Phú dưỡng hoa là gì

Hiện tượng phú dưỡng xuất hiện khá phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải tự nhiên như đầm, ao hồ sinh học vì lượng chất dư thừa trong nước thải tạo thành.

Người ta thường nhắc đến cụm từ:Hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Vậy bạn có nắm rõ được nó là gì không? Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, xử lý nước thải đô thị và công nghiệpchưa được chú trọng, hoặc nước mưa chảy tràn khiến khu vực hồ chứa, đầm lầy xảy ra hiện tượng phú dưỡng nghiêm trọng.

Không chỉ tác động đến các loài sinh vật mà nó còn gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm mất cân bằng hệ sinh thái. Dưới đây là các thông tin liên quan đến phú dưỡng nguồn nước, cùng Hợp Nhất tìm hiểu ngay nhé!

Hiện tượng phú dưỡng là gì?

Hiện tượng phú dưỡng xuất hiện khá phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải tự nhiên như đầm, ao hồ sinh học vì lượng chất dư thừa trong nước thải tạo thành. Quá trình tích tụ nhiều chất dinh dưỡng (N, P) được tiêu thụ bởi các sinh vật phù du. Đây cũng là điều kiện để sinh vật phù du (tảo lam, rong, rêu,) tiêu thụ hết nguồn thức ăn và sinh sôi, nảy nở ồ ạt vào nguồn thức ăn nên gọi là phú dưỡng.

Biểu hiện rõ nét nhất của hiện tượng phú dưỡng là nồng độ chất dinh dưỡng cao, tảo nở hoa không ngừng phát triển, sinh vật trong nước kém sinh trưởng, nước có màu xanh đen, mùi hôi thối do quá trình yếm khí vì chứa nhiều khí H2S,

Nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng:

  • Do sự xâm nhập chất dinh dưỡng N, P từ nước nước thải sinh hoạt khu dân cư.
  • Do dòng nước chảy tràn trên bề mặt có khả năng mang theo lượng phân bón trên mặt đất nên tích tụ nhiều chất hữu cơ và bùn đẩy nhanh sự phát triển của VSV dưới nước.
  • Do tác động từ ngành sản xuất nông nghiệp vì sử dụng phân bón hóa học quá nhiều dễ ngấm vào dòng nước.

Hiện tượng phú dưỡng nguồn nước biến động như thế nào?

Trong môi trường sinh thái luôn tồn tại sẵn một lượng tảo và sinh vật phù du. Và dưỡng chất N, P chính là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của chúng. Đặc biệt, trong lĩnh vực xử lý nước thải, việc kiểm soát N, P rất quan trọng.

Phú dưỡng hoa là gì
Hiện tượng phú dưỡng

Khi nồng độ N, P tăng cao sẽ kích thích sự phát triển của tảo. Chúng phát triển nhanh làm thay đổi màu nước, nhất là nước có màu xanh. Tảo lam và tảo lục là 2 trong số nhiều loại phát triển mạnh mẽ nhất.

Chu kỳ phát triển theo từng vòng, tảo phát triển bao nhiêu thì cũng chết bấy nhiêu. Khi tảo chết sẽ bị vi khuẩn phân hủy, chúng lấy O2 và khuếch tán nhanh vào môi trường nước.

Được biết để phân hủy, vi khuẩn phải tiêu thụ hết 276 nguyên tử oxy khiến nguồn oxy trong nước giảm đột ngột mà các loài sinh vật trong nước thiếu oxy hô hấp nên sẽ chết đột ngột. Chưa hết, khi chết, tảo lắng xuống đáy hình thành nhiều lớp trầm tích. Khu vực này có lượng O2 ít nên vi khuẩn yếm khí hoạt động mạnh mẽ nên sinh ra khí H2S, làm nước có mùi hôi thối.

Hiện tượng phú dưỡng gây ra những tác động tiêu cực nào?

Tác động đến vật nuôi

Các loài động vật nguyên sinh, thủy sinh sống trong nước bị tác động nhiều nhất, vì:

  • Lượng oxy giảm khiến vật nuôi thiếu dưỡng chất trao đổi chất: tảo phát triển ồ ạt nên chúng hấp thụ hết ánh sáng mặt trời. Ban đêm chúng hô hấp mạnh nên tiêu thụ hết oxy nên dẫn đến thiếu hụt oxy trầm trọng.
  • Vật nuôi rất dễ mắc bệnh và chết: khi không đủ oxy, sinh vật chết, lâu ngày xác chúng phân hủy thành mùi hôi tanh, chủ yếu NH3.
  • Lứa vật nuôi dễ bị dị tật: sinh vật sống trong môi trường không tốt nên rất dễ bị mắc bệnh.

Tác động đến môi trường

  • Làm mất cân bằng sinh thái: sinh vật phù du phát triển nhanh làm mất cân bằng, tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Khu vực chứa nước dễ biến thành đầm lầy: khi sinh vật phù du chết chúng tạo ra chất thải và lắng xuống đáy. Khi mực nước chứa quá ít, qua một thời gian khu vực biến thành đầm lầy.
  • Tạo ra mùi hôi thối và biến đổi màu sắc: vi sinh vật phù du chết gây ra mùi hôi khiến nguồn nước bị ô nhiễm.

Cách kiểm soát hiện tượng phú dưỡng

  • Xử lý bằng thực vật thủy sinh: ứng dụng các loài thực vật có khả năng cân bằng giá trị dinh dưỡng với ưu điểm thân thiện với môi trường, ổn định, chi phí thấp và có hiệu suất cao.
  • Có thể ứng dụng phương pháp xử lý nước thải trong sinh học, cơ học hoặc hóa học bằng các bể xlnt bằng công nghệ mới để loại bỏ chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ra khỏi nước.
  • Kiểm soát nguồn thải sinh hoạt và đô thị bằng cách thu gom, đưa về trạm xử lý và sử dụng nhiều biện pháp xử lý chất thải.
  • Tập trung vào việc khuấy trộn để tăng diện tích tiếp xúc của sinh vật với tảo với chất dinh dưỡng để tăng quá trình trao đổi chất.
  • Xử lý bùn đáy: lượng bù sinh ra khiến nước bị hôi, pH thấp, sinh ra khí độc, thiếu oxy, nên cần xử lý giảm tác động tiêu cực đối với chất lượng nước.

Truy cập website: hethongxulynuocthai.org để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ môi trường của Hợp Nhất!