Phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất

  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

Nếu biên chế ở khoa khác nhưng giảng dạy môn học trong chương trình đào tạo ngành sư phạm thì chế độ đứng lớp được hưởng như thế nào? Có thể có phương án nào để dung hòa hai đối tượng trên không vì mức phụ cấp hai đối tượng này khác nhau nhiều.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo thuộc Khoa Sư phạm trong trường cao đẳng (trước đây là cao đẳng chuyên nghiệp):

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thì nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các khoa sư phạm (thuộc biên chế của khoa sư phạm) của các trường cao đẳng được hưởng mức phụ cấp ưu đãi 40%.

Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo ở khoa khác nhưng giảng dạy môn học trong chương trình đào tạo ngành sư phạm:

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg, thì nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong trường cao đẳng (trừ nhà giáo giảng dạy trong các khoa sư phạm) được hưởng mức phụ cấp ưu đãi 25%. Do vậy, nhà giáo thuộc biên chế ở khoa khác nhưng giảng dạy môn học trong chương trình đào tạo ngành sư phạm được hưởng mức phụ cấp ưu đãi 25%.

Nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đối với nhà giáo thuộc biên chế ở khoa khác nhưng giảng dạy môn học trong chương trình đào tạo ngành sư phạm để đảm bảo chế độ, quyền lợi cho đối tượng này.

Chinhphu.vn


Điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo ra sao? Hiện tôi đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Tôi đang giữ mã ngạch 06.031, làm việc phòng hành chính. Nhưng khi có lớp dạy nghề lao động thôn (thuộc đề án 1956 của Chính phủ), tôi đứng lớp giảng dạy các lớp nghề. Như vậy theo thực tế tôi có đứng lớp. Nhưng về hưởng chế độ phụ cấp cho nhà giáo tôi không được hưởng. Vì vậy, tôi hỏi như trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo không?

Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập như sau:

"1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);
b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền."

Như vậy, chị vui lòng xác định lại mã ngạch của chị có phải là giáo viên hay không, để xác định chị có thuộc đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo hay không (như mã ngạch chị nêu thì đây là mã của kế toán viên, theo đó chị sẽ không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp đứng lớp).

Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập theo quy định pháp luật

Căn cứ Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về mức phụ cấp dành cho các giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập như sau:

"a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
đ) Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
e) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ."

Phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất

Phụ cấp ưu đãi nhà giáo

Cách tính mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo (dành cho các giáo viên) tại các cơ sở giáo dục công lập như thế nào?

Căn cứ Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về cách tính mức phụ cấp dành cho các giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ cấp ưu đãi nhà giáo
Phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất

Phụ cấp ưu đãi nhà giáo
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phụ cấp ưu đãi nhà giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất

Sau đây là tổng hợp các loại phụ cấp ngành giáo dục mới nhất nhằm tạo ưu đãi cho các giáo viên các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, THPT), sau khi thực hiện đề án cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW kể từ ngày 01/7/2022. Các loại phụ cấp ngành giáo dục mà giáo viên các cấp hiện đang được hưởng không có sự thay đổi cho đến ngày 01/7/2022.

Kể từ năm 2022, một số loại phụ cấp cũ (như phụ cấp thâm niên) sẽ bị bãi bỏ, một số loại phụ cấp sẽ gộp lại thành 1 loại phụ cấp mới. Chi tiết cụ thể như sau:

Áp dụng đối với giáo viên làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Mức hưởng phụ cấp  = Mức lương cơ sở x hệ số, gồm 07 mức. Chi tiết như sau:

  1. Mức 1 = 0.1 x mức lương cơ sở 
  2. Mức 2 = 0.2 x mức lương cơ sở 
  3. Mức 3 = 0.3 x mức lương cơ sở 
  4. Mức 4 = 0.4 x mức lương cơ sở 
  5. Mức 5 = 0.5 x mức lương cơ sở 
  6. Mức 6 = 0.7 x mức lương cơ sở 
  7. Mức 7 = 1.0 x mức lương cơ sở
- Áp dụng cho mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng (đến ngày 31/12/2021) và 1.600.000 đồng (từ ngày 01/1/2022)

Đơn vị: đồng/tháng

Phụ cấp khu vực

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

Mức 6

Mức 7

Hệ số

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.7

1.0

Đến 31/12/2021

149.000

298.000

447.000

596.000

745.000

1,043.000

1,490.000

Từ 01/1/2022 đến 30/6/2022

160.000

320.000

480.000

640.000

800.000

1,120.000

1,600.000

Tham khảo: Mức hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên nhà giáo từ 2021

- Áp dụng đối với giáo viên làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

- Phụ cấp gồm 05 mức : 20%, 30%; 50%, 70% và 100% X [mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)].

- Thời gian hưởng phụ cấp từ 3-5 năm.

Đối tượng áp dụng:

- Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Mức hưởng:

- Đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Phụ cấp trách nhiệm công việc bằng mức 0.3 so với mức lương cơ sở; phụ cấp ưu đãi là 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Phụ cấp trách nhiệm công việc bằng mức 0.3 mức lương cơ sở; phụ cấp ưu đãi là 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) như sau:

  • Lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật: 35%
  • Lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật: 40%
  • Lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật: 45%
  • Lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật: 50%
  • Lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật: 55%
  • Lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật: 60%
  • Lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật: 65%

- Đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) như sau:

  • Lớp hòa nhập có từ 5% đến 10% học viên là người khuyết tật: 5%
  • Lớp hòa nhập có từ 10% đến 20% học viên là người khuyết tật: 10%
  • Lớp hòa nhập có từ 20% đến 30% học viên là người khuyết tật: 15%
  • Lớp hòa nhập có từ 30% đến 40% học viên là người khuyết tật: 20%
  • Lớp hòa nhập có từ 40% đến 50% học viên là người khuyết tật: 25%
  • Lớp hòa nhập có từ 50% đến 60% học viên là người khuyết tật: 30%
  • Lớp hòa nhập có từ 60% đến 70% học viên là người khuyết tật: 35%

Đối tượng hưởngMức hưởng

Gồm 4 mức:
Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt…- 0,1 x mức lương cơ sở - 0,2 x mức lương cơ sở - 0,3 x mức lương cơ sở 

- 0,5 x mức lương cơ sở

Cụ thể như sau:

Đơn vị: đồng/tháng

STT

Hệ số

Mức phụ cấp đến 31/12/2021

Mức phụ cấp từ 01/1/2022 (nếu áp dụng mức lương cơ sở 1,6 triệu đồng/ tháng)

1

0,1

149.000

160.000

2

0,2

298.000

320.000

3

0,3

447.000

480.000

5

0,5

745.000

800.000

- Áp dụng cho nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn, bản. 

- Mức phụ cấp lưu động được hưởng là 0,2 so với mức lương cơ sở. Tức là đến 31/12/2021: được hưởng 298.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/1/2022 nếu áp dụng theo mức lương cơ sở 1,6 triệu đồng/tháng), được hưởng 320.000 đồng/tháng.

STT

Cơ sở giáo dục

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Cơ sở đại học trọng điểm:

- Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng

- Giám đốc

- Chủ tịch Hội đồng đại học

- Phó giám đốc

- Trưởng ban và tương đương

- Phó trưởng ban và tương đương

1,10

1,05

1,00

0,80

0,60

- Trường đại học trọng điểm

- Hiệu trưởng

- Chủ tịch Hội đồng trường

- Phó hiệu trưởng

1,10

0,95

0,90

2

Trường đại học khác

- Hiệu trưởng

- Chủ tịch Hội đồng trường

- Phó hiệu trưởng

1,00

0,85

0,80

- Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Đối với các khoa lớn (có số cán bộ giảng dạy từ 40 người trở lên hoặc có từ 5 tổ bộ môn trở lên):

+ Trưởng khoa

+ Phó trưởng khoa

- Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa:

+ Trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương.

+ Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương

0,50

0,40

0,60

0,50

0,40

0,30

Áp dụng chung cho tất cả các loại trường

3

Trường cao đẳng

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

0,90

0,80

0,70

0,60

Trường dự bị đại học hưởng như trường hạng I

- Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa:

+ Trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

+ Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

0,45

0,35

0,25

0,20

Áp dụng chung cho tất cả các trường cao đẳng

4

Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,80

0,70

0,60

0,60

0,50

0,40

- Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa.

- Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa

0,35

0,25

0,20

0,15

Áp dụng chung cho tất cả các trường THCN và trường DN

5

Trường trung học phổ thông

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,70

0,60

0,45

0,55

0,45

0,35

Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,25

0,15

6

Trường trung học cơ sở

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

   0,55

0,45

0,35

0,45

0,35

0,25

Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

7

Trường tiểu học

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,50

0,40

0,30

0,40

0,30

0,25

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

8

Trường mầm non

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

0,50

0,35

0,35

0,25

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

9

Trung tâm cấp tỉnh

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,50

0,40

0,25

10

Trung tâm cấp quận, huyện

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,40

0,30

0,20

11

Trung tâm thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,60

0,50

0,30

12

Trung tâm thuộc quận, huyện TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,50

0,40

0,25

Từ ngày 01/11/2020, theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo viên mầm non tại các trường dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng. Điều kiện để được hỗ trợ bao gồm: Có trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non; có hợp đồng lao động; Trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân tại khu công nghiệp.

Tham khảo:  Phụ cấp cán bộ công viên chức từ 2021

Minh Hùng (Tổng hợp)

Phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất