Phó giám đốc chương trình ELITECH là ai

Năm 2017, Đại học Bách khoa Hà Nội có nhiều đổi mới trong mô hình và chương trình đào tạo. Mô hình và chương trình đào tạo tích hợp, linh hoạt và hội nhập theo tiêu chuẩn CDIO. 

Lý giải về những đổi mới này tại buổi họp báo về công tác tuyển sinh 2017 ngày 8/7, Phó giáo sư Nguyễn Văn Tớp -  Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trước sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, cơ cấu ngành nghề trong đào tạo nhân lực khoa học công nghệ đã có những thay đổi căn bản.

Ranh giới các ngành công nghiệp truyền thống như ngày càng bị xóa nhòa và được thay thế bằng các ngành, chuyên ngành đào tạo có tính tích hợp, liên ngành cao và thay đổi liên tục như Khoa học vật liệu, Điện – Điện tử Viễn thông – Công nghệ thông tin và truyền thông, Cơ - Điện tử, Công nghệ môi trường.

Phó giám đốc chương trình ELITECH là ai
Theo Phó giáo sư Trần Văn Tớp, năm 2017, Đại học Bách khoa Hà Nội có nhiều đổi mới trong mô hình và chương trình đào tạo (Ảnh: Thùy Linh)

Chính vì vậy, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhấn mạnh vai trò của mình trong việc định hướng công nghệ tương lai bằng cách trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và giáo dục các thế hệ tương lai. Chương trình đào tạo mới tại trường bao gồm: Chương trình cử nhân (đào tạo 4 năm), chương trình tích hợp Cử nhân – Kỹ sư (đào tạo 5 năm), và chương trình tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ (đào tạo 5,5 năm). Đặc biệt, chương trình đào tạo tinh hoa hướng tới Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 mang tên ELITECH sẽ bắt đầu được áp dụng cho sinh viên K62 (đang tuyển sinh năm 2017). 

Định hướng của chương trình đào tạo ELITECH là đào tạo chương trình tích hợp cử nhân – thạc sĩ, trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cốt lõi của thời đại Công nghiệp 4.0 như: Khoa học dữ liệu (Data Science), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Robotics, Internet Vạn vật (Internet of Things – IoT), Điều khiển thông minh, Cảm biến và vi hệ thống...

Phó giám đốc chương trình ELITECH là ai

Thí sinh bắt đầu được thực hành điều chỉnh nguyện vọng

Chương trình này được cải tiến và thiết kế dành cho các sinh viên ưu tú với mong muốn trở thành các chuyên gia giỏi, những nhà quản lý xuất sắc trong các lĩnh lực kỹ thuật và công nghệ cốt lõi trong thời đại Công nghiệp 4.0 với năng lực cạnh tranh trong thị trường nhân lực toàn cầu.

Sinh viên theo học các chương trình này được giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành trong nước, và nước ngoài, với nội dung chương trình chuyên sâu và ngoại ngữ nâng cao.

Sinh viên được tạo điều kiện nghiên cứu từ năm thứ 2, và làm việc trong các nhóm liên ngành, thực tập giải quyết các bài toán thực tiễn của doanh nghiệp ngay trong quá trình học. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đổi mới chương trình dạy học, bổ sung thêm các tiết học về kỹ năng mềm, có thêm các lựa chọn gói kiến thức chuyên sâu về riêng từng chuyên ngành, và nâng chuẩn đầu ra tiếng Anh của trường từ TOEIC 450 lên TOEIC 500. 

Năm nay, trường còn có những đổi mới trong chính sách học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên với hai mức học bổng cho các em sinh viên, bao gồm học bổng cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (dựa trên hồ sơ đăng ký bắt đầu từ khi nhập học).

Tổng quỹ học bổng trung bình năm nay của Trường cũng tăng lên là 25 tỷ đồng được lấy từ quỹ học bổng nhà trường và từ nguồn tài trợ của các doanh nghiệp.

Chương trình thiết kế đáp ứng công nghiệp 4.0

Với mục tiêu ”Bản sắc toàn cầu” (Global Identity), dự án ELITECH của trường Đại học Bách khoa Hà Nội là dự án bao gồm các chương trình đào tạo Tài năng, Tiên tiến và Chất lượng cao.

Ông Tớp cho biết, ELITECH được cải tiến và thiết kế dành cho các sinh viên ưu tú với mong muốn trở thành các chuyên gia giỏi, những nhà quản lý xuất sắc trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cốt lõi của thời đại Công nghiệp 4.0 với năng lực cạnh tranh trong thị trường nhân lực toàn cầu.

Kỹ sư tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo này có khả năng làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp đa dạng như cơ quan nghiên cứu, tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước, các công ty start-up, các dự án đổi mới sáng tạo. Các chương trình đào tạo ELITECH được tổ chức theo các lớp nhỏ, giảng viên là các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành, nội dung chương trình đào tạo chuyên sâu với kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc, chú trọng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ (Anh/Pháp/Nhật) với phương pháp và mục đích đào tạo hướng đến đổi mới sáng tạo. Sinh viên ELITECH được tạo điều kiện tham gia nghiên cứu từ sớm tại các phòng thí nghiệm nghiên cứu và triển khai, được làm việc trong các nhóm nghiên cứu liên ngành để nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển hệ thống/sản phẩm, thiết kế các giải pháp kỹ thuật.

Yếu tố công nghệ nào sẽ được tích hợp trong chương trình ELITECH?

• Trí tuệ nhân tạo: hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc. Ngày nay AI là một ngành khoa học rất hứa hẹn trong lĩnh vực khoa học máy tính, cho phép mang lại các ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự.

• Dữ liệu lớn (Big Data) và Khoa học dữ liệu (Data Science): là một xu hướng bao gồm các công nghệ xử lý tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Xu hướng này tập trung giải quyết các thách thức trong phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.

Trong kỷ nguyên của xã hội thông tin, khi khối lượng thông tin được chia sẻ trên mạng Internet trở nên khổng lồ, dữ liệu lớn là một công cụ cho phép phân tích dự báo, đưa ra các ứng dụng và dịch vụ thông tin thông minh và hữu ích cho nhiều mặt của đời sống và cho nền kinh tế.

• Internet vạn vật - Internet of Things (IoT): Bên cạnh các dịch vụ truyền thông truyền thống để kết nối và chia sẻ thông tin giữa người sử dụng, mạng Internet còn được sử dụng như một mạng toàn cầu kết nối các thiết bị như các máy tính di động, máy chủ, hệ thống cảm biến và cơ cấu chấp hành để trở thành một hệ thống phân tán tính toán khắp nơi, trở thành một công cụ để có thể giải các bài toán phức tạp hoặc đưa ra các dịch vụ, ứng dụng mới tiên tiến, phục vụ mọi mặt của đời sống như chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải, nông nghiệp, quản lý hành chính.

• Robotics: là các hệ thống hoặc thiết bị cơ khí có thể được lập trình để tương tác với môi trường xung quanh không cần có sự giám sát và can thiệp của con người. Công nghệ robotics đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

• Cảm biến và các hệ thống siêu nhỏ (Micro-, Nanosystems and Sensors): các hệ thống và cảm biến siêu nhỏ hoạt động ở quy mô nguyên tử và phân tử. Các hệ thống hoặc cảm biến với kích thước siêu bé, siêu nhẹ và đòi hỏi năng lượng thấp nhất được dùng để đo đạc nhận biết môi trường xung quanh.

Hệ thống cảm biến này khi kết hợp với hệ thống truyền tín hiệu tự động về trung tâm điều khiển sẽ tạo ra các ứng dụng mới hữu ích phục vụ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong y tế.


• Vật liệu tiên tiến (Advanced Materials): Công nghệ và khoa học vật liệu chính là trái tim của tất cả các loại công nghệ do tất cả mọi thứ đều được tạo nên từ một loại vật liệu nào đó.

Tương lai của chúng ta càng ngày càng phụ thuộc vào sự phát triển của vật liệu mới và sự kết hợp sáng tạo các vật liệu để sản xuất sản phẩm như điện thoại, màn hình TV phẳng....hay cung cấp điện năng cho xe ô tô lai ghép. Với yêu cầu ngày càng gia tăng về tiết kiệm năng lượng trong các thiết bị, công nghệ vật liệu tiên tiến sẽ đóng vai trò quyết định trong việc phát triển các pin nhiên liệu, xe lai ghép, gió và năng lượng mặt trời, các cấu trúc thông minh và thậm chí năng lượng nguyên tử.

• Công nghệ y sinh (Biomedical Engineering – BME): áp dụng các nguyên lý kỹ thuật và các khái niệm thiết kế cho y học và sinh học nhằm phục vụ mục đích y tế (ví dụ chẩn đoán hoặc điều trị).

Lĩnh vực này tìm cách thu hẹp khoảng cách giữa kỹ thuật và y học, kết hợp kỹ năng thiết kế và giải quyết vấn đề kỹ thuật với các khoa học y học và sinh học để nâng cao điều trị chăm sóc sức khoẻ, bao gồm chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Sự tiến hóa như vậy là phổ biến khi một lĩnh vực mới chuyển từ một chuyên ngành liên ngành giữa các lĩnh vực đã được thành lập, để được coi là một lĩnh vực riêng của mình.

Các ứng dụng kỹ thuật y sinh học nổi bật bao gồm: sản xuất chân tay giả sinh học, các thiết bị y tế chẩn đoán và điều trị khác nhau, từ thiết bị lâm sàng đến cấy ghép vi mô, các thiết bị chụp ảnh y tế, tăng mô tái tạo, thuốc dược phẩm và sinh học điều trị.

Thùy Linh

Phó giám đốc chương trình ELITECH là ai

PGS. Trương Thu Hương

Hiện nay PGS. Trương Thu Hương là Phó Giám đốc Chương trình EliTECH; Phó Trưởng bộ môn Kỹ thuật thông tin Viện Điện tử Viễn thông - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Khi trò chuyện cùng PGS. Trương Thu Hương, lại thấy một góc nhìn rất khác về các nhà khoa học nữ. Họ rất thông minh, nhanh nhạy, quyết đoán nhưng không hề vơi đi sự "lấp lánh" về giới!

"Thích học Luật nhưng mẹ lại bảo học Kỹ thuật"

Mở đầu câu chuyện, PGS. Trương Thu Hương bồi hồi nhớ lại thuở "cắp thau nhôm bơi lội mỗi mùa… lụt ở Bách khoa"!

- Mẹ tôi là GS ngành Công nghệ Sinh học Thực phẩm của Bách khoa Hà Nội, nên từ lúc còn bé xíu tôi đã gắn bó với trường. Tuổi thơ của tôi là chơi với chai lọ phòng thí nghiệm, mỗi mùa Bách khoa lũ lụt (khu vực đối diện D3, D5), bọn tôi toàn đem thau nhôm ra bơi lội. Mẹ tôi rất yêu nghề nên định hướng cho con gái vào Bách khoa Hà Nội học kỹ thuật. Tôi còn nhớ mẹ nói với tôi: Kỹ thuật là cái gốc, đi đâu cũng không đói được.

Tôi là đứa học Văn cũng không tồi, nhưng được mẹ định hướng khối A, tôi theo học lớp chọn Lý tại PTTH Thăng Long. Thi ĐH tôi đỗ ĐH Bách khoa, sau 2 năm đại cương tôi chuyển ngành vào khoa Điện tử Viễn thông - ngành hot nhất, điểm cao nhất trường hồi đó.

Ngẫm lại một đứa rất bướng bỉnh lại rất nghe lời mẹ về hướng nghiệp, dù lúc đầu muốn theo học Luật, chắc vì …giỏi cãi. Nhưng giờ càng ngày càng thấy yêu nghề, gắn bó với nghề, yêu công việc mình đang làm.

* Điều yêu nhất ở công việc chị đang làm là gì?

- Công việc giảng viên hiện nay của tôi luôn tiếp xúc với giới trẻ, những con người đang phát triển, đang đi lên, nó khiến cho mình có nhiều động lực và cảm hứng làm việc.

Bên cạnh đó, Bách khoa Hà Nội tạo ra một không gian tự do để phát huy sáng tạo và phát triển trong cả nghiên cứu, giảng dạy và các công việc chuyên nghiệp khác.

Phó giám đốc chương trình ELITECH là ai
"Tôi muốn sinh viên nhớ đến cô Trương Thu Hương là một con người truyền cảm hứng học tập không ngừng nghỉ và là con người đa di năng". - PGS. Trương Thu Hương.

Tôi chọn nơi làm việc để mình không bị nam hóa

* Ngành chị đang nghiên cứu rất hot, chị có nhiều cơ hội đón chờ vậy tại sao chị vẫn gắn bó với Bách khoa?

- Tôi nhận Học bổng chính phủ Đức nên sang Đức học về Hệ thống thông tin và truyền thông. Học Kỹ thuật thì ở đâu cũng bị tình trạng như Bách khoa, đó là tỷ lệ nữ vẫn còn thấp.

Có thời điểm tôi đi thực tập ở trụ sở Nghiên cứu triển khai của Siemens tại Munich-Đức, tôi làm ở bộ phận nghiên cứu về Truyền dẫn Quang, cả tòa nhà 4 tầng có mỗi mình tôi là nữ và tôi bắt đầu ngấm với vấn đề chênh lệch cán cân giới tính.

Nếu trong môi trường nam - nữ bằng nhau, thì nam - nữ phải nhìn nhau để tự hoàn thiện mình, bộ phận nữ có một tiếng nói nhất định. Nhưng khi mình thuộc tỷ lệ quá bé nhỏ trong bộ phận đó thì mình chỉ có con đường thích nghi cho giống như một nam giới.

Lúc đó tôi quyết định nếu về nước sẽ làm ở môi trường giáo dục và học thuật về kỹ thuật, môi trường đó sẽ vừa phù hợp với sở trường vừa có tỷ lệ nữ với nam cân bằng hơn.

* Hiện tại chị đang nghiên cứu gì?

- Hiện tại tôi có hai hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu tối ưu truyền dẫn video thực tế ảo (VR) để người dùng có thể xem video 360 độ chất lượng tốt, và đồng thời tối ưu tài nguyên của hạ tầng mạng truyền dẫn. Dự án đó hiện nay đang được tài trợ bởi quỹ VINIF của tập đoàn Vingroup.

Nghiên cứu thứ hai là về an ninh mạng và điện toán biên cho mạng IoT nhằm kiểm soát phát hiện nguồn tấn công đa dạng trong mạng IoT một cách nhanh và chính xác.

Ngoài ra, lab vẫn thực hiện một số nghiên cứu ứng dụng khác, và vì thế tôi đang hướng dẫn khoảng 28 sinh viên từ trình độ đại học, cao học và tiến sỹ.

* Những nghiên cứu này với dòng chảy Công nghệ thông tin (CNTT) thế giới có liên hệ gì không, thưa chị?

- Lĩnh vực nghiên cứu của bọn tôi là về mạng truyền thông và khoa học máy tính, do tính chất công nghệ thông tin thay đổi quá nhanh, và cạnh tranh vô cùng gay gắt, tôi - đồng nghiệp và sinh viên phải liên tục nhảy vào đào xới các xu hướng mới, khiến cho mình không thể ngừng vận động học tập. Bởi cứ dừng là sẽ nhanh chóng lạc hậu.

Phó giám đốc chương trình ELITECH là ai
PGS. Trương Thu Hương "xì tin" bên các sinh viên

"Nghiện" nâng cấp bản thân

* Nhìn lại con đường đến với khoa học của chị có vẻ cái gì cũng may mắn. Liệu có khi nào chị bị gặp những cú vấp hoặc không suôn sẻ không?

- Không có con đường nào trải toàn hoa hồng, và thành công chỉ đến nếu mình nỗ lực bền bỉ kết hợp với một chút nhạy bén nắm bắt nhu cầu. Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi có năng lực gì xuất chúng, chỉ là mình làm các công việc đủ nghiêm túc và đều đặn, phối hợp làm việc nhóm tốt thì mình cũng sẽ đạt được thành tựu nhất định.

Trên con đường đó tôi cũng vướng nhiều cú vấp, nhiều thất bại lắm, trong mọi "địa bàn"! Nhưng mỗi lần thất bại, thì mình tự rút ra cho mình một bài học, vấp ở đâu, thì cần đứng dậy và đi tiếp ở đó.

Tôi vẫn luôn nhắc sinh viên tôi hướng dẫn là: cả khi thất bại hay thành công mình đều không được dừng lại.

* Năm 2020-2021, chị được vinh danh là 1 trong 6 cán bộ tiêu biểu thu hút tài trợ và hợp tác nghiên cứu cho trường ĐH Bách khoa Hà Nội, giải thưởng này có tạo áp lực để năm tới chị sẽ chinh phục một hạng mục mới không?

- Được nhà trường vinh danh, tôi cũng rất vinh dự và tự hào, vì tại Bách khoa thực sự có rất nhiều đồng nghiệp giỏi giang.

Tôi không xác định nỗ lực để được vinh danh mà chỉ mong muốn năm sau sẽ làm tốt hơn năm nay. Năm 2021 tôi sẽ cố gắng cải thiện công tác giảng dạy, nghiên cứu; kéo dự án về trường và cả các công tác khác. Tức là tôi vẫn để mở tất cả mọi thứ để cần nâng cấp lên.

* Suốt ngày nâng cấp, có bao giờ chị cảm thấy mệt mỏi?

- Tạm thời thì chưa, bởi việc nâng cấp giống như mình đang đi trồng và chăm cây, và được trải nghiệm các cảm xúc tích cực khi thấy cái cây non nớt lớn dần, càng ngày càng cao hơn, vững chãi hơn, tỏa thêm cành lá sau mỗi năm.

Tôi tự thấy, việc mình cải thiện các hạn chế trong giảng dạy và nghiên cứu ngoài cho bản thân thì nó còn giúp lan tỏa tới cả sinh viên của mình nữa. Những người trẻ tuổi có tài năng nhưng cần người có kinh nghiệm hơn định hướng và tạo đòn bẩy cho họ.

Phó giám đốc chương trình ELITECH là ai
Nhà khoa học có tâm hồn nghệ sĩ

* Thông thường người ta thấy các nhà khoa học thường đạo mạo cứng nhắc, nhưng cảm nhận của mọi người về PGS. Trương Thu Hương là rất "phụ nữ": Thích mua sắm, cắm hoa, yêu mèo, chăm con, ăn mặc rất thời trang, phong cách… Vậy làm thế nào để vừa hết mình với khoa học, lại vẫn chăm chút cho cuộc sống, sở thích cá nhân rất đời thường như vậy?

- Khuôn mẫu là do con người tạo ra thì con người cũng có thể thay đổi được nó. Nghiêm túc làm nghề, nhưng bên cạnh đó tôi vẫn có những sở thích khác nên sắp xếp thời gian để duy trì các thú vui như đọc truyện, xem phim, sưu tập tem và đồ lưu niệm nhỏ, chăm sóc con và các bạn bốn chân, nghe nhạc, học đàn…Tôi yêu cái đẹp nên thích thời trang, trang trí sắp xếp nhà cửa và đồ vật từ những thứ be bé.

Mình thích cái gì thì mình sẽ đặt quyền ưu tiên và dành thời gian và tâm trí cho nó được thôi. Mà hiện giờ tôi thấy những người phụ nữ Bách khoa ăn mặc rất đẹp, thời trang và có gu lắm đó. Giới nữ chúng tôi đang thay đổi các hình ảnh khuôn mẫu của các ông Đồ chăng ?! (cười).

Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Gia Hân (thực hiện), Ảnh: NVCC