Phương pháp rèn luyện tài năng cho con

Nói đến tài năng, người ta thường nghĩ đến năng khiếu bẩm sinh mà dường như mọi người đều có từ lúc chào đời. Sự thực là tài năng sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế trong cuộc sống, và việc phát hiện cũng như mài giũa tài năng là điều nên làm. Tuy nhiên, bạn đừng đặt nặng việc tìm kiếm tài năng của mình. Rất nhiều người có cuộc sống hạnh phúc và hoàn toàn có thể học được các kỹ năng mà không cần có năng khiếu đặc biệt nào.

  1. 1

    Trở về với tuổi thơ. Một cách rất hay để đoán biết tài năng tiềm ẩn của bạn là hồi tưởng lại thời thơ ấu và nhớ xem khi còn bé bạn mong muốn điều gì. Thường đó là những kế hoạch bạn đã từng vẽ ra mà không bị giới hạn bởi những điều được cho là “thực tế.”

    • Nỗi lo thất bại là một trong những yếu tố ngăn cản bạn đạt được hoặc phát hiện tài năng của mình. Khi trở về tuổi thơ là bạn đang thoát ra khỏi nỗi lo sợ thất bại hoặc các giới hạn trong tư duy.
    • Nghĩ lại xem thời thơ bé bạn đã từng ao ước làm gì và những việc bạn thích làm khi đó. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ nuôi rồng (rất tiếc!) hoặc làm bất cứ việc gì như thế, nhưng nó có thể mở ra con đường dẫn dắt bạn khám phá tài năng của mình. Ví dụ, nuôi rồng có thể là mơ ước viển vông, nhưng bạn có thể biến mong muốn đó thành việc viết truyện hoặc trở thành người huấn luyện trong “trại luyện rồng” cho thiếu nhi ở địa phương.

  2. 2

    Ngẫm xem bạn thường làm gì đến quên cả thời gian. Một trong những việc mà bạn có thể làm là tập trung vào những việc khiến bạn mải mê đến mức quên hết mọi thứ xung quanh. Hãy nhớ rằng không phải tài năng nào cũng đều dễ nhận thấy. Có thể bạn phải đào sâu hơn một chút vào những thứ mà bạn say mê để tìm ra điều gì đã thôi thúc mình.

    • Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể biến đam mê chơi game thành tài năng. Cho dù không thể xây dựng sự nghiệp của mình bằng những trò chơi game, nhưng bạn vẫn có thể tìm cách sử dụng tài năng đó (bình luận về game trên blog hoặc phát trực tiếp trên Twitch).
    • Suy nghĩ về những câu hỏi như: Những khi ngồi buồn chán ở trường hoặc nơi làm việc, bạn thường tưởng tượng mình đang làm gì? Bạn sẽ làm gì nếu bạn có nguồn tiền vô tận? Nếu không phải đi làm, bạn sẽ dành thời gian trong ngày cho những việc gì? Câu trả lời cho những câu hỏi tương tự có thể giúp bạn khám phá ra những việc bạn làm giỏi và điều gì truyền cảm hứng cho bạn.

  3. 3

    Hỏi những người khác. Đôi khi hỏi người ngoài lại là ý hay nếu bạn chưa nhìn ra được điều gì rõ ràng. Bạn bè và người thân của bạn là những người hiểu rõ bạn và có thể giúp bạn nhận thấy những lĩnh vực mà họ nghĩ rằng bạn tài giỏi.

    • Đôi khi những lĩnh vực mà bạn ước rằng mình tài giỏi lại không phải là lĩnh vực mà người khác nhìn thấy tài năng của bạn. Không sao! Dù bạn không có tài năng bẩm sinh thì cũng không có nghĩa là bạn không thể làm tốt, và dù bạn có năng khiếu nào đó thì cũng không nhất thiết là bạn phải dành cả đời để theo đuổi nó.
    • Ví dụ: Người thân và bạn bè của bạn có thể thấy bạn có tài năng trong lĩnh vực toán học, đặc biệt là trong kế toán và số liệu, nhưng đam mê thực sự của bạn lại là môn thể thao leo núi. Thay vì từ bỏ giấc mơ leo núi, bạn hãy cân nhắc dùng năng lực toán học để kiếm tiền dành cho đam mê của mình.

  4. 4

    Thử trải nghiệm những điều mới mẻ. Bạn cũng nên ra ngoài và thử những điều mới lạ, đặc biệt là khi bạn không chắc mình có tài năng gì. Như vậy bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát hiện ra những lĩnh vực mình thực sự giỏi và những gì đem lại cảm hứng cho bạn.

    • Quan sát và thưởng thức tài năng của những người khác. Trong khi đang tìm kiếm tài năng của mình, bạn hãy nhìn vào tài năng của những người khác. Nghĩ về những người có tài mà bạn biết (có thể bố của bạn là một đầu bếp cừ khôi, hay mẹ của bạn là người biết lắng nghe tuyệt vời) và thưởng thức tài năng của họ.
    • Hãy ra ngoài và hòa nhập với cộng đồng. Đăng ký một lớp học của trường đại học; đến dự những buổi thuyết giảng hoặc giao lưu với tác giả tại thư viện hoặc nhà sách; thử trải nghiệm những hoạt động như nấu nướng, leo núi hoặc huấn luyện ở trường học.

  5. 5

    Tạo không gian riêng. Mặc dù tham khảo ý kiến của người khác là tốt, nhưng đôi khi bạn cần cho bản thân thời gian và không gian để một mình suy ngẫm. Đừng để bị dẫn đắt bởi ý kiến của những người khác.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhiều khi người ta phát hiện ra tài năng của mình từ những khoảnh khắc bất ngờ hoặc không có trong kịch bản đã làm thay đổi cuộc đời họ. Có thể một buổi hòa nhạc nào đó đã khơi gợi lên tình yêu âm nhạc của một người nay đã là nhạc sĩ xuất chúng. Vì thế, khi đứng trước điều gì đó có thể làm thay đổi cuộc đời bạn, hãy ngồi yên tĩnh một mình và nghiền ngẫm về trải nghiệm đó.
    • Hãy trải nghiệm một mình, đặc biệt là những hoạt động mới mẻ. Như vậy bạn sẽ có thời gian để hiểu ra liệu mình có tài năng trong lĩnh vực nào đó mà không lo lắng về việc phải biểu hiện ra sao trước mọi người.

  1. 1

    Rèn luyện tài năng. Tuy rằng năng khiếu là nhân tố quan trọng khi bạn giỏi làm việc gì đó, nhưng thực ra điều quyết định lại là thực hành. Điều này không liên quan đến việc bạn có năng khiếu hay không. Nếu không chịu luyện tập, bạn sẽ không thể làm tốt những việc mà lẽ ra bạn đã có thể rất xuất sắc. Thực tế cho thấy là nhiều người có năng khiếu tự nhiên về lĩnh vực nào đó, nhưng dần dần tài năng của họ bị mai một vì họ cho rằng mình không cần phải rèn luyện.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày để luyện tập. Ví dụ, nếu có khiếu viết lách, mỗi buổi sáng bạn hãy dành ra nửa tiếng dậy sớm để viết. Nếu bạn có tài chơi bóng rổ, hãy ra ngoài và thực hành trên sân tập.
    • Tập trung vào những khía cạnh mà bạn nghĩ mình không giỏi lắm. Ngay cả khi bạn thực sự có tài năng thì điều đó cũng không có nghĩa là bạn sẽ tài giỏi trong mọi khía cạnh của lĩnh vực đó. Ví dụ, có thể bạn giỏi viết những câu thoại nhưng lại gặp khó khăn trong việc sáng tác cốt truyện sao cho chặt chẽ.

  2. 2

    Đẩy lùi tư duy nghĩ tiêu cực. Dù có tài năng hay không, lối suy nghĩ tiêu cực có thể làm thui chột khả năng của bạn nhanh hơn bất cứ thứ gì khác. Tư duy tiêu cực càng lùi xa thì bạn càng dễ dàng khám phá và phát triển tài năng hơn, bởi vì bạn sẽ không liên tục hoài nghi bản thân.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [4] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Nhận biết những kiểu tư duy của bạn. Bước đầu tiên để chống lại các lối suy nghĩ tiêu cực là nhận biết chúng xảy ra khi nào những ý nghĩ đó là gì. Có thể bạn chỉ cho phép những điều tiêu cực xâm nhập vào tâm trí bạn (còn gọi là sàng lọc), hoặc bạn có xu hướng bi kịch hóa mọi thứ. Hãy nhận biết suy nghĩ của bạn về bản thân, về tình huống và về tài năng của bạn (liệu bạn có ngộ nhận về tài năng của mình không?)
    • Kiểm tra suy nghĩ của bản thân hàng ngày. Bạn cần phải cảnh giác với lối suy nghĩ của mình trước khi có thể thay đổi nó. Khi bắt gặp mình đang bi kịch hóa vấn đề (“Có mỗi việc trả sách lại cho thư viện mà mình suốt ngày quên, mình đúng là chẳng làm được gì”), hãy ngừng ngay lại và xác định đó là ý nghĩ tiêu cực.
    • Tập nói những lời độc thoại tích cực hoặc khách quan. Bí quyết ở đây là thay thế lối suy nghĩ tiêu cực bằng lối suy nghĩ tích cực hoặc khách quan. Ví dụ, khi bạn bắt đầu nghĩ rằng mình thất bại vì không chơi được một bản nhạc trên đàn piano, hãy xoay ngược ý nghĩ đó thành “Bản nhạc này khá khó, và mình phải tập luyện nhiều hơn để đạt đến trình độ mong muốn.” Với ý nghĩ như vậy, bạn sẽ không còn có những nhận xét quá khắt khe với mình nữa.

  3. 3

    Hãy bao dung với bản thân và những người khác. Người ta thường có xu hướng không tốt là gắn liền bản thân với tài năng của mình, và khi thất bại, (mà điều này chắc chắn sẽ có lúc xảy ra), họ có cảm giác họ là kẻ thất bại. Để giữ đầu óc tỉnh táo và vui sống, bạn hãy bao dung với bản thân khi đánh giá về khả năng của bạn.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tài năng sẽ giúp bạn có biểu hiện tốt nhất về bất cứ thứ gì và bất cứ lúc nào. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu bạn bao dung với bản thân mình và không nghĩ rằng hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào việc bạn tài giỏi ra sao hoặc có tài như thế nào.
    • Bạn có thể dùng tài năng của mình để làm những việc tử tế. Bạn sẽ có cảm giác thỏa mãn hơn khi tài năng của bạn có ích cho mọi người thay vì chỉ nghĩ xem bản thân sẽ được lợi gì nhờ tài năng đó. Ví dụ, nếu là một nhà văn, bạn có thể viết một truyện ngắn dành tặng cho một người bạn đang ốm để động viên họ.

  4. 4

    Thách thức bản thân. Nhiều người tài giỏi cũng thường xuyên phải đối mặt với một ngưỡng giới hạn. Tài năng của họ đã đưa họ đi xa nhất có thể, và họ cảm thấy không cần phải tiếp tục phát triển tài năng và tiến tới. Tài năng của bạn sẽ không thể tiến xa được nếu bạn cứ quanh quẩn trong vùng an toàn của mình.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thách thức bản thân cũng là một cách hay để giữ thái độ khiêm tốn. Tự hào về những thành quả của mình thì không có gì sai, nhưng thái độ khoe khoang hoặc luôn nghĩ rằng mình không bao giờ mắc lỗi chắc chắn sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh và có thể dẫn bạn đến thất bại.
    • Hãy thách thức bản thân mình vượt qua và cao hơn những gì bạn đã làm được. Bạn đã sử dụng tiếng Anh thành thạo? Hãy thử dịch cuốn sách mà bạn yêu thích sang tiếng Anh, hoặc bắt đầu học ngôn ngữ mới, một thứ tiếng nào đó khó hơn, chẳng hạn như tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật.
    • Mỗi khi bạn cảm thấy mình bị chững lại hoặc đã chinh phục được một vài mặt nào đó trong lĩnh vực mà bạn có tài năng, hãy nâng nó lên một cấp độ mới.

  5. 5

    Trải nghiệm các hoạt động khác. Tập trung vào lĩnh vực tài năng của bản thân (dù đó là nghiên cứu khoa học hay sáng tác nhạc), là điều cực kỳ quan trọng, nhưng bạn cũng đừng quên làm những việc khác bên ngoài tài năng đó để tránh dồn tất cả năng lượng vào một thứ.

    • Hãy làm những việc không nằm trong tài năng của bạn, những việc mà bạn nghĩ mình dở tệ hoặc chỉ đơn giản là những việc bạn cảm thấy thích thú. Như vậy bạn sẽ không giới hạn bản thân mình và sẽ có nhiều trải nghiệm để học hỏi. Ví dụ: nếu tài năng của bạn thuộc lĩnh vực toán học, bạn hãy mở rộng ra lĩnh vực nghệ thuật hoặc đến phòng tập gym và thử tập yoga.
    • Đừng đặt giá trị của bản thân vào tài năng của bạn, và tránh đặt cả cuộc đời mình vào tài năng đó. Bạn có thể giữ động lực và tập trung mà không để cho tài năng chiếm toàn bộ cuộc sống của mình.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Tìm những con đường khác để vận dụng tài năng của bạn. Có những cách vận dụng tài năng rất tuyệt vời mà bạn không ngờ tới, đặc biệt là trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn tìm được nhờ tài năng. Đó có thể là một công việc mà bạn đã tìm được hoặc sáng tạo ra dựa trên thứ mà bạn cảm thấy đang cần.

    • Ví dụ, dù là một ca sĩ được dào tạo bài bản, bạn cũng không nhất thiết phải đi theo con đường hát opera chuyên nghiệp. Bạn có thể dùng khả năng âm nhạc của mình để mở một trại hè ca hát cho trẻ em, hoặc giúp xoa dịu cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
    • Tìm hiểu những nhu cầu nào liên quan đến tài năng của bạn. Bạn có thể khởi nghiệp từ nhu cầu nào đó chưa được đáp ứng. Ví dụ: nếu có tài làm quen với mọi người, bạn có thể mở một doanh nghiệp cugn cấp dịch vụ kết nối mọi người trong cộng đồng.

  2. 2

    Tìm cách kết hợp tài năng với nghề nghiệp. Bạn không nhất định phải chọn nghề nghiệp nằm hoàn toàn trong tài năng của mình, nhưng không có gì ngăn cản bạn kết hợp tài năng với công việc. Thực tế là điều này sẽ giúp bạn duy trì nhiệt huyết khi làm việc.

    • Ví dụ, nếu bạn yêu thích tạo các tác phẩm nghệ thuật và đang làm việc ở quán cà phê, hãy nghĩ đến việc vẽ các bảng trang trí trong quán hoặc biến đam mê của bạn thành những hình nghệ thuật trên tách cà phê.
    • Ngừng lại và ngẫm nghĩ xem tài năng của bạn có thể đem lại lợi ích cho nơi làm việc như thế nào. Bạn phải làm gì để đưa ra được giải pháp mới lạ hoặc sáng tạo để giải quyết một vấn đề?

  3. 3

    Sử dụng tài năng trong một hoạt động nào đó ngoài công việc. Nếu không thể nghĩ ra cách nào để sử dụng tài năng trong công việc, bạn hãy tìm những con đường khác để theo đuổi tài năng của mình trong thời gian rảnh rỗi. Có rất nhiều cách mà bạn có thể tận hưởng tài năng của mình và khiến những người khác cũng thích thú với tài năng của bạn.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cân nhắc tạo một video hoặc viết blog về tài năng của bạn. Ví dụ, bạn có thể dùng kỹ năng ngôn ngữ của mình để giúp những người khác học tiếng Anh.
    • Tìm những người có tài năng trong cùng lĩnh vực với bạn và làm việc với họ trên mạng hoặc gặp gỡ ngoài đời. Đây cũng là một cách tuyệt vời để bạn giữ tính khiêm tốn về các kỹ năng của mình mà còn rất thú vị. Họ sẽ cùng bạn chia sẻ đam mê và giúp bạn làm việc ngày càng tốt hơn.

  4. 4

    Giúp đỡ cộng đồng. Vận dụng tài năng của bạn để xây dựng cộng đồng và hỗ trợ mọi người. Hãy nghĩ đến những người đã giúp đỡ bạn trên con đường thành công và cố gắng làm điều tương tự cho những khác.

    • Dạy toán miễn phí cho trẻ em nghèo trong cộng đồng nếu chuyên môn của bạn là toán học. Tham gia hoặc tổ chức một trại diễn kịch nếu bạn có tài diễn xuất. Dạy cho các gia đình trong cộng đồng về cách làm vườn hoặc sửa chữa đồ đạc, v.v... Bạn có thể tìm được vô sô cách để đền đáp cho cộng đồng.
    • Nhận làm người hướng dẫn trong lĩnh vực của bạn. Ví dụ, nếu đã là giáo sư, bạn hãy nhận hướng dẫn sinh viên sắp thi tốt nghiệp và giúp họ nhận biết tài năng của họ!

  • Đừng bao giờ ngừng học hỏi hoặc khám phá mỗi khi bạn vấp phải khó khăn. Nếu cứ như vậy thì bạn sẽ không bao giờ tiến xa được.
  • Thứ gì ban đầu tưởng như khó học sẽ trở nên dễ dàng một khi bạn đã học được.

  • Cố gắng không chỉ tập trung vào khía cạnh tiền bạc của tài năng. Phải, chúng ta ai cũng cần tiền, nhưng nếu chỉ chú trọng đến việc kiếm tiền bằng tài năng của mình, dần dần bạn sẽ chán ghét nó vì bạn không còn làm việc bằng sự đam mê như lúc ban đầu.
  • Khả năng giúp đỡ mọi người và có trái tim nhân hậu cũng chính là tài năng.
  • Đừng nghĩ rằng tài năng chỉ liên quan đến những lĩnh vực đặc thù như hội họa, viết lách hoặc nhảy múa. Tài năng có thể mơ hồ như “tài năng lắng nghe người khác” hoặc “tài năng kết nối với mọi người”. Những tài năng này cũng có giá trị như những tài năng đặc biệt và còn dễ kết hợp trong công việc hơn nhiều.

Cùng viết bởi:

Huấn luyện viên cuộc sống

Bài viết này đã được cùng viết bởi Tracey Rogers, MA. Tracey L. Rogers là huấn luyện viên cuộc sống và nhà chiêm tinh học sống tại khu vực trung tâm Washington, DC. Tracey có hơn 10 năm kinh nghiệm huấn luyện cuộc sống và chiêm tinh. Công việc của cô đã được đăng trên đài phát thanh toàn quốc, cũng như trên các nền tảng trực tuyến như Oprah.com. Cô được chứng nhận bởi Viện Life Purpose và có bằng MA về Giáo dục Quốc tế của Đại học George Washington. Bài viết này đã được xem 3.627 lần.

Chuyên mục: Phát triển cá nhân

Trang này đã được đọc 3.627 lần.