Phủ định biện chứng có các tính chất là

-    Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

+ Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo nghĩa đó, không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển.

+ Khái niệm phủ định biện chứng dùng để chỉ sự phủ định tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.

Ví dụ, quá trình “hạt giống nảy mầm”. Trong trường hợp này: cái mầm ra đời từ cái hạt; sự ra đời của nó là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình sinh tồn và phát triển.

-     Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển

Phủ định biện chứng giữ vai trò tạo ra những điều

kiện, tiền đề phát triển của sự vật bởi vì: phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định - xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đồng thời quá trình phủ định đó, một mặt kế thừa được những yếu tố của sự vật cũ, cần thiết cho sự phát triển của nó, tạo ra khả năng phát huy mới của các nhân tố cũ; mặt khác lại khắc phục, lọc bỏ, vượt qua được những hạn chế của sự vật cũ, nhờ đó sự vật phát trển ở trình độ cao hơn.

-  Đặc trưng của phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là sự “tự thân phủ định”, tức là sự phủ định xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của sự vật: sự vật chỉ có thể tồn tại, phát triển một khi nó tất yếu phải vượt qua hình thái cũ và tồn tại dưới hình thái mới. Tính chất đó của sự phủ định cũng còn gọi là tính khách quan của sự phủ định. Mặt khác, quá trình phủ định biện chứng cũng là quá trình bao hàm trong đó tính chất kế thừa – kế thừa các yếu tố nội dung cũ trong hình thái mới, nhờ đó chẳng những nội dung cũ được bảo tồn mà còn có thể phát huy vai trò tích cực của nó cho quá trình phát triển của sự vật.

Ví dụ, quá trình vận động của tư bản (k) từ hình thái tư bản tiền tệ sang hình thái tư bản hàng hoá (tư liệu sản xuất và sức lao động) là một sự phủ định trong quá trình vận động, phát triển của tư bản. Quá trình này có sự thay đổi hình thái tồn tại của tư bản nhưng nội dung giá trị của tư bản được bảo tồn dưới hình thái mới - hình thái có khả năng khi tiêu dùng trong sản xuất thì chẳng những có khả năng tái tạo giá trị cũ mà còn có khả năng làm tăng giá trị mới của tư bản.

-   “Phủ định của phủ định"

Khái niệm “phủ định của phủ định” hay “phủ định cái phủ định” hoặc “phủ định sự phủ định” có 2 nghĩa cơ bản:

+ Một là, dùng để chỉ quá trình phủ định lặp đi lặp lại trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. (A - B -C.., trong đó: A bị B phủ định, nhưng đến lượt nó lại bị C phủ định,...).

Ví dụ, quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người: xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời là sự phủ định đối với xã hội nguyên thuỷ, đến lượt nó lại bị xã hội phong kiến phủ định,...

+ Hai là, dùng để chỉ quá trình vận động, phát triển diễn ra dưới hình thức có tính chu kỳ “xoáy ốc”: sự lặp lại hình thái ban đầu của mỗi chu kỳ phát triển nhưng trên một cơ sở cao hơn qua hai lần phủ định cơ bản.

Ví dụ, tính chu kỳ của quá trình vận động tăng trưởng, phát triển của một giống loài thực vật:... hạt - cây – những hạt mới…; hoặc sự vận động tăng trưởng và phát triển của tư bản (k):... T - H (Tlsx + Slđ)... H' - T' (T + t)...

Loigiaihay.com

Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng, vô tận. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn thay thế nhau. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định. 

..

Những nội dung liên quan:

..

Có những sự phủ định chấm dứt sự phát triển – sự phủ định sạch trơn, phủ định siêu hình; nhưng cũng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng – đó là sự phủ định biện chứng.

Phủ định biện chứng là gì?

Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là một mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.

Phủ định biện chứng là sự thay thế hình thức tồn tại này bằng hình thức tồn tại khác của một sự vật, hiện tượng nào đó trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và diệt vong của nó. Nói cách khác, phủ định biện chứng là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển; cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới; là quá trình tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là mắt xích trong sợi xích dẫn tới sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ.

Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa:

– Tính khách quan của phủ định biện chứng

Tính khách quan thể hiện ở chỗ: nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là kết quả chuyển hoá của các mặt đối lập nhằm giải quyết những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng và của quá trình tích luỹ về lượng dẫn đến nhảy vọt về chất. Qúa trình đó hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức của con người.

Ví dụ:

– Hạt giống khi ta đem gieo xuống đất và có đủ điều kiện về nước, ánh sáng, độ ẩm, không khí,… tất yếu sẽ nảy mầm thành cây con, do sự tác động chính của các yếu tố bên trong chính hạt giống( đó là lá mầm, thân mầm, chồi mầm,..), đó chính là cái vốn có của hạt giống đó, làm cho hạt giống đó nảy mầm thành cây con. Khi đó, cây con sẽ là cái phủ định của hạt giống.

– Cách mạng Việt Nam: Tính từ thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, cho ta thấy lịch sử phát triển của dân tộc ngày càng phát triển đi lên và không đi theo con đường thẳng mà quanh co, khúc khuỷu như bất kỳ lịch sử phát triển nào khác. Đó là sự chống đối của CN đế quốc Mỹ, sự phá phách của các thế lực tư bản, đó là sự sai lầm của chính chúng ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nó đã tạo cho lịch sử nước ta phát triển có những lúc cực kỳ khó khăn, gian khổ

– Tính kế thừa của phủ định biện chứng

Tính kế thừa thể hiện ở chỗ: phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn. Ngược lại, với phủ định biện chứng, cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của cái mới ở cái cũ, đồng thời giữ lại và cải biến những yếu tố tích cực cho phù hợp với cái mới từ cái cũ.

Thực chất của phủ định biện chứng là “biểu dương nhân tố tích cực, loại bỏ nhân tố tiêu cực”. Tức là cái mới vừa phê phán vừa kế thừa cái cũ. Vừa khắc phục những yếu tố tiêu cực và vừa giữ lại những yếu tố tích cực của chúng. Vì vậy, không có sự phủ định hoàn toàn bất cứ điều gì, cũng không có sự khẳng định hoàn toàn

Ví dụ:

– Trong lịch sử phát triển của điện thoại di động, chiếc điện thoại đầu tiên năm 1973, với tính năng nghe gọi được và đồng thời có thể mang bên người, tuy nhiên chiếc điện thoại này khá to, nặng tầm 1kg và đắt đỏ bấy giờ nên rất ít người sử dụng. Đến hiện tại rất nhiều chiếc điện thoại di động mới đã ra đời, có sự cải tiễn rõ rệt, trở nên gọn, nhẹ hơn rất nhiều và vẫn không mất đi tính năng nghe gọi mà chiếc điện thoại đầu tiên có được, thêm vào đó là nhiều tính năng mới phát triển hơn như có thế nhắn tin, giải trí, kết nối với mọi người qua Internet,… xuất hiện, giá điện thoại cũng dao động theo nhiều mức, giúp người mua có thể lựa chọn phù hợp theo túi tiền của mình nên rất được ưa chuộng. Khi đó, chiếc điện thoại di động hiện tại là sự phủ định của chiếc điện thoại đầu tiên, và mang tính kế thừa của chiếc điện thoại đầu tiên.

– Dân tộc ta tiến lên con đường CNXH mà bỏ qua CNTB, chúng ta nhận thấy được những mặt hạn chế của CNTB đó là sự bóc lột con người một cách phi nhân tính, quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đó là những mặt cần bát bỏ, phê phán, loại trừ.

=> Như vậy: CHỈ có phủ định biện chứng mới đồng thời có hai tính chất là tính khách quan và tính kế thừa. Đặc biệt, tính kế thừa là đặc trưng cơ bản NHẤT của phủ định biện chứng. Nó chính là đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt phủ định biện chứng với phủ định sạch trơn, phủ định siêu hình.

Vai trò (ý nghĩa) của phủ định biện chứng đối với sự phát triển

Phủ định biện chứng giữ vai trò (có ý nghĩa trong việc) tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật bởi vì: phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định – xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đồng thời quá trình phủ định đó, một mặt kế thừa được những yếu tố của sự vật cũ, cần thiết cho sự phát triển của nó, tạo ra khả năng phát huy mới của các nhân tố cũ; mặt khác lại khắc phục, lọc bỏ, vượt qua được những hạn chế của sự vật cũ, nhờ đó sự vật phát trển ở trình độ cao hơn.

Ví dụ về phủ định biện chứng

Ví dụ 1: Quá trình vận động của tư bản (k) từ hình thái tư bản tiền tệ sang hình thái tư bản hàng hoá (tư liệu sản xuất và sức lao động) là một sự phủ định trong quá trình vận động, phát triển của tư bản. Quá trình này có sự thay đổi hình thái tồn tại của tư bản nhưng nội dung giá trị của tư bản được bảo tồn dưới hình thái mới – hình thái có khả năng khi tiêu dùng trong sản xuất thì chẳng những có khả năng tái tạo giá trị cũ mà còn có khả năng làm tăng giá trị mới của tư bản.

Ví dụ 2: Quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người: xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời là sự phủ định đối với xã hội nguyên thuỷ, đến lượt nó lại bị xã hội phong kiến phủ định,… (Phủ định của phủ định).

Phủ định biện chứng có các tính chất là

>>> Xem thêm: Phủ định siêu hình là gì? Cho ví dụ?

Ví dụ 3: Quá trình “hạt giống nảy mầm”. Trong trường hợp này: cái mầm ra đời từ cái hạt; sự ra đời của nó là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình sinh tồn và phát triển.

Các tìm kiếm liên quan đến đặc điểm của phủ định biện chứng, đặc điểm của phủ định biện chứng ví dụ, ví dụ tính khách quan của phủ định biện chứng, tính chất của phủ định biện chứng, tại sao phủ định biện chứng có tính kế thừa, ví dụ về quy luật phủ định của phủ định, câu hỏi về quy luật phủ định của phủ định, đặc trưng của phủ định của phủ định, phủ định của phủ định là gì, ví dụ về phủ định biện chứng và siêu hình, phủ định biện chứng là gì gdcd 10, liên hệ thực tiễn quy luật phủ định của phủ định, bài giảng quy luật phủ định của phủ định, ví dụ về phủ định của phủ định trong học tập, Vận dụng tính kế thừa của phủ định biện chứng, Tính kế thừa của sự phát triển, Ví dụ về tính kế thừa của giáo dục, Tính kế thừa của phủ định biện chứng thể hiện cái mới ra đời, Tính kế thừa của phủ định biện chứng giữ lại yếu tố nào để phát triển cái mới,…

Vai trò (ý nghĩa) của phủ định biện chứng đối với sự phát triển?

Phủ định biện chứng giữ vai trò (có ý nghĩa trong việc) tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật bởi vì: phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định – xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đồng thời quá trình phủ định đó, một mặt kế thừa được những yếu tố của sự vật cũ, cần thiết cho sự phát triển của nó, tạo ra khả năng phát huy mới của các nhân tố cũ; mặt khác lại khắc phục, lọc bỏ, vượt qua được những hạn chế của sự vật cũ, nhờ đó sự vật phát trển ở trình độ cao hơn.

Ví dụ về tính kế thừa của phủ định biện chứng?

Ví dụ về tính kế thừa của phủ định biện chứng:
Trong lịch sử phát triển của điện thoại di động, chiếc điện thoại đầu tiên năm 1973, với tính năng nghe gọi được và đồng thời có thể mang bên người, tuy nhiên chiếc điện thoại này khá to, nặng tầm 1kg và đắt đỏ bấy giờ nên rất ít người sử dụng. Đến hiện tại rất nhiều chiếc điện thoại di động mới đã ra đời, có sự cải tiễn rõ rệt, trở nên gọn, nhẹ hơn rất nhiều và vẫn không mất đi tính năng nghe gọi mà chiếc điện thoại đầu tiên có được, thêm vào đó là nhiều tính năng mới phát triển hơn như có thế nhắn tin, giải trí, kết nối với mọi người qua Internet,… xuất hiện, giá điện thoại cũng dao động theo nhiều mức, giúp người mua có thể lựa chọn phù hợp theo túi tiền của mình nên rất được ưa chuộng. Khi đó, chiếc điện thoại di động hiện tại là sự phủ định của chiếc điện thoại đầu tiên, và mang tính kế thừa của chiếc điện thoại đầu tiên.