Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là

Bảo quản thực phẩm là công việc cần thiết nhằm giữ được chất dinh dưỡng và hương vị tự nhiên của thực phẩm như ban đầu. Từ thời xa xưa cho đến nay các phương pháp bảo quản thực phẩm dần dần được cải tiến để đem đến hiệu quả cao hơn. Có những phương pháp bảo quản thực phẩm nào? Ưu nhược điểm là gì?

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là

1. Phương pháp sử dụng nhiệt

Phương pháp bảo quản thực phẩm đầu tiên phải kể đến quá trình sử dụng nhiệt để loại bỏ vi sinh vật. Phương pháp này bao gồm hai loại là tiệt trùng hay còn gọi là khử trùng và thanh trùng. Cả hai phương pháp này đều áp dụng với thực phẩm dạng chất lỏng như sữa.

Phương pháp bảo quản thanh trùng

Thanh trùng là một phương pháp bảo quản thực phẩm thông qua quy trình làm nóng thực phẩm ở một nhiệt độ nhất định. Quá trình này thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể nhằm giảm tối đa sự phát triển của vi sinh vật. Nhiệt độ được thiết lập để thanh trùng phải ở dưới điểm sôi sau đó tiến hành làm nguội nhanh.

Có hai phương pháp để thanh trùng cho thực phẩm bao gồm xử lý ở nhiệt độ thấp với một khoảng thời gian kéo dài và xử lý ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn. Ví dụ như sữa thanh trùng sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu là sữa tươi mới vắt. 

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Sữa tươi thanh trùng có hạn sử dụng từ 7 đến 10 ngày.

Sau đó sữa sẽ được xử lý ở mức nhiệt độ trong khoảng từ 72 đến 90 độ kéo dài từ 15 đến 30 giây. Mục đích nhằm giữ lại lợi khuẩn có trong sữa. sau đó giữa sẽ được làm lạnh đột ngột xuống mức 4 độ C rồi đem đi đóng gói bao bì. Sau khi đóng gói sữa tiếp tục được bảo quản lạnh trong nhiệt độ từ 2 đến 6 độ C để ngăn chặn vi khuẩn phát triển. 

Loại sữa thanh trùng này cần phải sử dụng trong thời gian từ 7 đến 10 ngày với hàm lượng dinh dưỡng gần như được giữ nguyên vẹn, hương vị tự nhiên. Tuy nhiên nhược điểm là thời gian sử dụng không dài, giá thành cao. Nếu như quy trình sản xuất không đạt chuẩn thì dinh dưỡng cũng như vấn đề an toàn vệ sinh sẽ không đảm bảo.

Phương pháp bảo quản khử trùng (tiệt trùng)

Trái ngược với phương pháp bảo quản thanh trùng là bảo quản tiệt trùng. Đây là một quy trình cho phép loại bỏ tất cả vi sinh vật có trong thực phẩm thông qua việc sử dụng nhiệt hoặc hóa chất. người ta có thể dùng những tác nhân vật lý hoặc Hóa học như nhiệt độ, bức xạ, áp suất hoặc lọc để loại bỏ vi sinh vật.

Việc sử dụng nhiệt yêu cầu chế độ xử lý trong khoảng từ 110 đến 115 độ C với thời gian từ 15 đến 20 phút. Phương pháp bảo quản này có thể làm thay đổi hương vị thực phẩm trong một khoảng nhất định. Bù lại tất cả vi sinh vật sẽ bị loại bỏ hoàn toàn thay vì chỉ tiêu diệt một vài loại vi sinh vật như phương pháp thanh trùng.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Sữa tươi tiệt trùng có thể bảo quản ở nhiệt độ thường với thời gian lên đến 1 năm.

Nhờ đó thời gian bảo quản của thực phẩm có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng và áp dụng với nhiều loại hàng hóa từ dạng lỏng cho đến thực phẩm thông thường hoặc thiết bị y tế, thiết bị vệ sinh cá nhân. Tiếp tục lấy ví dụ với sản phẩm sữa. sữa tiệt trùng sử dụng nguồn nguyên liệu sữa tươi xử lý ở nhiệt độ cao khoảng 138 đến 141 độ C với thời gian từ 2 đến 4 giây. 

Sữa sau đó sẽ được làm lạnh nhanh rồi đóng gói bao bì tiệt trùng chuyên dụng. Các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng có thể bảo quản trong nhiệt độ thường với thời gian từ 6 tháng cho đến một năm. Tuy nhiên tỷ lệ vitamin và lợi khuẩn có trong sữa đã bị thất thoát ít nhiều khi xử lý.

2. Phương pháp làm khô bảo quản thực phẩm

Phương pháp làm khô để bảo quản thực phẩm được áp dụng phổ biến từ thời xa xưa cho đến nay. Tiến trình bảo quản thực phẩm đã có nhiều cải tiến đáng kể để nhằm gia tăng vấn đề vệ sinh và đảm bảo hương vị cho thực phẩm sau khi làm khô.

Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp phơi khô tự nhiên

Phương pháp nguyên thủy nhất để bảo quản thực phẩm thông qua việc làm khô chính là phơi. Phơi khô lợi dụng sức nóng từ ánh nắng mặt trời để loại bỏ hơi nước có trong thực phẩm. Mỗi loại thực phẩm đều chứa hàm lượng nước nhất định. 

Hàm lượng ngày càng cao thì vi sinh vật càng dễ dàng phát triển. Người xưa đã lợi dụng ánh sáng từ mặt trời để làm hơi nước bốc hơi rồi làm khô ô ô thực phẩm. Từ đó giúp thực phẩm “chín” một phần hoặc hoàn toàn tùy theo thời gian sấy. Vi sinh vật giảm thiểu đáng kể và gia tăng thời gian bảo quản của thực phẩm.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Phơi nắng là vẫn được áp dụng bảo quản thực phẩm đến ngày nay.

Ngoài việc phơi nắng thì người ta cũng kết hợp với hong gió để giảm đi lượng nước có trong thực phẩm. Loại gió được sử dụng ở đây là gió từ tự nhiên. Vì vậy có thể nói phương pháp bảo quản này là loại có chi phí thấp nhất, gần như bằng 0. 

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới người ta có thể làm khô tự nhiên và áp dụng cho nhiều loại thực phẩm. Điển hình như phơi khô hải sản, phơi khô các loại rau củ quả, trái cây… Trong đó với hải sản có loại phơi khô một phần vào phơi khô hoàn toàn như mực phơi một nắng hoặc mực khô. 

Giá thành rẻ nhưng phương pháp này có nhiều điểm hạn chế do phụ thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết xấu không có nắng thuộc độ ẩm cao thì thực phẩm khó làm khô, thậm chí còn sinh giòi. Ngoài ra an toàn vệ sinh cũng là vấn đề nghiêm trọng khó có thể đảm bảo khi áp dụng phương pháp này.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng xông khói

Phương pháp phơi khô tự nhiên tiếp tục được nâng cấp do người xưa đã nhận thấy những điểm hạn chế còn tồn tại. Đây chính là lúc phương pháp xông khói thực phẩm ra đời. Xông khói hay hun khói sử dụng nhiệt độ thấp hong khô từ từ thực phẩm trong thời gian dài.

Mục đích chính của phương pháp xông khói là thẩm thấu những hợp chất tự nhiên có trong khối gỗ vào thực phẩm. Sự kết hợp của sấy khô với tăng các chất tự nhiên như vậy vừa thêm hương vị cho món ăn vừa loại sạch vi sinh vật, chất oxy hóa. Nhờ đó thực phẩm có thể bảo quản lâu hơn.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Hun khói tạo ra mùi vị rất riêng cho thực phẩm.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 300 hợp chất khác nhau cùng với một số thành phần khí tốt có trong khói. Hợp chất phenol có tác dụng quan trọng trong bảo quản thực phẩm thông qua việc hấp thụ chất lỏng rồi thấm sâu vào trong. Một chất này sẽ ức chế loại bỏ vi khuẩn, chất oxi hóa trong thực phẩm.

Do đặc tính về quá trình chế biến mà người ta thường sử dụng các loại thịt cá để hun khói. Những món ăn nổi tiếng như thịt trâu hun khói, chân giò hun khói, vịt hun khói, lạp xưởng rất được ưa chuộng trên thế giới. Nhiệt độ sử dụng thông thường là trên 40 độ C với thời gian kéo dài tối thiểu 5 giờ mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Dù tạo được hương vị riêng nhưng quá trình hun khói vẫn có thể tạo ra một số chất có hại ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phương pháp sấy khô bằng thiết bị chuyên dụng

Phơi khô không đảm bảo vệ sinh, phun khói có thể khiến thực phẩm nhiễm các chất không tốt. Con người đã nghiên cứu và tiếp tục cải tiến phương pháp sấy khô bằng những thiết bị chuyên dụng. Đó chính là các loại máy sấy. Hiểu đơn giản thì đây là thiết bị cho phép làm khô, loại bỏ nước có trong thực phẩm nào mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên, phần lớn chất dinh dưỡng.

Thực phẩm sấy khô sở hữu hương vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Quan trọng nhất là thiết bị này có thể sử dụng cho đa số thực phẩm từ rau củ quả cho đến các loại thịt cá hoặc một số món ăn. Các thí nghiệm thường làm khô với dải nhiệt rộng từ 50 cho đến trên 300 độ C.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Máy sấy thực phẩm gia đình hay công nghiệp đều đáp ứng được nhu cầu sấy thực phẩm của người dùng

Thực phẩm thực phẩm không chứa hương liệu hay chất bảo quản an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Vấn đề vệ sinh cũng được đảm bảo hơn nhiều so với phương pháp phơi khô hoặc hun khói do nhiệt tạo ra điều chuyển đổi từ điện năng. Quá trình sấy khô không chịu ảnh hưởng từ thời tiết, có thể cùng lúc sấy khô với số lượng lớn trong thời gian ngắn thay vì phải phơi khô trong vài ngày.

Loại thực phẩm sấy khô đa dạng với thời gian làm khô khác nhau. Điển hình như các loại thực phẩm hải sản khô, thịt bò khô, cá khô, gà khô có thể sấy khô trong thời gian từ 4 đến 12 tiếng. Trong khi đó các loại nông sản là rau củ quả, chè, hoa tươi, nấm có thể được sấy khô hoàn toàn trong thời gian từ 4 đến 6 tiếng với loại sấy dẻo và trên 12 tiếng nếu sấy giòn.

3. Bảo quản bằng phương pháp làm lạnh

Trái ngược với phương pháp bảo quản bằng nhiệt độ thông qua sấy khô, phơi khô thì phải kể đến phương pháp làm lạnh. Người xưa thường bảo quản thực phẩm bằng cách làm lạnh như sử dụng đá, tuyết hoặc môi trường bên ngoài. 

Bảo quản thực phẩm bằng cách làm mát

Mùa hè con người lợi dụng những vị trí thiên nhiên như giếng nước hoặc hang động khô ráo thể gia tăng thời gian bảo quản thực phẩm. Phương pháp này khá đơn giản chỉ cần đặt thực phẩm cần bảo quản vào môi trường có nhiệt độ thấp trong khoảng từ 0 đến 10 độ C. 

Nhiệt độ thấp sẽ hạn chế hoạt động của vi sinh vật, vi khuẩn có trong thực phẩm. Từ đó kéo dài thời gian bảo quản. Những loại thực phẩm sử dụng phương pháp làm lạnh bao gồm cả đồ tươi và đồ chín. Phổ biến nhất là sử dụng ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên thời gian để giữ tươi thực phẩm chỉ kéo dài khoảng gấp đôi so với khi đặt ở nhiệt độ thường.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Sử dụng tủ lạnh phương pháp đơn giản nhất để bảo quản thực phẩm.

Phương pháp bảo quản thực phẩm cấp đông

Phương pháp bảo quản thực phẩm cấp đông được nâng tầm từ phương pháp làm mát. Nhiệt độ bảo quản dưới 0 độ C ngăn ngừa vi khuẩn hoạt động làm biến chất, biến mùi và biến vị của thực phẩm. Thời gian bảo quản của các loại thực phẩm này cũng dài hơn so với phương pháp làm mát. 

Đối với những cơ sở kinh doanh thì yêu cầu phải có kho lạnh cấp đông để bảo quản đẩy nhanh quá trình làm đông đá. Theo đó phương pháp đông lạnh có thể thực hiện theo một trong hai phương pháp là đông lạnh nhanh và đông lạnh chậm. 

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Thực phẩm có thể cấp đông nhanh hoặc cấp đông chậm.

Phương pháp cấp đông lạnh thực hiện trong các gia đình bằng tủ lạnh, tủ đông lạnh nhỏ với nhiệt độ khoảng -18 độ C. Thời gian cấp Đông kéo dài từ 3 cho đến 72 giờ. Trong khi đó phương pháp cấp đông nhanh tương ứng dụng trong những cơ sở chế biến và bảo quản thực phẩm. 

Thực phẩm sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ -18 độ C trong thời gian chỉ khoảng từ 0.5 đến 3 giờ. Toàn bộ quy trình thực hiện nhờ luồng hơi lạnh thổi vào thực phẩm tạo nên các mẫu tinh thể nước đá nhỏ ngăn chặn tế bào của thực phẩm bị phá hủy bởi vi khuẩn và tinh thể nước đá to.

Người ta thường sử dụng phương pháp cấp đông để bảo quản các loại thực phẩm dễ bị hỏng như thịt, gà vịt, hải sản, những sản phẩm từ bơ sữa hoặc thực phẩm đã được nấu chín, thực phẩm chứa ít độ ẩm như bánh mì. Thời gian bảo quản có thể kéo dài nên đến 12 tháng đối với các loại thịt cá và 6 tháng với hải sản. 

4. Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp lên men

Phương pháp lên men cũng được sử dụng để bảo quản thực phẩm đã có lịch sử hàng nghìn năm. Đây là quá trình tăng trưởng khối lượng và số lượng vi sinh vật ấy vào trong thực phẩm. Sự trao đổi chất của các vi sinh vật này bên trong thực phẩm sẽ chuyển hóa đường thành những sản phẩm như khí, axit hoặc rượu. Quá trình này được hiểu là làm chín trong điều kiện hiếu khí.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Lên men là quá trình làm chín thực phẩm trong điều kiện hiếu khí.

Phương pháp lên men Lactic cho rau củ quả

Phương pháp lên men Lactic là tiến trình chuyển hóa kị khí đường thông qua sự tác động của vi khuẩn lactic. Vi khuẩn lactic sẽ tạo ra axit lactic một tác nhân lên men chuyên để sử dụng để sản xuất các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa, yaourt, bơ…

Ví dụ như sữa có chứa đường lactic. quá trình chuyển hóa và lên men sẽ chuyển đổi 70% đường lactose thành axit lactic và tạo ra sản phẩm sữa chua. Tương tự như quá trình muối dưa chua, muối cà, làm kim chi người ta cũng cho thêm một chút đường để kích thích quá trình lên men. 

Phương pháp lên men Lactic cho thịt cá trứng

Phương pháp lên men Lactic thậm chí có thể áp dụng cho những sản phẩm như nước mắm, mắm tôm, trứng muối hay thịt hun khói cũng được lên men theo cách tương tự. Ví dụ như sản phẩm nước mắm người ta sử dụng cá được làm sạch sau đó thêm thật nhiều muối nhằm tăng độ mặn.

Thời gian lâu dần quá trình chuyển hóa và lên men sẽ diễn ra để biến đổi cá. Các chất từ cá sẽ chảy ra hòa cùng với muối tạo thành nước mắm. Tiếp tục lấy ví dụ với phương pháp làm mắm tôm người ta sử dụng tôm kết hợp với muối hạt và rượu trắng để đẩy nhanh quá trình lên men. 

Tôm sẽ được xay nhuyễn còn rượu trắng sử dụng để khử trùng. Đối với các loại rau củ và thịt cá bảo quản theo phương pháp lên men thường dùng muối như một chất xúc tác. Muối và các gia vị góp phần đẩy nhanh quá trình lên men và tạo hương vị thơm ngon đậm đà hơn cho thực phẩm.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Mắm – Nước chấm lên men quen thuộc với người Việt Nam.

Phương pháp lên men rượu lên men ethanol

Phương pháp lên men rượu hay còn gọi là lên men ethanol là tiến trình tạo men yếm khí. Đường sẽ được lên men tạo thành ethanol rượu hoặc cồn không màu. Cụ thể đường phân hủy tạo thành ethanol xảy ra do sự tham gia của các loại enzym. Toàn bộ diễn ra trong tế bào chất của nấm men.

Chất thải được tạo ra từ quá trình sinh trưởng của tế bào chính là ethanol và cacbonic. Lên men ethanol được áp dụng trong sản xuất các loại thức uống chứa cồn như rượu, bia hoặc sử dụng để lên men tinh bột làm bánh mì. Pectin được tạo ra trong quá trình lên men rượu có thể để gây hại trang sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là

Ngoài những phương pháp trên thì hiện nay còn có phương pháp lên men propionic. Phương pháp này áp dụng bằng cách kết hợp axit lactic với muối lactat tạo ra quá trình chuyển hóa axit propionic thông qua sự tác động của các vi sinh vật. 

Sản phẩm được tạo ra có mùi hương rất riêng, không nấm mốc. Thông thường quá trình này được sử dụng để sản xuất bánh mì hoặc tạo ra các lỗ thông khí cho format. Trong sản xuất dược phẩm người ta còn sử dụng axit propionic để sản xuất vitamin B12.

5. Bảo quản thực phẩm bằng cách sử dụng đường

Nếu như các món ăn ướp muối lần độ cao ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn phát triển thì đường lại có tác dụng ngược lại. Người ta sử dụng phương pháp lượng đường nhằm thông qua hàm lượng đường cao ức chế giảm thiểu tối đa vi khuẩn có trong thực phẩm.

Người đầu bếp có thể thêm đường vào nước trực tiếp để tạo ra các món nước mơ, nước sấu hoặc nước mận… Cách làm này khá phổ biến trong chế biến các loại đồ uống. một số loại thực phẩm dạng được sử dụng bằng cách ướp được sau đó sao chế tác để tạo thành siro hoa quả học các món mứt, ô mai… 

Ưu điểm nằm ở hương vị thơm ngon có thể sử dụng trực tiếp sau khi chế biến. Nhược điểm là những món đồ này vẫn có nguy cơ bị nấm mốc. Nếu như hàm lượng đường sử dụng quá thấp thì vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Mặt khác trước khi tẩm ướp cần phải rửa sạch nguyên vật liệu, khử trùng dụng cụ chứa, nơi cất giữ phải đảm bảo khô thoáng, sạch sẽ.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Các món mứt là ví dụ điển hình của cách bảo quản thực phẩm bằng đường.

6. Sử dụng hóa chất bảo quản thực phẩm

Theo quy định từ bộ y tế các hộ kinh doanh vẫn có thể sử dụng một số chất phụ gia để bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên yêu cầu về nồng độ các hóa chất này rất nghiêm ngặt và phải phù hợp với từng loại thực phẩm khác nhau. Các loại hoa quả sau khi sử dụng chất bảo quản thực phẩm có thể giữ tươi trong thời gian hàng tháng.

Thịt cá sau khi dùng hóa chất bảo quản có thể giữ nguyên độ tươi trong thời gian hàng năm. Các hóa chất bảo quản có thể là hợp chất tự nhiên cũng có thể là hợp chất tổng hợp. Một số hóa chất bảo quản tự nhiên có khả năng giữ được dưỡng chất và mùi hương vốn có của thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe không lớn.

Giá thành của những loại hóa chất bảo quản thực phẩm này khá cao. Ngược lại hóa chất bảo quản tổng hợp lại có giá thành rẻ hơn nhiều. Ngày nay người ta thường sử dụng một số hóa chất như axit ascorbic, axit benzoic, BHA, natri nitrit, chất kháng khuẩn canxi propionate, natri nitrat… 

Dù đem đến ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng thực tế nhiều người vẫn lạm dụng các loại hóa chất bảo quản thực phẩm. Đặc biệt là hai loại hóa chất natri nitrat và natri nitrit. Đây là tác nhân có thể gây ra chứng ung thư biểu mô như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng… Vì vậy nếu có thể cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa hóa chất bảo quản.

7. Sử dụng khí nitơ bảo quản thực phẩm 

Công nghệ bảo quản thực phẩm bằng các loại khí đã bắt đầu phát triển từ năm 1930. Khí CO2 được sử dụng để tăng tuổi thọ, giữ tươi cho thực phẩm. sau này người ta tiếp tục phát triển thêm khí nitơ để kéo dài hạn sử dụng cho những loại thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đã chế biến. 

Các loại khí bao gồm khí nitơ và khí CO2 được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả bảo quản thực phẩm. Điển hình như bảo quản khay thực phẩm là đồ ăn đã nấu chín tỷ lệ phí đưa vào là 70% khí nitơ và 25% khí CO2. Trong khi đó salad trái cây sử dụng 100% khí nitơ để bảo quản.

Khí nitơ có tác dụng giữ tươi và tăng độ giòn cho thực phẩm. Ngày nay người ta sử dụng khí nitơ bảo quản hai loại thực phẩm là thực phẩm khô và thực phẩm đông lạnh. Đối với thực phẩm khô, khí nitơ sẽ được bơm vào để tăng tính khô. Ứng dụng rõ nhất là dùng khí nitơ tăng vỏ bao bì cho đồ uống không  gas nhằm giúp bao bì không biến dạng khi vận chuyển và giữ hương vị thơm ngon hơn.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Khí nitơ chủ yếu được sử dụng để bảo quản thực phẩm khô và thực phẩm đông lạnh.

Đối với thực phẩm đông lạnh, khí nitơ hỗ trợ bảo quản hầu hết các loại rau củ quả, hải sản, thịt tươi sống. Khí nitơ tạo ra một lớp bảo vệ hạn chế tối đa thực phẩm tiếp xúc với oxy, vi khuẩn bên ngoài. Từ đó ngăn chặn quá trình biến chất, ôi thiu của thực phẩm.

8. Thực đơn bảo quản thực phẩm và cách thực hiện như thế nào

Ngoài những phương pháp bảo quản yêu cầu cao hơn vì kỹ thuật thì người ta còn sử dụng đến thực đơn bảo quản. Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong các gia đình. Các bà nội trợ sẽ lên thực đơn cho gia đình mình trong vài ngày đến một tuần hoặc hơn.

Sao đó thực đơn mỗi ngày sẽ được cất giữ riêng đảm bảo tránh tiếp xúc với nhau. Món ăn nào đã được lên kế hoạch trước thì sẽ sử dụng trước để tránh biến chất. Ví dụ như các món ăn bao gồm thịt, cá, trứng, cà chua, đậu phụ, chả giò, rau muống, khoai tây, bắp cải được bà nội trợ mua để sử dụng trong vòng 3 ngày.

Như vậy xét theo thời gian sử dụng của thực phẩm thì có thể xếp thực đơn cho ngày đầu tiên với món món cá, đậu phụ, chả giò và rau muống. Ngày thứ hai có thể thưởng thức món thịt, cà chua, bắp cải. Ngày cuối cùng có thể nấu món ăn từ thịt, trứng và khoai tây.

Nguyên tắc áp dụng của phương pháp lên thực đơn bảo quản thực phẩm là những món ăn nào có thời hạn sử dụng ngắn thì dùng trước. Món ăn nào có thể bảo quản lâu hơn thì sử dụng sau. Thực phẩm cần được bảo quản riêng theo từng ngày dựa trên việc xây dựng thực đơn phù hợp.

9. Bảo quản bằng cách phân loại thực phẩm

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách phân loại có thể áp dụng để phối hợp với phương pháp lên thực đơn. Người ta sử dụng phương pháp này dựa theo nguyên tắc ngăn cách các loại thực phẩm với nhau để tránh vi khuẩn lây nhiễm chéo làm biến mùi, biến vị ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

Cách thức thực hiện cũng khá đơn giản. Mỗi loại thực phẩm cần được đóng gói riêng theo từng túi hoặc từ hộp một. Thực phẩm thịt cần tách riêng với cá hoặc hải sản, các loại rau xanh lá cần cần đóng gói thành túi riêng so với đồ khô. Thực phẩm chín phải để riêng với thực phẩm sống.

Quá trình phân loại cần thực hiện đúng theo nguyên tắc đồng thời sử dụng các loại túi hoặc hộp chứa an toàn. Những loại túi ni lông thông thường có thể tạo ra ghế nhựa nhiễm vào trong thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi sử dụng nên căn cứ vào loại thực phẩm để bảo quản.

Các loại thực phẩm tươi sống như rau củ quả hoặc thịt nên tránh rửa trước khi bảo quản. Nếu đã rửa để vệ sinh thì nên sử dụng giấy hoặc khăn sạch để làm khô bề mặt. Như vậy nước và vi khuẩn sẽ bị hạn chế tối đa tránh cho thực phẩm nhanh hỏng.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Tăng thời gian bảo quản thực phẩm bằng cách phân loại thực phẩm

10. Bảo quản thực phẩm bằng máy hút chân không

Nếu xét về mức độ an toàn và lợi ích trong bảo quản thực phẩm thì phương pháp sử dụng máy hút chân không được đánh giá cao hơn cả. Máy hút chân không là thiết bị có khả năng hút không khí, hơi ẩm có chồng vật chứa ra ngoài. Từ đó tạo nên một môi trường chân không ngăn ngừa quá trình oxy hóa và phát triển của vi sinh vật làm biến chất thực phẩm.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách đem thực phẩm phơi nắng là
Máy hút chân không là phương pháp bảo quản thực phẩm gần như vô khuẩn.

Thực phẩm sau khi được hút chân không dùng để ở nhiệt độ thường vẫn có thể gia tăng thời gian bảo quản nên hấp từ 3 đến 5 lần so với phương pháp bảo quản thông thường. Nếu kết hợp với các phương pháp bảo quản khác phù hợp với từng loại sản phẩm như đông lạnh, làm mát, hun khói thì thời gian bảo quản thậm chí còn có thể tăng lên từ 7 đến 8 lần.

Bảo quản thực phẩm bằng túi hút chân không còn được đánh giá cao về những ứng dụng trong cuộc sống. Người ta có thể bảo quản nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhiều loại thực phẩm khác nhau. Trong đó bao gồm đồ khô, thực phẩm chứa nước, các loại nước sốt, đồ ăn sống, đồ ăn chín…

Chi phí bảo quản không cao, thời gian thao tác ngắn. Hơn nữa hút chân không còn loại bớt không khí bên trong thực phẩm nên có tác dụng giảm thể tích tiết kiệm không gian khi vận chuyển hoặc cất giữ. Mỗi loại thực phẩm có thể bảo quản trong một túi riêng ngăn chặn tình trạng ám mùi, nhiễm khuẩn chéo. Các loại hạt khô, gạo có thể hút chân không tạo thành hình khối đẹp mắt.

Kết luận

Mỗi phương pháp bảo quản thực phẩm có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng và mục đích của từng người. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho quý vị trong việc lựa chọn phương pháp bảo quản thích hợp.

Quý vị có nhu cầu tìm mua các thiết bị bảo quản thực phẩm giá tốt, chất lượng, độ bền cao có thể liên hệ tới SGE Việt Nam qua hotline 088 853 1616 hoặc truy cập website https://sgeviet.vn/ nhé!