

2.0

1.0

1.0

PT03366

2

21

PT03425

Tin và bản tin truyền hình

3.0

2.0

1.0

PT03371

2

22

PT03350

Phỏng vấn - tọa đàm phát thanh - truyền hình

3.0

1.5

1.5

PT03371

2

23

PT03434

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

3.0

2.0

1.0

PT03371

3

Tự chọn

4/8

24

PT03362

Lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử

2.0

1.0

1.0

BC02110

2

25

PT03353

Lý thuyết và kỹ năng báo ảnh

2.0

1.0

1.0

BC02110

2

26

PT03357

Lý thuyết và kỹ năng báo in

2.0

1.0

1.0

BC02110

2

27

PT03328

Dẫn chương trình truyền hình

2.0

1.0

1.0

PT03371

2

28

PT03426

Thực tập tốt nghiệp

3.0

4

Khóa luận hoặc học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7.0

4

29

PT03322

Các chuyên đề truyền hình 1

4.0

2.0

2.0

PT03371

4

30

PT03321

Các chuyên đề phát thanh 3

3.0

1.5

1.5

4

Tổng số

65

PT03371

GIÁM ĐỐC

Đã ký

PGS, TS. Trương Ngọc Nam

CÁC TIN KHÁC


Kênh phát thanh, kênh truyền hình là gì?

Kênh phát thanh, kênh truyền hình là gì?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Thủ tục cấp giấy phép hoạt động phát thanh
  • /
  • Thủ tục thay đổi tôn chỉ, mục đích hoạt động báo chí, tôn chỉ, mục đích kênh phát thanh trong giấy phép hoạt động phát thanh
  • /
  • Hồ sơ thay đổi thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh trong giấy phép hoạt động phát thanh
  • /hoi-dap/388AB-hd-thu-tuc-cap-giay-phep-hoat-dong-phat-thanh.html

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Báo chí 2016

Kênh phát thanh, kênh truyền hình làsản phẩm báo chí, gồm các chương trình phát thanh, truyền hình được sắp xếp ổn định, liên tục, được phát sóng trong khung giờ nhất định và có dấu hiệu nhận biết.

QUAY VỀ XEM NỘI DUNG LIÊN QUAN TIẾP THEO

Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.

Chia sẻ


1. Khái niệm truyền hình

Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện.

Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội. Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hương dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác.

Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung.

Ngày 7/9/1970 là ngày phát sóng đầu tiên của chương trình truyền hình Việt Nam. Thấm thoắt đã 35 năm. Ngày 7/9 trở thành ngày kỉ niệm truyền thống của truyền hình Việt Nam. Từ ngày ấy đến nay, truyền hình Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và có những tiến bộ vượt bậc. Từ phát hình đen trắng chuyển sang phát hình màu, từ phát thử nghiệm chương trình 4 giờ/ ngày vào ban đêm, đến năm 1995 phát 10 giờ/ ngày; đến nay Đài Truyền hình Việt Nam phát với tổng số thời lượng là 200 giờ/ ngày trên 5 kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5 cùng với 4 kênh truyền hình cáp hữu tuyến và 64 đài phát thanh – truyền hình địa phương. Ngành truyền hình Việt Nam đã có nhiều nỗ lực vượt bậc nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng. Truyền hình Việt Nam còn chú trọng đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ phóng viên, biên tập nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và sự quy chuẩn của đội ngũ người làm truyền hình hiện đại.

Như vậy, cùng với sự phát triển của các loại hình truyền hình, việc nâng cao chất lượng thông tin trên truyền hình ngày càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, ở Việt Nam các tài liệu nghiên cứu về lý luận và thực hành truyền hình phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các trường, khoa còn quá ít ỏi, chưa có hệ thống, chưa tương xứng với sự phát triển của truyền hình.

Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ”ở xa” còn “videre” là ”thấy được”, còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa.

Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng.

Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác.

Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung.