Phụ mẫu là ai

Phụ mẫu là ai

Cung phụ mẫu, cung cha mẹ là gì? Vị trí của cung phụ mẫu

Cung Phụ mẫu theo ý nghĩa chiết tự giản đơn được ghép lại bởi hai từ “phụ” nghĩa là cha, “mẫu” nghĩa là mẹ. Như vậy Cung phụ mẫu được dùng để chỉ mối quan hệ của chúng ta đối với cha mẹ như thế nào.

Cung Phụ mẫu hay cung cha mẹ nằm ở hai bên Nhật giác và Nguyệt giác và có sự khác biệt giữa hai giới:

  • Đối với nam: Gò Nhật giác nằm bên trái, gò Nguyệt giác nằm bên phải.
  • Đối với nữ: Gò Nhật giác nằm bên phải, gò Nguyệt giác nằm bên trái.
Phụ mẫu là ai
Vị trí của cung phụ mẫu – cung nhân giác nguyệt giác ở nam và nữ

Ý nghĩa của Cung phụ mẫu trên khuôn mặt theo Nhân tướng

Nhìn vào cung phụ mẫu, chúng ta có thể đoán biết được yếu tố di truyền của chủ nhân tốt hay không tốt.

Người xưa coi Nhật giác và Nguyệt giác là cung Phụ mẫu (quan điểm xem xương và thần đại diện cho cha, thịt và máu đại diện cho mẹ). Nếu nhân tố di truyền của cha mẹ tốt, xương phần trán sẽ ẩn và tròn, các phần khác cũng không bị khuyết lõm, do đó không những cung Phụ mẫu tốt mà cung Tướng mạo cũng tốt.

Xem tướng cung phụ mẫu, cung cha mẹ luận giải tốt xấu theo Nhân tướng học

Cung phụ mẫu, cung cha mẹ tốt đẹp

Xương Nhật giác và Nguyệt giác trong mà không lộ, xương rộng, da thịt bóng, Nhật nguyệt giác không lệch thì phụ mẫu của chủ nhân là người khỏe mạnh, thọ cao, thành công trong sự nghiệp, bản thân chủ nhân là người có gen di truyền tốt từ cha mẹ, được cha mẹ thương yêu cưng chiều, chủ nhân được hưởng phúc từ cha mẹ.

Nếu hai bên trán có xương phụ, tức là xương nằm bên cạnh Nhật giác và nguyệt giác tính ra hai bên trán, chủ nhân được thành công (được hưởng phú quý bậc trung). Nếu xương Nhật giác và Nguyệt giác nhô tròn và kéo lên đỉnh đầu, Lục diệu (2 lông mày, 2 mắt, sơn căn, ấn đường) đầy và sáng, chủ nhân thường có thành công lớn (có thể đại phú, đại quý). Tướng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đúng như vậy.

Nếu chỉ có xương Nhật nguyệt giác tròn đầy, các xương khác bình thường thì chủ nhân chỉ được thành công nhỏ (tiểu phú, tiểu quý).

Tất cả những điều nêu trên cho thấy, cung Phụ mẫu giúp chúng ta đoán biết được sức khỏe, tuổi thọ của cha mẹ chủ nhân, ngoài ra, nó còn cho chúng ta thấy được song thân của chủ nhân ai là người thọ cao hơn. Do đó, thông qua tướng lý của con cái, chúng ta có thể đoán biết được phần nào tình hình của cha mẹ chủ nhân. Nếu chủ nhân được thừa hưởng gen di truyền tốt từ cha mẹ thì tướng lý Nhật nguyệt giác đẹp (cung Phụ mẫu hợp chuẩn), đương nhiên họ sẽ là người có sức khỏe, trí lực và tính tình tốt, do đó họ có nhiều cơ hội thành công trong sự nghiệp. Sở dĩ họ có thành công lớn trong sự nghiệp là bởi theo thuyết di truyền, họ sẽ được hưởng gen tốt từ cha mẹ.

Theo tướng học thời cổ: tướng nữ giới tốt phải là không có Nhật nguyệt giác nổi cao, nổi cao không hợp với lễ tục thời đó, ở nhà bất lợi cho cha mẹ, đi lấy chồng gây bất lợi cho chồng. Bởi vậy, người ta xếp những người phụ nữ có tướng Nhật nguyệt giác cao thuộc vào tường hình khắc cha mẹ chồng con.

Thực tế, nữ giới có Nhật nguyệt giác thường là những người có suy nghĩ mạnh bạo, tư duy như nam giới, họ cũng là những người say mê sự nghiệp. Trong xã hội hiện đại ngày nay, những người phụ nữ có tướng này thường có tính tự lập cao, họ không dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ, chồng con, nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội thời xưa thì lại không tốt.

Cung phụ mẫu, cung cha mẹ xấu, không tốt

Những người có sẹo hoặc nốt ruồi ở Nhật nguyệt giác không những hình khắc cha mẹ mà cả đời thường kém may mắn, duyên phận hẩm hiu. Nếu nhiều sẹo lồi lớn lên hoặc lõm xuống tại cung phụ mẫu, biểu hiện cho việc sức khỏe cha mẹ không tốt thường không sống thọ, dễ mất sớm.

Nhật giác, Nguyệt giác bị lõm khuyết biểu thị chủ nhân không nhận được sự giúp đỡ từ cha, mẹ trong suốt cuộc đời. Nếu Nhật giác Nguyệt Giác cao thấp không đều thường biểu hiện cha mẹ không tốt.

Nếu tại cung cha mẹ có nhiều nếp nhăn ngang, dọc, nghĩa là bản thân người đó sẽ rất vất vả khi tuổi trẻ, không được cha mẹ hỗ trợ nhiều, không cho họ điều kiện để phát triển.

Tại cung phụ mẫu mà khí sắc không được sáng, u tối, phụ mẫu lại không bằng phẳng, thì cha mẹ cũng dễ mất sớm, đồng thời bản thân người này về mặt suy nghĩ cũng không được thoáng đãng, hay phiền lụy, hay gặp rủi họa.

Theo kinh nghiệm của bản thân khi xem tướng, nên chú ý tới tóc mai (các sợi tóc mỏng mọc lan vào trán) để có thể luận đoán chính xác hơn đối với các phần tại trán. Trong trường hợp trán thấp, hẹp (chân tóc ăn sát vào mặt) thì người đó ắt sẽ phải vất vả, giúp đỡ cha mẹ từ khi còn tuổi trẻ, thậm chí phải bỏ học. Đường chân tóc mà lởm chởm, không mọc đều bằng, lại thêm cung phụ mẫu có các điểm xấu thì thường chủ nhân sẽ khắc cha mẹ, không mang tới sự may mắn cho cha mẹ.

Khí sắc tại cung cha mẹ cũng rất quan trọng. Nếu như vị trí này sắc xanh tối hiện lên, cha mẹ thường không hòa thuận, bản thân người con thường cảm thấy bất an lo lắng, nếu khi sắc đen trắng rõ ràng, cha mẹ dễ có họa liên quan đến tính mạng.

Mặt khác cũng nên xem xét kỹ lưỡng tướng Lông mày, là cung huynh đệ cũng là cung tình thân quan hệ. Khi xem Nhật giác thì để ý tới cả lông mày trái, Nguyệt giác ứng với lông mày phải. Nếu 2 lông mày lộn xộn, thường cha mẹ thiếu thuận hòa, khó mà chung sống tới già.

Tướng lý Hành Chân có nói: “Nhật nguyệt giác thấp, chủ nhân sớm phải xa song thân, Nhật giác bị lệch, cha mẹ của chủ nhân yếu, đoản thọ, Nguyệt giác lệch cho thấy hoặc cha mẹ chủ nhân sức khỏe yếu, đoản thọ, hoặc có anh em cùng cha khác mẹ, hoặc phải theo mẹ xuất giá. Trán cao lệch về bên trái thì chủ nhân là người có cha mất sớm, trán cao lệch về bên phải là số mẹ mất sớm, mũi lệch sang trái là cha mất trước, mũi lệch sang phải là mẹ mất trước. Quyền trái cao là cha mất trước, quyền phải cao là mẹ mất trước, mang tai trái nhỏ là cha mất trước, tai phải nhỏ ngắn là mẹ mất trước. Hai bên trán hẹp thì mẹ đẻ thường phải làm lẽ hoặc cha mẹ do ngoại tình mà sinh ra chủ nhân. Lông mày trái thấp, lông mày phải cao là số cha mất, mẹ đi lấy chồng. Tóc mai mọc thấp hoặc chân tóc chạm lông mày là sớm phải xa cách cha mẹ”.

Lưu ý: Tướng bất độc luận. Chúng ta cần phối hợp quan sát cả những bộ phận khác trên gương mặt để có thể đưa ra được những nhận định chân thực, gần sát với thực tế nhất.

Bài viết được biên soạn từ các sách và kinh nghiệm của người viết, vui lòng để nguồn từ nhantuong.info. Theo dõi thêm các hoạt động khác của team tại:

Facebook: facebook.com/pagenhantuong

Pinterest: pinterest.com/xemnhantuong

Ngày nay, khi nói về các bậc quan thanh liêm thời xưa, thi thoảng chúng ta vẫn sử dụng đến cụm từ “quan phụ mẫu”, nghĩa là người làm quan giống như người làm cha mẹ. Đây là sản phẩm đặc biệt của thời kỳ quân chủ mà không phải là chế độ dân chủ. Dân chủ thì có khái niệm “đầy tớ của nhân dân”, nhưng mà địa vị và đãi ngộ của các vị “đầy tớ” này dường như không tương xứng với hai chữ “đầy tờ” cho lắm.

Cụm từ “quan phụ mẫu” xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm thời xưa. Cao Khải triều nhà Minh trong “Thư bác kê giả sự” đã viết: “Vu cáo hãm hại sứ quân tài đức khiến cho dân chúng mất đi cha mẹ”. Trong “Trì bắc ngẫu đàm”, Vương Sĩ Trinh triều nhà Thanh cũng viết: “Quan châu huyện ngày nay được xưng là cha mẹ”.

Phụ mẫu là ai
Phụ mẫu là ai
(Tranh minh họa: Council Auction House, Public Domain)

Trong chế độ quân chủ thời xưa có khái niệm gọi là “Quân quyền Thần thụ”, Thần trao cho quân vương quyền lực trị vì vương quốc. Điều này không chỉ tồn tại ở phương Đông mà cũng đồng thời tồn tại ở phương Tây. Ví như Hoàng đế La Mã Thần thánh là danh hiệu do Giáo hoàng trao cho quân vương của đế quốc La Mã.

Cổ nhân cho rằng bậc Đế Vương nhờ Thiên mệnh mà có được thiên hạ, cho nên Đế Vương là con của Thượng Thiên và được xưng là “Thiên tử”. Tiếp theo nữa, bậc Thiên tử đối với dân chúng thì như thế nào? “Tả truyện” viết rằng: “Nuôi dân như con, che chở dân như Trời, dung nạp dân tựa Đất, dân kính trọng Quân Vương, yêu thương như cha mẹ”.

Trời đất là cha mẹ của vạn vật. Thiên tử thay Trời mà che chở cho dân, nên được coi như cha mẹ của vạn dân. Mà lệnh của Thiên tử đến quan lại địa phương là thể hiện ý chỉ của Thiên tử. Cho nên quan lại địa phương đối với dân chúng cũng hình thành nên một mối quan hệ cha mẹ tương ứng. Có thể nói loại văn hóa truyền thống này thời xưa là xuyên suốt, từ Trời đến dân, hình thành sự ràng buộc như vậy. Đây là về mặt lý niệm kinh điển.

Phụ mẫu là ai
Phụ mẫu là ai
(Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Bên cạnh đó, cụm từ “quan phụ mẫu” này cũng thực sự hình thành trong dân gian. Sách “Hán Thư” có chép một điển cố như vậy.

Thời Tây Hán, có một vị quan Thái thú ở Nam Dương tên là Triệu Tín Thần. Khi làm Thái thú, ông đã cho khởi công xây dựng nhiều công trình thủy lợi, giáo dục cảm hóa dân chúng, khuyến khích canh tác nông nghiệp, đề xướng tiết kiệm. Dưới sự hiền năng của ông, Nam Dương bấy giờ trở thành quận lớn giàu có và đông đúc. Người dân Nam Dương vô cùng cảm kích trước đức hạnh và tấm lòng của Triệu Tín Thần nên gọi ông là “Triệu phụ”.

Đến thời Đông Hán, người dân Nam Dương lại nghênh đón một vị Thái thú ân cần chính trực tên là Đỗ Thi. Theo “Hậu Hán thư” ghi lại thì Đỗ Thi là người sống giản dị, thi hành các chính sách công bằng và thanh liêm. Ông cho giảm bớt lao dịch và thuế má, còn khuyến khích người dân khai hoang canh tác, xây dựng hệ thống thủy lợi, đúc nông cụ… giúp cho người dân có cơm ăn áo mặc đầy đủ. Thời ấy, dân chúng xem ông như “Triệu phụ” thứ hai.

Người dân Nam Dương ghi nhớ sâu sắc công lao của Triệu Tín Thần và Đỗ Thi nên đã xây dựng nhà thờ để tưởng nhớ, đồng thời còn truyền nhau câu nói: “Trước có Triệu phụ, sau có Đỗ mẫu”. Lúc này, từ “phụ mẫu” đã mang hàm ý chỉ quan lại địa phương và cũng là hình thức ban đầu nhất của cụm từ “quan phụ mẫu”.

Tới thời Tống, quan lại của các châu huyện bắt đầu được xưng là “quan phụ mẫu” một cách phổ biến. Loại xưng hô này được ghi lại trong văn hiến, trong thơ ca và được sử dụng thịnh hành vào thời nhà Minh và Thanh. Tuy vậy không phải quan lại nào cũng được dân gian công nhận là quan phụ mẫu thực sự.

Quan phụ mẫu phải làm việc công chính liêm minh, vì dân, che chở và lo cho dân. Nếu không làm được như vậy là đã trái với Thiên ý, làm mất lòng dân và ắt sẽ bị Trời trừng phạt. Cổ nhân nói: “Mất thiên hạ là bởi vì mất dân. Mất dân là bởi vì mất lòng dân. Được lòng dân thì được thiên hạ. Điều dân muốn thì hãy làm cho đầy đủ, điều dân ghét thì đừng đem đến cho dân”. Đây là bài học được lưu truyền nhiều đời.

Ngày nay trong chế độ dân chủ thì có khái niệm “đầy tớ của nhân dân”. Nhưng mà ngẫm ra thì địa vị và đãi ngộ của các vị “đầy tớ” này không tương xứng với hai chữ “đầy tờ” cho lắm. Về cơ bản, dân gian từ trước tới nay cũng không bao giờ cho rằng làm quan là có địa vị thấp kém, là ở dưới. Bậc quân vương thời xưa, người quân tử thời xưa khi tự hạ mình khiêm cung thì đó là một loại cảnh giới cao thượng về tinh thần chứ không phải thật sự coi bản thân là “đầy tớ” thấp kém. Bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi ngày nay người ta cảm thấy cách nói “đầy tờ” này chỉ là một loại khẩu hiệu.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: